Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Lá thư từ chiến trường


Những lá thư của Trung sỹ Flaherty
Những lời nhắn gửi của Flaherty sau hơn 40 năm mới đến được gia đình ông

“Nếu bố gọi điện, mẹ hãy nói với bố rằng con đã cận kề với cái chết nhưng con không sao. Con thật sự đã may mắn. Con sẽ sớm viết cho mẹ nữa.” Những dòng chữ xúc động này không bao giờ đến được với mẹ của Trung sỹ Steve Flaherty.
Người trung sỹ này đã bỏ mình trong chiến sự ở Việt Nam vào năm 1969 trước khi gửi về nhà những lá thư mà ông đang mang trên mình, trong đó có một bức thư mà có thể ông đang viết dở giữa chừng thì tử trận.
Những lá thư của ông đã bị quân đội Việt Nam thu giữ sau khi ông qua đời, các quan chức Mỹ cho biết trong buổi công bố những lá thư này hôm thứ Hai ngày 4/6. Những lá thư này kể lại sự tàn khốc và kiệt quệ của cuộc chiến. Chúng đã được phía Việt Nam dùng để trao đổi tập nhật ký được quân Mỹ tìm thấy trên thi thể của một người lính Việt Nam tử trận. Chúng đã được bàn giao cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta – người vừa kết thúc chuyến thăm đến Việt Nam. Những lá thư của Flaherty sẽ được trao lại cho gia đình ông ở tiểu bang South Carolina, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Panetta và người đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang Thanh đã trao đổi những kỷ vật chiến tranh này trong một buổi lễ mà phía Việt Nam cũng đồng ý mở cửa thêm ba khu vực nữa để Mỹ có thể tìm kiếm xương cốt của những binh sỹ đã tử trận.
"Anh cảm thấy những viên đạn bay ngang qua người. Trong đời anh chưa bao giờ thấy sợ đến thế." Thư gửi Betty của Trung sỹ Flaherty.
Đất đai có chứa nhiều acid ở Việt Nam làm xương cốt bào mòn nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp các thi thể không còn gì ngoài hàm răng để nhận diện.

Ký ức hiện về
Những ký ức về cuộc chiến ở Việt Nam đã dần phai mờ trong tâm trí của nhiều người Mỹ và giờ đây cuộc chiến chỉ còn là những nội dung trong sách giáo khoa.
Nhưng ký ức này bỗng hiện về thật sống động qua những trang thư của Trung sỹ Flaherty với những lời kể đầy xúc động về nỗi sợ cũng như lòng quyết tâm của ông.
Những bức thư của ông được đề địa chỉ gửi đến là Columbia, South Carolina, quê nhà của mẹ ông, và hai người phụ nữ khác chỉ được ghi tên là bà Wyatt và Betty.
“Anh cảm thấy những viên đạn bay ngang qua người,” Flaherty viết trong bức thư gửi cho Betty, “Trong đời anh chưa bao giờ thấy sợ đến thế.”
“Bọn anh có rất nhiều người chết và bị thương,” ông viết, “Bọn anh đã kéo những thi thể và những người bị thương nhiều đến mức mà anh không thể quên được.”
"Đây là một cuộc chiến bẩn thỉu và tàn bạo nhưng tôi tin chắc rằng mọi người sẽ hiểu mục đích của cuộc chiến mặc dù nhiều người trong chúng ta có thể không đồng ý." Thư gửi bà Wyatt của Trung sỹ Flaherty.
“Cảm ơn tấm thiệp đáng yêu của em. Nó làm dịu đi một ngày dài đau khổ của anh nhưng anh không nghĩ rằng anh có thể quên được cuộc chiến đẫm máu mà bọn anh đang trải qua.”
“Súng phóng lựu và súng máy thật sự đã xé toạc ba lô của anh,” ông viết.
Cho đến năm 1969, cuộc chiến ở Việt Nam đã gây chia rẽ nghiêm trọng trong dư luận Mỹ, nhưng Flaherty nói với bà Wyatt rằng ông vẫn giữ niềm tin vào cuộc chiến.
“Đây là một cuộc chiến bẩn thỉu và tàn bạo nhưng tôi tin chắc rằng mọi người sẽ hiểu mục đích của cuộc chiến mặc dù nhiều người trong chúng ta có thể không đồng ý,” ông biên trong lá thư gửi bà Wyatt.
Trong một đoạn khác trong lá thư gửi mẹ, Flaherty trấn an mẹ rằng ông sẽ tìm cách nghỉ ngơi. “Con chắc chắn phải nghỉ ngơi,” ông viết, “Con không cần biết là ở đâu miễn là con được nghỉ ngơi – điều mà con hiện đang rất cần. Con sẽ cho mẹ biết ngày chính xác.”
Flaherty chỉ mới 22 tuổi khi ông tử trận vào tháng Ba năm 1969. Thi thể ông được đưa về Mỹ chôn cất. Ông thiệt mạng ở bắc phần của miền Nam Việt Nam.

Hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ-Việt trao đổi kỷ vật chiến tranh
Quân đội Mỹ-Việt tiến gần nhau hơn qua sự trao đổi kỷ vật chiến tranh

Những dòng thư của ông cho thấy ông đã chứng kiến những trận chiến rất khốc liệt.
“Trung đội của con lúc đầu có 35 người nhưng chỉ còn lại 19 người khi chiến sự kết thúc,” ông kể với mẹ, “Chúng con đã mất chỉ huy trung đội và toàn bộ tiểu đội”.
“Những người lính của quân đội Bắc Việt đã chiến đấu đến chết và một người vụng về thậm chí còn bị mắc kẹt và khi chúng con đến gần anh ta đã làm nổ tung thân mình và giết chết hai người của bọn con.”
Gia đình lên tiếng
Các quan chức Mỹ cho biết phía Việt Nam đã đọc một số đoạn trong các bức thư của Flaherty trong các buổi phát sóng tuyên truyền trong suốt cuộc chiến.
"Trung đội của con lúc đầu có 35 người nhưng chỉ còn lại 19 người khi chiến sự kết thúc. Chúng con đã mất chỉ huy trung đội và toàn bộ tiểu đội." Thư gửi mẹ của Trung sỹ Flaherty.
Đây là lần đầu tiên quân đội hai nước trao đổi các kỷ vật chiến tranh, các quan chức Mỹ cho biết. Đại tá Nguyễn Phú Đạt của quân đội Việt Nam đã gìn giữ những bức thư của Flaherty và hồi tháng Tám năm ngoái ông này đã đề cập đến những bức thư này trong một bài viết đăng trên mạng.
Hồi đầu năm, Robert Destatte, một quan chức Bộ Quốc phòng làm việc trong chương tình Pow/Mia đã nghỉ hưu, đã phát hiện được bài viết của ông Đạt. Sau đó Lầu Năm Góc đã bắt đầu các công việc để đưa các lá thư này trở về với gia đình của Flaherty.
Martha Gibbons, chị dâu của Flaherty năm nay đã 73 tuổi và hiện đang cư trú ở Irmo, tiểu bang South Carolina, nói bà được biết về những lá thứ này khoảng sáu tuần trước.
Theo lời bà thì chồng bà gặp Flaherty khi ông còn là một cậu bé 6 tuổi sống ở một trại mồ côi của người Nhật. Chồng bà khi đó đã thuyết phục mẹ nhận nuôi cậu bé này.
Flaherty lớn lên trở thành một thanh niên cường tráng được mọi người yêu mến. Anh đã bỏ học giữa chừng ở đại học để nhập ngũ mặc dù anh nhận được học bổng trong môn bóng chày.

Nhật ký Vũ Đình Đoàn được Mỹ trao trả cho Việt Nam
Rất nhiều người của cả hai phía Mỹ - Việt đã
 tử trận khi còn nhiều hoài bão phía trước

“Nó quyết định nhập ngũ và lên đường đến Việt Nam để chiến đấu cho đất nước và nó đã không thể quay về,” Kenneth L. Cannon, 80 tuổi, chú của Flaherty hiện đang cư trú ở Prosperity, tiểu bang South Carolina, cho biết.
“Thật khó mà chấp nhận sự thật như thế. Rất khó,” ông nói.
Theo lời ông Cannon thì gia đình được cho biết Flaherty đang ở trên một cánh đồng và ông đang nghỉ ngơi để ăn trưa hay viết thư gì đấy.
“Cậu ấy chưa bao giờ kể cho chúng tôi là cậu ấy sợ như thế nào,” người chị dâu Gibbons cho biết, “Cậu ấy đang đối mặt với hiểm nguy. Chúng tôi biết rằng tình hình rất xấu. Nhưng chúng tôi không biết xấu đến mức nào.”
Bà nói bà rất xúc động khi những bức thư được tiết lộ. “Tôi lại có một buổi sáng đầy xúc cảm. Nhưng lần này đó là một cảm xúc tuyệt vời,” bà thổ lộ. “Điều này tốt cho cả hai đất nước. Tốt cho tất cả những người lính đã ngã xuống vì cả hai đất nước,” bà nói thêm.
"Những người lính của quân đội Bắc Việt đã chiến đấu đến chết và một người vụng về thậm chí còn bị mắc kẹt và khi chúng con đến gần anh ta đã làm nổ tung thân mình và giết chết hai người của bọn con." Thư gửi mẹ của Trung sỹ Flaherty.
Bà cho biết gia đình sẽ gìn giữ những bức thư cùng với các huy chương, sổ tay và cờ của Flaherty.

Quyển nhật ký nhỏ
Các quan chức quốc phòng Mỹ nghiên cứu những giấy tờ được phía Việt Nam trao cho ông Panetta cho biết có cả thảy ba nhóm thư, trong đó có bốn lá thư do Flaherty viết. Hiện vẫn chưa rõ có tất cả bao nhiêu lá thư của lính Mỹ được trao trả.
Còn quyển nhật ký nhỏ mà phía Mỹ giao lại cho Việt Nam là thuộc về Vũ Đình Đoàn, một người lính tử trận trong một trận đấu súng máy, theo các quan chức Lầu Năm Góc.
Họ cho biết một lính thủy quân lục chiến của họ có tên là Robert Frazure ở tiểu bang Washington đã nhìn thấy quyển nhật ký này – với một tấm ảnh và một ít tiền bên trong – trên ngực của một người lính đã chết và đã lấy đem về Mỹ.
Quyển nhật ký có bìa màu hạt dẻ này đã được đưa ra ánh sáng hồi đầu năm khi chị một người bạn của Frazure có tên là Marge Scooter đang nghiên cứu về một cuốn sách và Frazure nhờ bà giúp trao trả lại cuốn nhật ký.
Bà Scooter sau đó đã đem cuốn nhật ký này đến một chương trình truyền hình của Đài PBS có tên là ‘Thám tử lịch sử’.
Chương trình này sau đó đã nhờ Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao hồi trả lại cuốn nhật ký cho Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét