Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

(1) CUỘC KHỦNG HOẢNG CHÂU ÂU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM


Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 17/6/2012
TTXVN (Angiê 14/6)
Khi châu Âu làm cả thế gii lo ngại
Cuộc khủng hoảng đồng euro, theo bà Sylvie Matelly, Giám đốc nghiên cứu thuộc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), cho thấy mọi kẽ hở về chính trị trong công cuộc xây dựng châu Âu và những nguy cơ nảy sinh từ một khu vực tiền tệ không tối ưu, nhưng trước đây không được tính tới. Cho dù được các nhà lãnh đạo châu Âu, các quốc gia và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng từ ba năm nay, các biện pháp vẫn bị phê phán vì chúng quá muộn và không đủ.

Nếu như cách đây 9 năm, không nước nào để ý đến tình hình châu Âu, thì hiện nay điều đáng ngạc nhiên, như chuyên gia Sylvie Matelly phân tích trên tạp chí “Affaires Stratégiques”, có thể là mối quan tâm của các nước khác trên thế giới đối với cuộc khủng hoảng này. Tổng thống Mỹ khi vừa đắc cử liền đi thăm châu Á rồi sau đó mới đến các nước châu Âu. Bây giờ đến cả tổng thống Braxin cũng nói về khủng hoảang châu Âu và mong muốn các nước châu lục này áp dụng các biện pháp cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng cho thấy chỉ có các thị trường tài chính từ nhiều năm nay đã nhận thấy sự tiến triển này: khu vực đồng euro trở thành một tác nhân hệ thống, nghĩa là một tác nhân trung tâm của hệ thống kinh tế thế giới, giống như Mỹ và có thể còn hơn cả Trung Quốc (tương lai sẽ khẳng định nước này có bị khủng hoảng tài chính như một số nhà quan sát dự báo hay không). Điều đó có nghĩa là nếu châu Âu sụp đổ, cả thế giới sẽ gánh chịu hậu quả. Việc các thị trường tài chính ý thức được điều đó cho thấy một phần tại sao cuộc khủng hoảng nợ công ở một nước, dù chỉ thuộc hạng thứ yếu trong khu vực đồng euro, dẫn tới tình hình bùng nổ ở châu Âu và gây ra biết bao phản ứng trên thế giới.

Làm sao khu vực đồng euro chỉ trong vài năm lại trở thành một tác nhân hệ thống trong khi Liên minh châu Âu, mặc dù trải qua nhiều thập kỷ xây dựng, không được như vậy? Theo bà Sylvie Matelly, có nhiều yếu tố để giải thích điều đó.
Thứ nhất, có thế kể ra vai trò ngày càng lớn của đồng euro ở cấp độ quốc tế. Đối với nhiều nước, trước hết là Nga và Trung Quốc, việc phát hành đồng euro được xem như một cơ hội để đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối cho đến lúc đó chủ yếu bao gồm đồng USD, một ít vàng và đồng yên Nhật (thậm chí cả đồng mác Đức vào một thời điểm nào đó). Tình hình tiến triển tương đối chậm, nhưng không phải vì thế mà không mang nhiều ý nghĩa. Đa số Ngân hàng trung ương của phần lón các nước trên thế giới giữ tài sản bằng đồng euro vốn có xu hướng tăng thêm giá trị trong những năm gần đây nhờ đồng tiền này được đánh giá tương đối cao so với đồng USD.
Thứ hai, khu vực đồng euro làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước châu Âu và nguy cơ xảy ra hiệu ứng đôminô, thậm chí ở ngay trong lòng khu vực. Khu vực này vẫn ỉlà một pháo đài tương đối ít cởi mở đối với các nước khác trên thế giới, mà gần giống một vùng kinh tế tự chủ trong đó người tiêu dùng ở các nước Nam là chính trong khi các cơ sở công nghiệp tập trung ở các nước Bắc. Trong một nước, chẳng hạn như Pháp, tình trạng đó gây ra hậu quả tương đối hạn chế: nền kinh tế ở miền Nam thích ứng với sự phát triển du lịch và dân số già đi. Các kỹ sư thuộc vùng Midi đến định cư ở Toulouse, Nantes hay Pari do không tìm được việc làm ở vùng duyên hải. Thông qua chính sách ngân sách, hoạch định lãnh thổ hay các chính sách khác, Nhà nước tiến hành những chuyển dịch cần thiết nhằm cân bằng những sự khác biệt đó. Không ai thấy khó chịu khi thấy vùng này được hưởng nhiều dịch vụ xã hội hơn vùng khác và có những vùng tài trợ mô hình xã hội cao hơn mức trung bình.
Ở quy mô châu Âu, tái cân bằng như vậy không thể thực hiện được như thể lòng yêu nước nào đó (thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc” có lẽ là rõ ràng hơn, nhưng trong trường hợp châu Âu có thể dẫn đến cách hiểu gây tranh cãi và gây sốc) vẫn đang tiếp tục chi phối mối quan hệ giữa các nước, hay không ai hoàn toàn chấp nhận công cuộc xây dựng châu Âu thành một khu vực hòa bình và thịnh vưọng sau khi đã “tẩy rửa những niềm tự hào dân tộc”. Thật khó để trả giá hộ các nước thuộc “Câu lạc bộ Địa Trung Hải” sau khi đã phải nỗ lực và hy sinh để khôi phục nền kinh tế, làm cho nó có sức cạnh tranh mạnh hơn và thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa hơn. Trong khu vực đồng euro không phải chỉ có Đức mới có quan niệm như vậy… Tuy nhiên, vận mệnh của các nước châu Âu gắn kết họ với nhau và họ không còn sự lựa chọn nào khác.
Đồng thời, cho dù tương đối tập trung vào châu lục, song nền kinh tế châu Âu không phải vì thể mà trở thành một thị trường kém quan trọng đối với các nước bên ngoài. Châu Âu là khách hàng số một của Trung Quốc, Ấn Độ hay Nga hiện nay, và là một đối tác hàng đầu của Mỹ. Từ quan điểm đó có thể nói rằng nền kinh tế trong khu vực đồng euro chững lại có thể khiến các nước này lo ngại và tác động xấu đến thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế thế giới. Chủ tịch Hội đồng kinh tế Nhà Trắng, Alan Kryeger, cho rằng cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro có nguy cơ tác động đến tăng trưởng kinh tế Mỹ. Các nước mới trỗi dậy cũng sợ sóng xung kích từ châu Âu lan đến mình.
Ông Jérôme Creel, giáo sư kinh tế thuộc trường Đại học Thương mại Pari (ESCP Europe), một mặt cho rằng không hoàn toàn như vậy, mặt khác thừa nhận những tuyên bố như trên nhằm mục đích duy trì sức ép đối với châu Âu, từ đó có lợi cho các nước khác. Theo ông, tăng trưởng thế giới không phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ở châu Âu vì cuộc khủng hoảng tài chính làm thay đổi địa kinh tế một cách sâu sắc khi khẳng định vị trí quan trọng của châu Á. Quả thực là Trung Quốc cần có nhiều trang thiết bị của Đức, và các doanh nghiệp nước này ngày càng muốn đưa sản xuất sang Trung Quốc để tiếp cận khách hàng của mình tốt hơn. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng của châu Âu, đồng thòi làm giảm tác động đến tăng trưởng của các nước khác.
Một yếu tố khác giúp khu vực đồng euro có được tầm cỡ hệ thống là tính tự chủ tương đối của nó xuất phát từ vai trò và sự can dự của các ngân hàng châu Âu. Trong thời gian đầu diễn ra cuộc khủng hoảng năm 2009, người ta nhanh chóng tìm ra thủ phạm: đó là một ngân hàng lớn của Mỹ đã sử dụng kỹ thuật tài chính phức tạp để cài bẫy một Chính phủ Hy Lạp tham nhũng và tiêu hoang. Rồi dần dần các ngân hàng châu Âu trở nên sơ hở hơn người ta tưởng. Hậu quả trực tiếp là một nước không có khả năng thanh toán một phần hay toàn phần sẽ gây ra thiệt hại khổng lồ đối với các thể chế tài chính châu Âu.
Tình trạng đó có thể gây ra một cuộc khủng hoảng mới trong hệ thống tài chính thế giới với 8/10 thể chế hàng đầu được quốc tế hóa rộng rãi nhất thuộc về châu Âu (theo kết quả xếp hạng cho năm 2009 được tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển [UNCTAP] công bố năm 2010, trong đó có BNP Paribas, Allianz Generali, Société Générale, Unicredito Italiano, HSBC, Axa và Deutsche Bank). Các ngân hàng châu Âu cũng nhờ thị trường duy nhất với đồng tiền duy nhất (thậm chí cả một hệ thống luật pháp không đủ sức kiểm soát) mà trở thành các tác nhân hệ thống “quá lớn” để được thừa nhận là “không thể đổ vỡ được”.
Là một tác nhân hệ thống dẫu sao vẫn gây ra hậu quả chính trị cơ bản. Vai trò đó dẫn đến một số trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm chính trị, dù cái giá phải trả là như thế nào, phải cứu nền kinh tế và các tác nhân kinh tế thuộc khu vực đồng euro. Chuyên gia Syivie Matelly đưa ra ba giải pháp có thể giúp châu Âu thoát khỏi khủng hoảng.
Nhận thức và tình đoàn kết kinh tế phải là việc của tất cả các nước thành viên. Các nước này phải chấp nhận trong một nền kinh tế nào đó, chuyển dịch là điều thiết yếu để tránh gây mất cân bằng (nếu không phải tính tới khả năng đầu tư vào sản xuất cho phép các nền kinh tế kém phát triển nhất châu Âu đuổi kịp và nâng cao tính cạnh tranh của mình).
Một số ý kiến khác cho rằng cần chấp nhận siết chặt ngân sách hơn nữa: trong một khu vực đồng tiền chung như vậy, không thể hành xử như một đứa trẻ được nuông chiều tiêu không tính toán (mà không nghĩ xem sẽ thu được gì) đồng tiền không phải của mình. Không thể để các nước khác cạnh tranh với mình thông qua các chính sách thuế hay kinh tế khác. Cũng không thể phung phí nguồn tài chính có hạn để phát triển các hệ thống phòng thủ (trang thiết bị và công nghệ) mang tính cạnh tranh kể cả khi hệ thống này được dùng để chống các mối đe dọa tương ứng. Cũng cần tạo cho ngân hàng trung ương của vùng nào đó phương tiện để thực hiện chính sách tiền tệ “hoàn chỉnh”, để trở thành một khâu vững chắc và có tính quyết định đối với hoạt động kinh tế và tài chính, và bảo đảm cho ổn định và độ tin cậy của khu vực đồng tiền chung.
Ông Jérôme Creel, đồng thời là Phó Giám đốc Bộ phận nghiên cứu thuộc Cơ quan dự báo kinh tế Pháp (OFCE), đồng tình với giải pháp trên vì cách giải quyết không dứt điểm của châu Âu gây thêm căng thẳng về món nợ khiến chính sách siết chặt ngân sách trở nên cấp thiết hơn. Hạn chế ngân sách, kể cả ở Đức, gây tác hại đáng kể trước hết đến tăng trưởng của châu Âu, sau đó đến các đối tác ở châu Á, châu Mỹ hay các nơi khác. Do tình trạng lây lan đó, Đức mất ít nhất một điểm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội trong hai năm 2011 và 2012, từ đó phải giảm cầu về hàng tiêu dùng nhập khẩu khiến các đối tác ở trong và ngoài khu vực đồng euro lo ngại. Đối với Pháp, Italia và Tây Ban Nha cũng như vậy: tăng trưởng chững lại gây nghi ngại đối với khả năng thực hiện cam kết của các nền kinh tế này. Nếu không có người vay, độ bất ổn tài chính sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với thông báo cắt giảm ngân sách các loại, bởi lẽ lòng tin của thị trường bị phá vỡ. Lúc đó châu Âu sẽ như rắn không đầu. Tình hình bất ổn đó có thể lan sang các nền kinh tế khác. Điều đó giải thích tại sao Mỹ đưa ra nhũng tuyên bố lo ngại như đã nói ở trên.
Các nước châu Âu, theo bà Sylvie Matelly, cũng phải chấp nhận minh bạch hơn và hội nhập sâu rộng hơn: công cuộc xây dựng châu Âu về chính trị lúc này là tối cần thiết. Muốn vậy, các nước phải chấp nhận thiệt thòi lớn hơn về chủ quyền, còn công dân các nước phải chấp nhận trở thành công dân châu Âu. Điều đó không phải là dễ (một số nước thậm chí nói rằng không thể), nhưng hội nhập chính trị lúc này là giải pháp cho khủng hoảng, còn hơn cả giải pháp phá vỡ khu vực đồng euro hay đưa một số nước ra khỏi tổ chức này.
Vật vã, nhưng sẽ không chết
Theo đánh giá của nhà phân tích kinh tế Eric Le Boucher trên tạp chí “Statafrik”, châu Âu vẫn còn giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng, khu vực đồng euro sẽ tiếp tục vùng vẫy trong vũng bùn, nhưng không bị chìm xuống. Cho dù một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, bị công ty xếp hạng tín đụng Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm, nhưng việc đó cũng không giải quyết được gì.
Kịch bản châu Âu năm 2012 hiện ra đúng như một số nhà kinh tế dự báo: thoát được ra là tốt rồi. Trong báo cáo “Triển vọng kinh tế”, Tổ chức họp tác và phát triển kinh tế (OECD) diễn giải cụm từ trên là “kịch bản của những biện pháp nửa vời”, nghĩa là nói cùng một sự việc đó, nhưng bằng cách khác.
Thủ tướng Italia, Mario Monti, dường như đã thuyết phục được Thủ tướng Đức, Angela Merkel, tăng cường quỹ cứu trợ khu vực đồng euro với tên gọi chính thức là Cơ chế ổn định châu Âu (MES), một cái tên nói lên nhiều điều… Việc tăng cường là tối cần thiết để trấn an các thị trường tài chính về sức mạnh của biện pháp chữa cháy. Thủ tướng Merkel hiểu ra vấn đề và thậm chí bà còn cho thấy mình đã đồng ý để thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực đồng euro. Dĩ nhiên bà nói ra điều đó “với tư cách cá nhân”. Điều này là quá dễ hiểu vì bà Merkel còn phải thuyết phục Quốc hội Đức.
Nhưng những tuyên bố của Thủ tướng Angela Merkel cho thấy đường lối của Đức đã có sự chuyển hướng cơ bản. Nước này hiểu ra rằng chỉ một mình mình thắt lưng buộc bụng là không đủ, mà cũng phải hỗ trợ hoạt động của tất cả các nước châu Âu khác.
Tại sao Béclin thay đổi lập trường như vậy? Đó là do rạn nứt ngày càng sâu giữa các nước Bắc Âu và các nước Nam Âu. Suy thoái lan rộng bất kể các nước nạn nhân là ai: tỷ lệ tăng trưởng là -3% ở Hy Lạp, -3,2% ở Bồ Đào Nha, -0.5% ở Itaiia, trong khi ở Đức là +0,6% (sau khi tăng +3% vào năm 2011) và +0,3% ở Hà Lan. Pháp đang dao động giữa hai tiểu vùng này.
Nhưng theo ông Merryl Lynch, nhà kinh tế trưởng ở châu Âu của Bank of America, con số về nạn thất nghiệp nói lên nhiều điều hơn: tình hình việc làm được cải thiện hơn so với thời kỳ đầu khủng hoảng ở Áo, Đức, Phần Lan, Bỉ và Hà Lan trong khi công ăn việc làm suy sụp ở miền Nam châu Âu. Như vậy hỗ trợ hoạt động kinh tế có thể được thực hiện dưới hình thức nào? Pháp và Đức thấy có thể có ba giải pháp: hài hòa các chính sách việc làm, sử dụng quỹ cơ cấu “hiện nay không được sử dụng đúng mục đích” và tài trợ các dự án hạ tầng châu Âu.
Tất cả tuy vẫn lình xình, nhưng cộng với các quy định tài chính mới nghiêm ngặt hơn, các biện pháp trên vẫn có thể cho phép tiến thêm một bước nhỏ theo hướng có lợi.
Nhưng làm thế nào đế thúc đấy nhanh? Phải làm gì khác nữa để giải quyết vấn đề khác biệt trong nội bộ châu Âu? Câu trả lời, theo chuyên gia Eric Le Boucher, là rất phức tạp.
Áp đặt một kế hoạch thắt lưng buộc bụng ngặt nghèo, xóa bỏ một số vị trí viên chức, cắt 40% thu nhập của viên chức, buộc Hy Lạp phải đóng thuế, xây dựng chính quyền… Tất cả các biện pháp đó đều sẽ dẫn đến thất nghiệp, không hiểu nhau, bực tức. Các cuộc tranh luận vẫn đang tiếp diễn về trách nhiệm, kế hoạch thắt lưng buộc bụng, giải pháp thay thế, kể cả giả thiết ra khỏi khu vực đồng euro. Ba vấn đề được đặt ra: trái phiếu châu Âu, chế độ liên bang tài chính và phối hợp chặt chẽ hơn về kinh tế.
Về trái phiếu châu Âu, không có ví dụ nào trong lịch sử về việc thành lập một chủ thể chính trị mà không đồng thời lập ra một công cụ tài chính thích hợp. Loại trái phiếu này sẽ cho phép 17 nước thành viên khu vực đồng euro cùng nhau kiểm soát và chia sẻ món nợ của mình. Điều đó cũng có nghĩa là trái phiếu châu Âu phải được thiết kế làm sao để có thể được chia sẻ giữa các nước thành viên khu vực này. Muốn phát hành loại trái phiếu này cần phải có các ngân hàng xuyên châu Âu và cơ chế giám sát chung. Vấn đề là các ngân hàng mang tính chất quốc tế khi còn hoạt động, nhưng chỉ còn tính chất quốc gia khi ngừng hoạt động.
Phối hợp kinh tế là một thứ rất khó định hình. Phối họp về cái gì đây? Có nhiều vấn đề được đề cập đến. Trước hết là lạm phát. Sự khác biệt về giá giữa các bang của Mỹ không vượt quá 8% trong khi ở châu Âu lên tới 26% giữa Hy Lạp và Đức, 16% ở Tây Ban Nha, 14% ở Ai Len và 12% ở Bồ Đào Nha. Hậu quả là phải làm sao để tiền lương không được chênh lệch nhau quá. Người ta cũng nhận thấy rằng khu vực đồng euro cần phải có giám sát về tiền lương, nói cách khác là phải có sự hài hòa mang tính xã hội.
Về Hy Lạp, mục tiêu trở lại với mức nợ tương ứng với 120% Tổng sản phẩm quốc nội, là tốt. Không ai phản đối phần này trong kế hoạch. Nhưng để làm được điều đó, phải yêu cầu các ngân hàng xóa bỏ 50% món nợ của Hy Lạp. Đồng thời, để củng cố các ngân hàng trước cú sốc đó, người ta yêu cầu các ngân hàng này tăng thêm 9% số vốn tự có của mình. Đối với nhiều nhà kinh tế học, hậu quả sẽ là đẩy các ngân hàng đến chỗ phải cắt xén tín dụng để có được tỷ lệ tăng vốn đó. Tăng trưởng, vốn đã yếu, sẽ không chịu nổi tác động đó. Một điểm yếu khác của kế hoạch này liên quan đến Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF). Vì Đức và ECB phong tỏa việc ECB mua lại ồ ạt và không giới hạn các khoản vay của các nước nợ chồng chất, với lý do (cho dù có chính đáng hay không) là điều đó trái ngược với quy chế của ngân hàng Francfort, nên các nhà lãnh đạo phải vẽ ra một giải pháp khác là cơ chế bảo đảm đối với các nước nắm giữ trái phiếu công.
Còn sự can thiệp của Trung Quốc làm dấy lên vấn đề phụ thuộc vào Bắc Kinh. Mối nghi ngờ về tăng trưởng khiến thị trường e ngại. Các thị trường chứng khoán trồi lên rồi lại thụt xuống. Thị trường trái phiếu không bao giờ chấp nhận thỏa thuận Brúcxen như một yếu tố tích cực. Minh chứng hùng hồn nhất là tỷ lệ vay vốn của Nhà nước Italia vẫn cao hơn 6%.
Đồng thời, một tin vui kinh tế đến từ Mỹ: nền kinh tế nước này dường như được củng cố vững chắc hơn một chút. Suy thoái dường như đã bị đẩy lùi. Nhưng làm sao để chọn lựa giữa hai khuynh hướng, một xấu ở châu Âu và một tốt ở Mỹ? Tóm lại, tương lai không có gì sáng lạn, nhưng cũng không tồi tệ lắm. Song đường đi còn rất dài và một điều chắc chắn là tương lai vẫn còn không chắc chắn.
.....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét