Giangle
Cách đây hơn 10 năm khi lần đầu tiên được học mô hình IS-LM tôi có hỏi thầy giáo rằng tại sao trong khi các nước ĐNA đang bị khủng hoảng mà IMF lại buộc họ phải thắt chặt tiền tệ và tài khoá, đồng nghĩa với việc shift cả 2 đường IS và LM sang trái. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì sách giáo khoa macro khuyến cáo, i.e. phải nới lỏng tiền tệ và tài khoá khi kinh tế suy thoái. Lúc đó thầy giáo của tôi giải thích rằng đành rằng sách nói như vậy nhưng vì các nước ĐNA phụ thuộc vào dòng vốn của foreign investors nên "thắt lưng buộc bụng" là cách để lấy lại "confidence" của investors. Hơn nữa đó là "cây gậy" của IMF đổi lại "củ cà rốt" là những gói cứu trợ.
Thời điểm đó thuật ngữ "austerity" chưa phổ biến và tôi cũng chưa đủ trình độ để phân biệt thế nào là Keynesian, thế nào là neo-classical economics. Thế rồi lời giải thích của thầy giáo tôi gần như được lặp lại 100% cho những gì đang diễn ra ở châu Âu trong 2 năm qua. các nước PIIGS phải chấp nhận thực thi những chính sách austerity ngặt nghèo để đổi lại được "the troika" (IMF, ECM, EU) cứu trợ thông qua EFSF/ESM. Nghĩa là mặc dù kinh tế đang suy thoái, những nước này buộc phải thắt chặt tài khoá (trong khi đã mất quyền kiểm soát chính sách tiền tệ) để lấy lại investors' confidence và trả giá cho những giai đoạn chi tiêu phung phí trong quá khứ.
Bây giờ thì tôi đã biết mô hình IS-LM là đặc trưng của trường phái Keynesian và lập luận lấy lại investors' confidence là của giới conservative, gần như đồng nghĩa với neo-classical economics. Một trong những Keynesian nổi bật hiện tại là Paul Krugman, người đã rất active trong suốt 3 năm qua cổ vũ cho fiscal expansion không chỉ ở Mỹ mà còn ở châu Âu.
Trong khi đó giới fresh water economist, điển hình là John Cochrane (Uni Chicago) hay Tyler Cowen (George Mason Uni), ủng hộ chính sách austerity của châu Âu và tư tưởng fiscal conservative của đảng Cộng hoà (Mỹ). Hai trường phái kinh tế này tìm mọi bằng chứng chứng minh quan điểm của mình đúng. Năm ngoái Tyler Cowen đã viện dẫn Ireland khi nước này phục hồi rất tốt trong nửa đầu 2011. Đáng tiếc là Ireland đã bị rơi lại vào suy thoái khi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu càng ngày càng tệ hại.
Năm nay giới conservative lại viện dẫn Latvia, dù không trong EMU nhưng có tỷ giá cố định với đồng Euro, như là một thành công của chính sách austerity. Chính tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã có một bài phát biểu ca ngợi Latvia và Oliver Blanchard, chief economist của IMF, cũng thừa nhận Latvia đã thành công (phần nào) với chính sách austerity mặc dù bản thân Blanchard nghiêng về salt water school (phe Krugman). Cả với Ireland năm ngoái và Latvia năm nay Krugman đều tỏ ý nghi ngờ sự thành công của các nước này trong khi viện dẫn Iceland như là một thành công của việc áp dụng chính sách Keynesian. Bằng chứng mới nhất của Krugman là đồ thị dưới đây cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa government spending và economic growth của các nước EMU trong 3 năm qua:
Một bằng chứng nữa ủng hộ cho phe Keynesian là trường hợp của Anh. Cách đây hơn 1 năm khi David Cameron thắng cử và thực hiện một loạt biện pháp austerity dù Anh không cần bailout và cũng không bị ai bắt buộc, Martin Wolf, một nhà báo kinh tế rất nổi tiếng của FT, đã cho rằng Anh và Mỹ sẽ là 2 "thí nghiệm" thực tế về hiệu quả của austerity. Trong khi chính phủ Cameron cũng viện dẫn investors' confidence nên buộc phải cắt giảm chi tiêu, Mỹ dưới thời Obama vẫn tiếp tục chính sách kích cầu từ năm 2009 và Fed vẫn tiếp tục nới lỏng tiền tệ. Kết quả là dù tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ còn rất cao, nước này đã chính thức thoát khỏi suy thoái và khả năng double dip recession đã hầu như không còn (tất nhiên còn rủi ro vì khủng hoảng của châu Âu). Trong khi đó Anh đã chính thức rơi vào double dip recession từ Q1 năm nay và tương lai của nền kinh tế này rất mờ mịt.
Krugman trong mấy năm gần đây phê phán những người ủng hộ austerity với lý do để khôi phục lại investors' confidence là họ tin tưởng ngây thơ vào "confidence fairy", một ý tưởng ngụ ngôn từ câu truyện cổ tích Peter Pan (hai thuật ngữ khác cũng rất hay bị Krugman đem ra bêu riếu là "bond vigilante" và "inflationistas"). Cội nguồn của mối liên hệ giữa austerity và investors' confidence là lý thuyết rational expectation của Robert Lucas, một đại thụ của trường phái Chicago. Theo lý thuyết này một khi gánh nặng nợ công của một chính phủ quá lớn thì kiểu gì trong tương lai sẽ xảy ra khủng hoảng nợ công như trường hợp Hi lạp. Lý do là khi tỷ lệ debt/GDP vượt qua một tipping point tất cả investors sẽ lo ngại chính phủ không trả được nợ nữa, do đó họ sẽ không đầu tư vào trái phiếu chính phủ dẫn đến yield/lãi suất tăng, làm gánh nặng nợ nần càng chồng chất. Vì investors được giả định có rational expectation vào tương lai nên cho dù tình hình kinh tế trong ngắn hạn có được cải thiện (theo lập luận của giới Keynesian) thì họ vẫn dự báo được chính xác khả năng khủng hoảng nợ sẽ xảy ra. Như vậy để tránh cái vòng xoáy nợ cao dẫn đến investors mất confidence và đẩy chính phủ đến bờ vực vỡ nợ nhanh hơn, austerity là cách duy nhất chính phủ có thể chứng minh cho giới investors thấy cam kết của mình về dài hạn.
Lập luận này, giống như khái niệm rational expection, rất "đẹp" về mặt lý thuyết nhưng có nhiều ví dụ phản biện trên thực tế. Krugman thường viện dẫn 2 ví dụ điển hình là tình trạng nợ công của chính phủ Mỹ sau WWII và của Nhật ở thời điểm hiện tại cao hơn nhiều so với ngưỡng 90% do Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff đưa ra trong một nghiên cứu rất nổi tiếng của họ. Trong cả 2 trường hợp này investor dường như chẳng quan tâm gì đến tỷ lệ nợ quá cao và có vẻ chẳng mất chút confidence nào. Krugman giải thích (bằng một mô hình kinh tế) rằng đó là hệ quả của "liquidity trap", tình trạng một nền kinh tế có mặt bằng lãi suất quá thấp nên những trade off thông thường của investors không còn đúng nữa. Khái niệm liquidity trap do Keynes đưa ra từ những năm 1930, nhưng điểm quan trọng hơn trong tư tưởng của Keynes, trái ngược với rational expectation sau này, là ý tưởng "animal spirit" của investors. Confidence trong nhiều trường hợp rất ít bị chi phối bởi các tính toán rational dài hạn mà bị ảnh hưởng rất nhiều từ những hiện tượng/tin tức trước mắt. Một investor có thể chẳng quan tâm gì đến khả năng trả nợ của chính phủ Mỹ mà chấp nhận gửi tiền vào nơi mà họ và đa số các investor khác cho là safe haven trong ngắn hạn. Nếu không giữ vốn được trong ngắn hạn thì dài hạn chẳng có ý nghĩa gì.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét