Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Vatican: Những biến động và lời tiên tri



Nội tình của Vatican trong mấy ngày gần đây đầy biến động gay gắt như một cuộc đảo chánh cung đình khó tránh xảy ra. Tuần báo Người Quan sát Mới (Le Nouvel Observateur, số 2477) chạy tít khá bi đác cho một bài tường thuật “ Trong địa ngục củaVatican”. Tác giả bài báo, Marcelle Padovani, còn chú thích thêm “Giáo hoàng bị bầy sói bao quanh”.
Đó là những tranh chấp nội bộ, xung đột phe cánh, những xì-căng-đan dồn dập mà Giáo hoàng Benoit XVI là mục tiêu của một phe cánh làm áp lực, khủng bố. Làm như thời đại của Cung đình Borgia trở lại không bằng. Ký giả Marcelle Padovani mô tả Vaticanquả thật là một “ổ rắn lục”. Vì những âm mưu, những thanh toán nhau, nhũng vụ tung hồ sơ mật, những người bí mật đưa tin, …dồn dập trong Thánh đường Saint-Pierre . Chỉ còn thiếu án mạng nữa mà thôi để những biến động trong Cung đình Vatican hiện nay có thể trở thành truyện của tiểu thuyết gia người Mỹ nổi tiếng là Ông Dan Brown.
Lời tiên tri về các vị Giáo hoàng
Đó là những phe cánh sẵn sàng cho mọi hành động, chung quanh Hồng Y Bộ trưởng tại Tòa thánh Tarcisio Bertone (Nhơn vật số 2 sau Giáo hoàng, như Thủ tướng Chánh phủ), phe cánh của những người từng “fan” với Hồng Y Ruini, phe cánh của những “gays” , phe cánh Nam mỹ bạn của Hồng Y Joseph Ratzinger (nay là Giáo hoàng Benoit XVI) …Những biến động trong Cung đình là những vụ xì-căng-đan xảy ra liên tục không tránh khỏi văng miểng nhằm Giáo hoàng. Ngài bị đặt cho biệt danh, khi thì “Panzerkardinal”, khi thì “berger allemand”.

Năm nay, 2012, Giáo hoàng Benedict XVI ở và làm việc tại La-mã được 30 năm. Ngày 19 tháng 2, Ngài lập 24 vị Hồng Y mới. Hôm 16 tháng 4 vừa qua, Ngài làm lễ sanh nhựt năm thứ 85. Ba ngày sau, Ngài làm lễ kỷ niệm 7 năm ở ngai vàng đúng vào lúc Ngài phải đơn thân độc mã đương đầu để vượt qua một giai đoạn cực kỳ gay go của Giáo hội.
Trước những biến động ác liệt, táo bạo ngay trong nội bộ củaVatican nhằm thẳng Giáo hoàng Benedict XVI, người ta tự hỏi phải chăng lời tiên tri của Thánh Malachie theo đó Giáo hoàng Benoit XVI sẽ là giáo hoàng cuối cùng sẽ thành sự thật?
Giám mục Malachie d’Armagh ở Ái-nhỉ-lan đưa ra lời tiên đoán cho 111 giáo hoàng từ năm 1143 cho tới lúc có thể nói là chấm dứt triều đại giáo hoàng. Mỗi lời tiên tri phù hợp với vận mạng hoặc hoàn cảnh của một vị giáo hoàng. Những lời tiên tri này ghi lại trong 5 trang giấy được tìm thấy lần đầu tiên năm 1590 và cũng được ấn hành lần đầu tiên năm 1595 trong một tập sách của một vị tu sĩ dòng Bénédictin ở Thành phố Venise, Ý.
Theo danh sách các giáo hoàng trong bảng tiên tri, thì Giáo hoàng Jean-Paul II là vị giáo hoàng thứ 110 và lời tiên tri liên hệ tới Ngài là “De Labore Solis ”, có nghĩa là “Lao động, Mặt Trời “, mà cũng có nghĩa “Nhựt thực ”vì Ngài sanh và chết đều nhằm ngày nhựt thực. Lời tiên tri về vị kế nghiệp của Ngài, Giáo hoàng Benoit XVI, là “Gloria Olivae”, có nghĩa là “ Vinh danh Cây ô-liu”. Đây là lời tiên tri trước lời tiên tri cuối cùng là Petrus Romanus kết thúc chu kỳ tiên tri, tức cũng không còn giáo hoàng cai trị giáo dân nữa. Và vị giáo hoàng kết thúc này, theo lời tiên tri, sẽ có tên Pierre và người Ý (Petrus là Pierre, Romanus là romain).
Những lời tiên tri của Thánh Malachie về thế kỷ XXI không tránh khỏi gây ra nhiều âu lo cho ai đọc qua và đem lòng tin.
Đó là những lời tiên đoán ấn hành năm 1595 dưới dạng những lời mô tả bằng năm ba chữ la-tinh về 111 vị giáo hoàng sẽ kế vị nhau từ năm 1143 cho đến mãn chu kỳ giáo hoàng ngự trị ở Vatican (?). 111 lời tiên tri bằng tiếng la-tinh, Malachie bắt đầu chỉ Giáo hoàng Célestin II vào năm 1143 để kết thúc với một vị giáo hoàng ngày nay chưa được biết, nhưng đó là người sẽ kế vị Giáo hoàng Benedict XVI  hiện nay hay chính là Ngài?.
Sau khi những lời tiên tri này ấn hành, nhiều nguời không khỏi hoang mang, kẻ phản bác, người bình tỉnh tìm hiểu để biết lời tiên tri có đúng với đối tượng nào không và có được bao nhiêu điều đúng.
Người ta thấy trong số những lời tiên tri đó, có nhiều câu quá bí ẩn nhưng cũng có không ít phù hợp với một số lớn giáo hoàng. Chính sự gần với thực tế của những lời tiên tri mà nhiều người không tránh khỏi nỗi lo sợ. Về lời tiên tri liên hệ Giáo hoàng Benoit XVI, nhiều người trực nhớ lại một Nữ tu ở Dresde, Đức, vào thế kỷ XVI, đã từng tiên đoán nước Nga chuyển qua công giáo La-mã và giáo hoàng sau cùng sẽ là người Đức. Trong các lối đi ở Vatican, người ta ghi nhận như tràn ngập một không khí sôi nổi tột độ và một sự hiếu kỳ lạ lùng, ở một số người, lại thấy bộc lộ sự vui mừng  Vì dân La-mã đang vui mừng đón nhận sự “bí ẩn của Tòa thánhSaint Pierre”.
Một câu hỏi lảng vảng đây đó “Giáo hoàng Benoit XVI sẽ phải từ chức?”. Nếu đúng thì đây sẽ là lần thứ nhì trong lịch sử giáo hội công giáo la-mã, lần đầu tiên xảy ra năm 1294 với giáo hoàng Célestin V vì nạn giáo hội tranh chấp quyền lực. Trong thời gian chờ đợi, Rometung ra hàng loạt những chuyện bêu xấu, dưới nhản hiệu VatiLeaks, nhái theo mạng WikiLeaks của Julian Assange.
Nhiều người biết việc tranh chấp quyền lực, đấu đá nhau trong nội bộ Vatican đã từng xảy ra, với hàng loạt những chuyện rỉ tai, tin đồn được phổ biến khá ồn ào, khá rộng rải, nhiều khi có cả những chuyện về tình dục. Hiện nay, một trong những “nhà Vatican học” (Vaticanistes) nổi tiếng, Ông Marco Politi, tác giả quyển “Joseph Ratzinger. Sự khủng hoảng một triều đại giáo hoàng ”, do nhà Lerza xuất bản, xác nhận “chính hàng giáo phẩm cấp lãnh đạo Giáo hội ngày nay đi tìm báo chí để cung cấp những thông tin nảy lửa tối mật, những hồ sơ bí mật hoàn toàn bị khui ra ”
Những tiết lộ làm bối rối
Từ cuối năm rồi, bắt đầu những tiết lộ được tuần báo “Panorama ” phổ biến, kế đến, nhựt báo “ Il Fatto” của  Marco Politi, loan tin tiếp theo. Hệ thống TV độc lập, Đài 7, đã chụp hình được tại Thánh đường Saint Pierre một trong những tác giả ẩn danh của những nguồn tin và đưa lên TV Ý, vào hồi đầu năm, đầu đội nón, quấn khăn, mang kính đen, tiếng nói được thay đổi. Người ẩn danh trên TV quả quyết, trong một bức thư tối mật gởi cho Giáo hoàng Benoit XVI, Hồng Y Carlo Maria Vignò, 71 tuổi, làm Bộ trưỏng Tài chánh của Tòa thánh lâu đời, đã long trọng tố cáo “ tham nhũng tràn lan” ngay trong nội bộ của guồng máy quản trị Giáo hội, và đặc biệt hệ thống gọi thầu, và cho thầu lại, cung cấp trong khu vực bất động sản của Tòa thánh đều mục nát. Không để vụ việc kéo dài, vị Hồng Y liền được điều động tới Hoa-thạnh-đốn làm Đại sứ.
Tác giả ẩn danh của những nguồn tin cho biết ông đã làm việc ở Tòa thánh từ hai mươi năm nay, sẵn sàng làm chứng cho sự thật, sẵn sàng đi tới cùng, kể cả làm thánh tử đạo .
Người này nói tiếp “mặc dầu luật im lặng ngự trị bao trùm Tòa thánh, chắc chắn sẽ có nhiều người can đảm sẵn sàng lên tiếng ”. Nhiều chức sắc có tiếng tâm xác nhận “ Đây chỉ là những bưóc đầu , nhiều tiết lộ khác mới gây bối rối sẽ phát xuất từ Bộ tại Tòa thánh”.
Những tấn công tại Tòa thánh không rời giáo hoàng là mục tiêu chánh. Hôm 10 tháng 2, một trái bom do Hồng Y Dario Castrillon Hoyos ném ra cho nổ trong một bản tài liệu tối mật “rằng Giáo hàng chỉ còn 12 tháng trước mắt để sống mà thôi”. Bí mật này được Hồng Y Romeo của Palerme tiết lộ với hàng giáo phẩm cao cấp của Tàu nhân chuyến viếng thăm chánh thức của ông ở Á châu. Tại sao Giáo hoàng chỉ sống  12 tháng nữa? Vì Ngài bị bệnh tật? Hay Ngài bị khủng bố hoặc những âm mưu nhằm vào bản thân của Ngài?
Trên nhật báo “Osservatore romano”, cơ quan ngôn luận chính thức của Vatican, trong một bài xã luận, tác giả viết “ Giáo hoàng bị một bầy sói vây quanh ”, đồng thời tố cáo “thái độ vô trách nhiệm và không xứng đáng”. Cảnh sát của Vaticantìm bắt những ngưòi ẩn danh công bố hồ sơ mật và có nhiệm vụ bảo vệ những hồ sơ ấy.
Về mặt tài chánh, hồi cuối tháng giêng, người ta nhận được một ghi chú phát xuất từ Văn phòng Bộ tại Tòa thánh, quan hệ tới luật minh bạch tài chánh do Tòa thánh thông qua vào tháng 8 năm 2011 theo yêu cầu của Âu châu thì “luật ấy không có giá trị hồi tố”. Điều này sẽ có lợi cho ngân hàng (IOR) của Vaticanxưa nay bị nghi ngờ là nơi rửa tiền của mafia sẽ không bị luật minh bạch ấy kiểm soát từ đây trở về trước.
Trong lúc đó, giới chức La-mã quả quyết ngân hàng Vatican vì đó sẽ tiếp tục những dịch vụ mờ ám bởi ngân hàng đã chuyển 180 triêu euros từ ngân hàng Ý qua ngân hàng Đức để tránh sự kiểm soát của Ngân hàng Tung ương Ý. Chính Giáo hoàng Benedict XVI vừa chỉ thị làm sạch sẽ trên qui mô lớn ngay trong ngân hàng Vatican (IOR) để cho ngân hàng này sẽ đạt tiêu chuẩn ngân hàng thế giới, một ngày kia được xếp vào danh sách những ngân hàng đạo đức.
Những người chống lại đường lối này do Hồng Y Tarcisio Bertone cầm đầu đã thắng. Điều này làm cho Giáo hoàng không khỏi buồn lòng. Ngài cho biết sẽ phải bãi nhiệm Hồng Y Bertone, Bộ trưởng tại Tòa thánh (như Thủ tướng, nhơn vật số 2 của Tòa thánh), người bạn thân của Ngài. Nhưng tốt hơn là sẽ giải quyết vào cuối năm khi ấy Hồng Y Bertone được 78 tuổi, là tuổi nghỉ hưu nếu không yêu cầu ông ấy tự rút lui.
Trong vụ tiết lộ tài liệu mật của Tòa thánh mới chỉ xử lý có hai người: Ông Paolo Gabriele, người cần vụ của Giáo hoàng bị Cảnh sát gắt giữ và Hồng Y Ettore Gotti Tedeseli, Giám đốc ngân hàng của Tòa thánh (IOR), bị cách chức. Cuộc săn lùng còn đang tiếp diễn .
Giới quan sát cho rằng những người chống đối chỉ muốn hạ giáo hoàng bằng cách từ ngay bây giờ sửa soạn sự kế nhiệm Ngài. Mà người sẽ kế nhiệm đó đang được đánh bóng cho kỳ bầu cử tới không ai khác hơn là Hồng Y  Angelo Scola, người Ý, Giám mục thành phố Milan. Cử tri người Ý hiện có tới 30 vị Hồng Y ở Tòa thánh.
Hồng Y và bầu cử
Giáo hoàng Benedict XVI vừa lập xong 24 vị Hồng Y nhơn một buổi lễ tại Thánh đường St Pierre, nâng số Hồng Y lên 203 vị trong đó có 121 vị dưới 80 tuổi và có thêm 8 vị người Ý làm cho cử tri đoàn Ý đủ túc số. Tất cả sẵn sàng tham gia bầu cử giáo hoàng kỳ tới. Giáo hoàng Paul VI qui định số Hồng Y cử tri là 120 vị.
Âu châu luôn luôn chiếm số Hồng Y cử tri đông đảo. Trong số 111 vị Hồng Y đại diện, có 62 cử tri. Riêng Ý giữ ưu thế với 48 vị, có 25 cử tri.
Mỹ châu đứng hạng nhì với 52 Hồng Y, mà 31 Hồng Y thuộc Nam Mỹ . Á châu có 19 Hồng Y với 10 cử tri .
Phi châu có 17 vị Hồng Y, luôn luôn đứng hạng thứ tư.
Đại dương châu chỉ có 4 Hồng Y và chỉ có 1 cử tri.
Các Hồng Y họp lại thành cử tri đoàn để bầu giáo hoàng, theo thể thức kín, người được 2/3 số phiếu, tức đa số, là đắc cử. Và kết quả được thông báo bằng khói trắng. Kết quả không hội đủ 2/3 được thông báo bằng khói đen và bầu lại vòng hai. Cử tri bị nhốt trong giáo đường Sixtie cho tới khi có kết quả. Từ năm 2005, kết quả bầu giáo hoàng được chào mừng bằng hồi chuông của Thánh đường St Pierre. Sau đó, vị Hồng Y Bộ Nghi lễ lập biên bảng bầu cử, công bố người được bầu là chánh thức Giáo hoàng kể từ nay, nếu người được bầu không từ khước. Biên bản giao cho giáo hoàng để lưu giữ trong hồ sơ mật của Tòa thánh.
Chủ trương đạo đức xã hội
Từ những tháng đầu năm 2009, nhiều người đã nghe xảy ra một cuộc khủng hoảng cung đình Vatican. Những thăm dò dư luận ở Pháp đưa đến kết quả là Giáo hoàng Benoit XVI khó tránh phải từ nhiệm. Một chuyện phạm thánh đối với Giáo hội vì từ Giáo hoàng Léon XIII của thế kỷ XIX cho tới Jean-Paul II, chuyện từ nhiệm chưa xảy ra.
Giữa Benoit XVI và Jean-Paul II, không có gì khác nhau về chủ trương xã hội như phá thai, ngừa thai, hôn nhân, đạo lý di truyền, đồng tính luyến ái.
Đối với Giáo hoàng Benoit XVI, những vấn đề này còn nghiêm ngặt hơn nữa, trở thành những “nguyên tắc bất khả thương lượng”, những  “nguyên tắc có sẵn ngay trong bản chất con người”, do đó, trở thành “sở hữu đạo đức chung của nhân loại”.
Giáo hoàng Benedict XVI yêu cầu Quốc hội Âu châu, nhân dịp tiếp phái đoàn Dân biểu cánh tả của Âu chấu, hãy từ khước thông qua luật cho phép những điều trên đây. Ngài muốn luật pháp điều hành xã hội ngày nay phụ thuộc vào luật tự nhiên mà chỉ có Giáo hội Vaticanlà người đại diện đúng đắn. Ngài nói tiếp “Không có một thứ luật nào của con người làm ra có thể đi ngược lại tiêu chuẩn của Đấng Sáng thế”.
Ngài bảo Giáo hội La-mã không can thiệp vào đời sống công cộng, con người hoàn toàn tự lập và độc lập. Nhưng người ta không biết sự tự lập và độc lập này tới đâu là giới hạn khi mà quyền lực của tăng lữ, tự nó, xác định những nguyên tắc tối thượng của luật tự nhiên được hiểu như có giá trị cho toàn thể nhân loại?
 Giáo hoàng Benoit XVI là người cuối cùng?
Trong lời tiên tri về Giáo hoàng Benoit XVI có chữ “olivier” nhắc lại chuyện tận thế của Thánh Jean theo đó có hai thiên thần đều mang tên  olivier” và là người loan báo sự tận thế và lời phán xét cuối cùng.
Sau cùng, lời tiên tri Malachie loan báo một vị giáo hoàng xuất hiện mang tên Pierre, người Ý, trước khi tận thế báo hiệu bằng dấu hiệu “thành phố bảy trái đồi” bị tiêu diệt, tức Rome.
Sự kết thúc bằng tận thế được qui chiếu theo lời tiên tri thứ 111 hay được giải thích khác hơn?
Giáo hoàng Benoit XVI sẽ là vị cuối cùng hay còn một vị khác mang tên Piere kế vị Ngài? Trong các giáo hoàng, không có vị nào mang tên Pierre vì Pierre là 1 trong 12 Tông đồ của Chúa Jésus, là vị Giám mục đầu tiên của Rome và là người sáng lập Tòa thánh với giáo hoàng. Hay Giáo hội sẽ được hoàn trả lại cho Thánh Pierre?
© Đàn Chim Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét