Có đúng là các nước công nghiệp đã tàn phá môi trường đến cạn kiệt không hay môi trường của họ như công viên vậy. Xem cách ảnh dạo chơi chủ nhật mà gần đây tôi đã mạnh dạn đưa lên Blog này càng thấy rõ. Rồi tài nguyên của họ, họ có đào lên để ăn như ta đâu mà toàn cất trữ dưới đất trong khi lại nhập tài nguyên từ các nước nghèo về tiêu xài (nhập bằng tiền kiếm được từ bán các sản phẩm đầy chất xám). Rồi chất lượng sống và sức khoẻ người dân ta dù được cải thiện nhưng làm sao mà so sánh với họ được. Đặc biệt là chất lượng cuộc sống cả đời của họ khác hẳn cuộc sống nhọc nhằn quanh năm suốt tháng của dân ta. Đúng là khó hiểu với những giải thích kiểu này.
Công thức tính mà NEF đưa ra như sau: HPI = (chỉ số hài lòng cuộc sống x tuổi thọ trung bình)/ chỉ số dấu ấn sinh thái (EF).
Để đo lường độ hài lòng cuộc sống, NEF sử dụng các câu hỏi khảo sát của tổ chức thăm dò uy tín Gallup, người tham gia sẽ đưa ra câu trả lời định lượng trong thang điểm 0 (tệ nhất) đến 10 (tốt nhất). Chỉ số này của Việt Nam là 5,8/10. Với hai chỉ số còn lại, NEF sử dụng số liệu từ Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2011 (tuổi thọ trung bình) và của tổ chức Global Footprint Network năm 2012 (chỉ số EF).
Trong bảng xếp hạng chính thức (không sử dụng số liệu điều chỉnh bất bình đẳng), nếu nhìn vào công thức như vậy để thấy chỉ số HPI phụ thuộc phần lớn vào chỉ số dấu ấn sinh thái. Nếu dấu ấn sinh thái càng nhỏ thì chỉ số HPI càng cao. Chỉ số EF đo lường nhu cầu của con người với hệ sinh thái trên trái đất, qua đó đánh giá và định hướng hoạt động phục vụ cuộc sống con người mà không ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trên hành tinh.
Đặt trong bối cảnh Việt Nam (EF 1,4) là nước đang phát triển, sự khai thác môi trường chưa thực sự đậm đặc như các nước công nghiệp, đồng thời sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chất lượng sống và sức khoẻ người dân được cải thiện nên có thứ hạng cao. Trong hai bảng xếp hạng năm 2006 và 2009, chỉ số HPI của Việt Nam lần lượt đứng thứ 12 và 5.
Điều đáng nói là hai chỉ số tuổi thọ và độ hài lòng bị chi phối bởi bất bình đẳng trong xã hội. Về lý thuyết, vẫn có khả năng hai quốc gia có cùng định lượng về tuổi thọ và mức hài lòng. Hơn nữa, yếu tố thoả mãn cuộc sống và tuổi thọ của một nước chắc chắn bị ảnh hưởng bởi phân phối thu nhập.
Một phần thưởng 5.000 USD sẽ khiến những người chỉ thu nhập 10.000 USD/năm có sự phấn chấn và tuổi thọ khác những người kiếm được 100.000 USD/năm. Cho nên ai cũng sẽ nghĩ là thu nhập càng nhiều thì kết quả hài lòng cuộc sống và tuổi thọ sẽ cao hơn.
Trong bảng xếp hạng HPI 2012, NEF thực hiện bảng xếp hạng riêng để nghiên cứu cả sự bất bình đẳng từ hai yếu tố thoả mãn cuộc sống và tuổi thọ, chứ không phải là thu nhập. Trong bảng xếp hạng riêng khi chưa tính chỉ số EF, thứ hạng của các nước tăng lên, Việt Nam vẫn đứng thứ 2.
Qua đó, có thể thấy khái niệm “hạnh phúc” của chỉ số HPI hướng đến một cuộc sống hài hoà với môi trường tự nhiên, đo lường những yếu tố quan trọng để theo dõi các quốc gia đang thực hiện tốt tới đâu trong việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho người dân của mình mà vẫn bảo đảm điều này tiếp diễn trong tương lai.
Trong một chừng mực nào đó, chỉ số HPI có ý nghĩa cảnh báo các quốc gia về yếu tố quan trọng của môi trường. Xem xét tổng quan bảng xếp hạng sẽ thấy cho dù là nước có thu nhập cao hay thu nhập thấp đều đang đối mặt với thách thức chung về môi trường. Nếu chỉ chăm chăm phát triển công nghiệp mà đánh đổi bằng hệ sinh thái suy yếu dần, tài nguyên cạn kiệt thì cuộc sống hạnh phúc đó không thể bền vững.
Theo SGTT
http://sgtt.vn/Thoi-su/165132/Viet-Nam-%E2%80%9Chanh-phuc%E2%80%9D-nhu-the-nao.html
------
http://faxuca.blogspot.com.es/2012/06/nguoi-viet-nam-hanh-phuc-thu-nhi-gioi.html
CHỈ SỐ “TƯỞNG BỞ”
CÔNG NÔNG
- Đúng là xưa nay mình sướng, sướng vào loại
nhất thế giới mà không biết, lại còn cứ ca cẩm, rằng thì là Việt Nam vẫn
là một trong những nước nghèo nhất thế giới.
- Cơn cớ gì mà hôm nay chú em lại “bỗng dưng thấy sướng” vậy?
- Là vì mấy tuần nay
các báo của ta đồng loạt đưa tin Việt Nam được xếp hạng thứ năm thế giới
về chỉ số hạnh phúc. Đứng trên cả Mỹ 109 bậc, trên Nhật 70 bậc! Còn cỡ
như Hàn quốc, Sinh ga po thì không thèm tính!
- Thế chú cũng tin là dân mình hạnh phúc cỡ ấy à?
- “Why not?” Tại sao không? Đây là xếp
hạng của tổ chức NEF của Anh quốc. Nước ngoài họ đánh giá khách quan
trung thực, chứ có bị “bệnh thành tích” như thi đua ở ta đâu.
- Thế thì chú mày cứ tin mà tự sướng nhé. Tớ thì nghĩ khác, tớ chỉ tin ở cuộc sống thực của mình thôi.
- Em không nghĩ bác lại hay hoài nghi và bi quan như vậy. Dù sao thì người ta cũng có lý do gì chứ?
-
Đúng, tổ chức này họ đánh giá khách quan và có thể về cơ bản là chính
xác. Nhưng, bản chất cái chỉ số “hành tinh hạnh phúc” này là gì chú có
biết không?
- Thì em chỉ nghe nói là chỉ số hạnh
phúc, mà hạnh phúc thì nhất thiết là sướng. Mà, sung sướng thì không nên
hoãn lại, nên em cứ sướng. Thế thôi!
- Đây là chỉ số người ta đặt ra để đo
lường mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân so với mức độ tiêu hao tài
nguyên và khả năng tái tạo của hệ sinh thái. Đại loại họ lấy các đại
lượng như tuổi thọ của người dân, mức độ khai thác tài nguyên và mức độ
thỏa mãn cuộc sống cho vào phương trình cộng trừ nhân chia một lúc thì
ra cái chỉ số HPI này. Tuy nhiên trong đó cốt lõi là mức độ hài lòng của
người dân đối với cuộc sống hiện tại. Mà mức độ hài lòng là cái gì, chú
có biết không? Đó chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu. Ví dụ chú có nhu
cầu mua một cái xe máy, chú đã mua được, như vậy chỉ số hài lòng của
chú là 100%. Một ông nào đó ở bên Mỹ có nhu cầu mua một du thuyền, một
máy bay riêng, nhưng mới chỉ có nửa tiền thôi, thì chỉ số hài lòng của
vị này chỉ là 50%, bằng nửa của chú.
- Như bác nói thì sở dĩ mức độ hài lòng của dân ta cao là vì nhu cầu của dân ta thấp. Mà, nhu cầu thấp là vì…đang nghèo?
- Chính xác! Thế thì mới có chuyện Việt Nam lọt vào top 5 và không có một nước phát triển nào lọt vào nhóm này!
- Hay nhỉ! Thế mà em cứ tưởng…
- Chú em cứ tưởng, chứng tỏ là chỉ số ấy của chú rất cao.
- Chỉ số gì ạ?
- Thì chính là chỉ số…”tưởng bở” ấy mà!
- Bác trách em làm gì
cho tội. Em cũng chỉ nói theo báo thôi mà. Nhưng mà em nghĩ, em hay bác
có tưởng bở hay tự sướng một chút cũng chẳng sao. Chỉ sợ các bác lãnh
đạo mà cũng tưởng dân mình sướng nhất thế giới thì đúng là...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét