Khi xa nhà, người ta thường hay nhớ về nhà, gặp chuyện gì vui
hay buồn , hay hoặc không hay cũng nhớ, cũng so sánh : ở đây như thế này
, ở nhà sẽ như thế nào ? Có lúc thấy thú vị khi so sánh và thấy cái này
ở nhà mình hay hơn, có lúc lại chép miệng nói thầm : phải chi ở nhà
mình cũng được như vầy…
Đường
phố Paris thường đông đúc, xe hơi nối đuôi nhau là chuyện thường . Lại
thêm thời gian sau này, hệ thống cho thuê xe đạp phát triển, xe đạp trên
đường ngày càng đông, nhưng họ có một làn đường nhỏ giành riêng, Ở
nhà mình cũng có một làn đường lớn giành cho xe hai bánh. Cái khác nhau
là ở đây, ít khi có người vượt qua làn đường đó để lấn sang làn đường
xe hơi, còn ở nhà mình thì xe hai bánh lấn tràn qua đường xe hơi, có khi
cắt cả đầu xe, người lái không vững dễ bị giựt mình lắm.
Luật
đi đường quy định xe hơi phải đi cách xe đạp ít nhất là 1m. Gặp chỗ
đường rộng hoặc đường vắng thì xe hơi còn có thể lách ra một chút
để tránh xe đạp , gặp chỗ đường hẹp hoặc đông xe thì đành vui vẽ theo
sau xe đạp đến lúc nào có thể lách được thì lách. Và lúc ấy, người xe
hơi cũng thấy thú vị khi “ hộ tống “ người xe đạp. Cũng có
khi người lái xe sau nóng ruột , bấm kèn , nhưng đành chịu thôi. Tốt
nhất , chọn cho mình một thái độ rất là “ zen “ và thay vì nóng ruột thì
cứ xem như giành cho mình một vài phút thiền thảnh thơi. Nếu như ở nhà
mình , xe hơi và xe hai bánh cũng lịch sự tôn trọng luật đi đường như
vậy, liệu có tốt hơn và thanh lịch hơn không ? Con đường từ sân bay Tân
Sơn Nhứt về trung tâm thành phố rộng hơn nhiều những con đường trong
Paris, mà người đi đường lúc nào cũng căng thẳng; căng thẳng hơn là đi
trong Paris.
Còn
nữa. Luật quy định, dù đã có đèn báo nhưng nếu như người đi bộ đã đặt
chân xuống mặt đường thì xe hơi buộc phải dừng lại nhường đường với một
cử chỉ mời dễ thương ( cũng phải tập cho cử chỉ thêm
phần duyên dáng ). Ở nhà mình mà cũng như vậy thì liệu xe hơi có thể
lưu thông bình thường , hoặc ngược lại , người đi đường sẽ mất bao nhiêu
thời gian để chờ cho xe qua hết ? vấn đề chủ yếu, theo tôi, là thái độ
đối xử của những người đi đường với nhau . Một chút lịch sự, một nụ cười
, một cái khoát tay cám ơn không mất gì mà sao làm cho cuộc đời như đẹp
hơn lên trong những lo lắng xô bồ hằng ngày của cuộc sống. Tôi rất
thích những cử chỉ nho nhỏ mà đẹp đó.
Trên
xa lộ, xe lưu thông với tốc độ cao ( 90, 110 km / giờ .. ) Xe gắn máy
không có làn đường giành riêng.. Gặp những lúc tắt đường , các xe hơi
thường lách qua sát lề nhường cho xe gắn máy đi trước. Người xe gắn máy,
do không buông tay lái được nên thường đưa một chân ra để cám ơn. Một
cử chỉ tưởng chừng như du côn nhưng thực ra lại rất dễ thương. Vì vậy,
tôi thường hay nhường đường để thấy cái chân đưa ra ấy. Ở nhà mình,
những chiếc xe hai bánh lỡ cắt đầu xe hơi mà cũng biết cám ơn bằng cách
đó thì thành phố của mình cũng vui hơn nhiều.
Cũng
theo luật , hai xe hơi đi ngược chiều nhau, gặp chỗ đường bị hẹp và có
xe hoặc vật cản thì xe ở phía có vật cản phải dừng lại nhường cho xe bên
phía đường thông đi trước. Đã nói là luật thì xe được nhường có thể tự
nhiên đi, nhưng thông thường, bao giờ cũng có một cái khoát tay cám ơn
người đã nhường đường, hoặc một cử chỉ xin lỗi nếu lỡ mình có làm điều
gì đó trở ngại. Một cử chỉ nhỏ thôi, nhưng thật quá dễ thương .
Vậy
mà tai nạn chết người trên các tuyến đường vẫn cao vì vẫn có những
người lái xe ẩu , xem thường mạng sống của người khác và của chính mình.
Ngược lại , khách du lịch đến
Việt Nam thì điều làm cho họ thú vị đầu tiên là thấy đường phố đông
nghẹt xe mà ai nấy đều bình thản đứng chờ, càng ngạc nhiên và khó hiểu
khi thấy xe hai bánh cứ tự nhiên lấn đường mà không có tai nạn . Càng
ngạc nhiên hơn khi xe cứ bấm còi inh ỏi , vì ở nước khác, khi người ta
bấm còi là người ta mắng nhau trừ khi là đoàn xe đám cưới.
Dù sao , một cái khoát tay , khoát chân
cám ơn, một cử chỉ xin lỗi cũng làm cho chính mình thấy mình văn minh
hơn và góp phần làm cho cái “ văn hóa đi đường” nâng cao giá trị của
cuộc sống hơn.
Trần Tố Nga, Paris 10 / 6 / 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét