Trịnh Hữu Long |
Nguyễn Quang Thạc tặng sách cho họ Dư
ở Hiệp Đức, Quảng Nam - ảnh: alphabooks.vn
Phương
thức huy động vốn đám đông (crowd funding), với sự hỗ trợ đắc lực của
các công cụ thanh toán tinh xảo trên Internet, đang tạo ra cơ hội rộng
rãi cho những khoản tiền nhỏ lẻ có thể làm nên những việc thay đổi xã
hội.
Đầu
năm 2012, Nguyễn Quang Thạch - người có sáng kiến xây dựng “Tủ sách
dòng họ” ở các làng quê, và một mình bền bỉ thực hiện dự án này từ năm
2007 - đã lập Nhóm hành động sách hóa nông thôn trên mạng xã hội
Facebook để kêu gọi cộng đồng cùng chung tay phát triển hệ thống thư
viện dòng họ. Những người ủng hộ anh chỉ cần đóng góp cho dự án 20.000
đ/tháng. Hình thức nhận tiền chính là qua tài khoản ngân hàng. Anh Thạch
cho biết, đến nay, danh sách thành viên tham gia Nhóm hành động sách
hóa nông thôn đã lên 2.300 người, trong đó có 150 người đã đóng góp được
150 triệu đồng. Với số tiền này, cùng với vốn đối ứng của các dòng họ,
trường học ở nông thôn, Thạch đã lập được thêm 90 tủ sách.
Hiệu quả mang lại từ hình thức quyên góp cộng đồng không chỉ tính bằng tiền. Nhờ truyền đạt đến cộng đồng ý tưởng và tâm huyết của mình, Thạch đã thuyết phục được các dòng họ, nhà trường và các nhà hảo tâm ở vùng nông thôn Bắc Bộ tự lập hơn 300 tủ sách khác.
Cũng giống với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, hoạt động huy động vốn đám đông manh nha ở Việt Nam cùng lúc với sự xuất hiện của các cộng đồng mạng đầu những năm 2000. Các diễn đàn mạng là nơi thường xuyên sử dụng phương thức này để chi trả các khoản tiền duy trì website và tiến hành các hoạt động thiện nguyện.
Huy động vốn đám đông trở nên được ưa chuộng hẳn nhờ vào tính phổ cập và chi phí rẻ của Internet. Thay vì phải in và phát tán tờ rơi hay biểu ngữ, các thủ lĩnh dự án cộng đồng có thể truyền đi thông điệp đến hàng chục nghìn người trên phạm vi toàn cầu chỉ trong nháy mắt. Và cũng nhờ Internet, các công cụ thanh toán trở nên hết sức tiện lợi - chỉ đòi hỏi chi phí tối thiểu và cho phép thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ từ bất kỳ nơi nào.
Công cụ thanh toán tinh xảo
Hằng năm, người sáng lập từ điển bách khoa trực tuyến lớn nhất thế giới Wikipedia - Jimmy Wales- đều ra lời kêu gọi: “Nếu mỗi độc giả quyên góp chỉ 1 USD, chúng tôi sẽ có thể giữ cho Wikipedia luôn mạnh mẽ, an toàn và không cần quảng cáo”.
Để có thể đón nhận những khoản tiền từ chỉ 1 USD, Wikipedia khuyến khích hai công cụ phổ biến trên thế giới: dịch vụ thanh toán trực tuyến Paypal và thẻ tín dụng. Kết quả là sau mỗi đợt quyên góp kết thúc vào đầu tháng Một hằng năm, Wikipedia thu về hàng chục triệu USD. Riêng năm 2012, họ thu về 20 triệu USD từ ít nhất 500 nghìn người. Nguồn quỹ này giúp Wikipedia duy trì vị trí là một trong 5 website có lượng truy cập nhiều nhất thế giới, nhưng là website duy nhất tồn tại mà không cần đến bất kỳ quảng cáo thương mại nào. Thống kê của Quỹ hỗ trợ Wikimedia cho thấy, 90% số tiền quyên góp được thực hiện trực tuyến và thông qua hai công cụ mà họ khuyến khích.
Kiva.org là một hiện tượng khác, nhưng có chung phương thức và công cụ huy động. Tổ chức tài chính vi mô này huy động tối thiểu 25 USD từ bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trên thế giới để hỗ trợ các dự án kinh doanh nhỏ cho người nghèo ở các nước kém và đang phát triển. Thông qua Paypal và thẻ tín dụng, Kiva đã huy động được 320 triệu USD từ gần 800 nghìn người trong 7 năm qua để hỗ trợ 800 nghìn người nghèo tại 59 quốc gia.
Ở Việt Nam, tháng 3 năm nay, cộng đồng mạng vui mừng đón nhận sự ra đời của dự án Góp Chữ, một hoạt động cũng sử dụng hình thức huy động nguồn tài chính từ cộng đồng để tài trợ cho lĩnh vực dịch thuật, mà kết quả thu được sẽ là các cuốn sách điện tử (e-book) phát hành miễn phí cho tất cả mọi người.
“Do Góp Chữ huy động tiền cả ở ngoài Việt Nam nên sẽ sử dụng các công cụ hiện đại của Mỹ, ví dụ như Amazon Payment. Để thu được tiền lẻ từ đám đông thì các công cụ thanh toán phải rất tinh xảo, tự động và có chi phí giao dịch thấp. Công cụ Amazon Payment cho phép người ta đóng góp số tiền nhỏ đến 5 cent” (tương đương 10.000 đồng),” anh Nguyễn Phương Văn, thành viên của dự án, cho biết.
“Việc này ở Việt Nam hiện tại là bất khả thi. Thanh toán qua tin nhắn di động, hay thẻ ATM đều mất phí cao hơn 5 cent nhiều. Ngay cả thế giới có lẽ cũng chỉ có Amazon Payment làm được việc này nhờ lợi thế công nghệ và quy mô của họ, do có quá nhiều giao dịch, nên họ chỉ tính phí giao dịch rất ‘mỏng’ mà vẫn sống được” – anh Văn giải thích.
Cho và nhận
Là một hoạt động xã hội thuần túy, quy mô của “đám đông” phụ thuộc chặt chẽ vào hiệu quả và tầm ảnh hưởng mà dự án đạt được. Jimmy Wales đã bỏ ra 500.000 USD tiền túi cho hai năm đầu tiên của dự án Wikipedia (2001 – 2003) cho đến khi Quỹ hỗ trợ Wikimedia ra đời và bắt đầu các hoạt động gây quỹ. Đến thời điểm này, Wikipedia đã trở thành một hiện tượng thu hút bậc nhất, không chỉ trong giới công nghệ mà còn trong cộng đồng học thuật, bởi sự hữu ích đặc biệt của nó. Và đó là lý do mà từ năm 2003, sau những lời kêu gọi của Jimmy, người dùng trên toàn thế giới đã quyết định đóng góp tiền để nuôi dưỡng Wikipedia như nuôi dưỡng chính tri thức của mình.
Nguyễn Quang Thạch cũng là một trường hợp tương tự. Anh khởi động dự án “Tủ sách dòng họ” bằng tiền lương và tiền làm thêm của mình, với khát vọng kế tục sự nghiệp sách hóa nông thôn của cha anh. Kết quả hoạt động hai năm đầu đã thuyết phục được Chương trình ươm tạo doanh nghiệp xã hội của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) tài trợ 400 triệu đồng, đủ cho Thạch duy trì và mở rộng quy mô dự án. Thạch nói, nhờ hiệu quả cụ thể của dự án, anh mới có được sự bảo đảm về uy tín để tiếp tục vận động sự ủng hộ tài chính từ cộng đồng.
Còn Góp Chữ, mặc dù mới trong giai đoạn chuẩn bị nền tảng công nghệ cho việc quyên tiền, nhưng đã nhanh chóng khởi động dự án dịch thuật đầu tiên với tác phẩm phi hư cấu Against the God (Nhân định thắng thiên) của Peter L. Bernstein. Bản dịch đang liên tục được cập nhật lên trang mạng Góp Chữ, cho phép cộng đồng theo dõi tiến độ dự án và gửi phản hồi về chất lượng bản dịch cho dịch giả.
Phương thức huy động vốn đám đông, với sự hỗ trợ đắc lực của Internet, đang tạo ra cơ hội rộng rãi cho những khoản tiền nhỏ lẻ có thể làm nên những việc thay đổi xã hội. 1 USD đóng góp cho Wikipedia sẽ giúp cho tất cả mọi người có được một kho tàng tri thức lớn nhất mà con người từng có. 20.000 đồng đóng góp cho dự án “Tủ sách dòng họ” sẽ tạo thêm cho người dân nông thôn cơ hội nâng cao hiểu biết. Khoản tiền nhỏ dành cho Góp Chữ ngày hôm nay sẽ sớm quay trở lại với người quyên góp trong những trang sách. Thời đại công nghệ thông tin tạo ra cơ hội để triết lý Cho và Nhận trở nên sống động hơn bao giờ hết.
Hiệu quả mang lại từ hình thức quyên góp cộng đồng không chỉ tính bằng tiền. Nhờ truyền đạt đến cộng đồng ý tưởng và tâm huyết của mình, Thạch đã thuyết phục được các dòng họ, nhà trường và các nhà hảo tâm ở vùng nông thôn Bắc Bộ tự lập hơn 300 tủ sách khác.
Cũng giống với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, hoạt động huy động vốn đám đông manh nha ở Việt Nam cùng lúc với sự xuất hiện của các cộng đồng mạng đầu những năm 2000. Các diễn đàn mạng là nơi thường xuyên sử dụng phương thức này để chi trả các khoản tiền duy trì website và tiến hành các hoạt động thiện nguyện.
Huy động vốn đám đông trở nên được ưa chuộng hẳn nhờ vào tính phổ cập và chi phí rẻ của Internet. Thay vì phải in và phát tán tờ rơi hay biểu ngữ, các thủ lĩnh dự án cộng đồng có thể truyền đi thông điệp đến hàng chục nghìn người trên phạm vi toàn cầu chỉ trong nháy mắt. Và cũng nhờ Internet, các công cụ thanh toán trở nên hết sức tiện lợi - chỉ đòi hỏi chi phí tối thiểu và cho phép thực hiện các giao dịch nhỏ lẻ từ bất kỳ nơi nào.
Công cụ thanh toán tinh xảo
Hằng năm, người sáng lập từ điển bách khoa trực tuyến lớn nhất thế giới Wikipedia - Jimmy Wales- đều ra lời kêu gọi: “Nếu mỗi độc giả quyên góp chỉ 1 USD, chúng tôi sẽ có thể giữ cho Wikipedia luôn mạnh mẽ, an toàn và không cần quảng cáo”.
Để có thể đón nhận những khoản tiền từ chỉ 1 USD, Wikipedia khuyến khích hai công cụ phổ biến trên thế giới: dịch vụ thanh toán trực tuyến Paypal và thẻ tín dụng. Kết quả là sau mỗi đợt quyên góp kết thúc vào đầu tháng Một hằng năm, Wikipedia thu về hàng chục triệu USD. Riêng năm 2012, họ thu về 20 triệu USD từ ít nhất 500 nghìn người. Nguồn quỹ này giúp Wikipedia duy trì vị trí là một trong 5 website có lượng truy cập nhiều nhất thế giới, nhưng là website duy nhất tồn tại mà không cần đến bất kỳ quảng cáo thương mại nào. Thống kê của Quỹ hỗ trợ Wikimedia cho thấy, 90% số tiền quyên góp được thực hiện trực tuyến và thông qua hai công cụ mà họ khuyến khích.
Kiva.org là một hiện tượng khác, nhưng có chung phương thức và công cụ huy động. Tổ chức tài chính vi mô này huy động tối thiểu 25 USD từ bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trên thế giới để hỗ trợ các dự án kinh doanh nhỏ cho người nghèo ở các nước kém và đang phát triển. Thông qua Paypal và thẻ tín dụng, Kiva đã huy động được 320 triệu USD từ gần 800 nghìn người trong 7 năm qua để hỗ trợ 800 nghìn người nghèo tại 59 quốc gia.
Ở Việt Nam, tháng 3 năm nay, cộng đồng mạng vui mừng đón nhận sự ra đời của dự án Góp Chữ, một hoạt động cũng sử dụng hình thức huy động nguồn tài chính từ cộng đồng để tài trợ cho lĩnh vực dịch thuật, mà kết quả thu được sẽ là các cuốn sách điện tử (e-book) phát hành miễn phí cho tất cả mọi người.
“Do Góp Chữ huy động tiền cả ở ngoài Việt Nam nên sẽ sử dụng các công cụ hiện đại của Mỹ, ví dụ như Amazon Payment. Để thu được tiền lẻ từ đám đông thì các công cụ thanh toán phải rất tinh xảo, tự động và có chi phí giao dịch thấp. Công cụ Amazon Payment cho phép người ta đóng góp số tiền nhỏ đến 5 cent” (tương đương 10.000 đồng),” anh Nguyễn Phương Văn, thành viên của dự án, cho biết.
“Việc này ở Việt Nam hiện tại là bất khả thi. Thanh toán qua tin nhắn di động, hay thẻ ATM đều mất phí cao hơn 5 cent nhiều. Ngay cả thế giới có lẽ cũng chỉ có Amazon Payment làm được việc này nhờ lợi thế công nghệ và quy mô của họ, do có quá nhiều giao dịch, nên họ chỉ tính phí giao dịch rất ‘mỏng’ mà vẫn sống được” – anh Văn giải thích.
Cho và nhận
Là một hoạt động xã hội thuần túy, quy mô của “đám đông” phụ thuộc chặt chẽ vào hiệu quả và tầm ảnh hưởng mà dự án đạt được. Jimmy Wales đã bỏ ra 500.000 USD tiền túi cho hai năm đầu tiên của dự án Wikipedia (2001 – 2003) cho đến khi Quỹ hỗ trợ Wikimedia ra đời và bắt đầu các hoạt động gây quỹ. Đến thời điểm này, Wikipedia đã trở thành một hiện tượng thu hút bậc nhất, không chỉ trong giới công nghệ mà còn trong cộng đồng học thuật, bởi sự hữu ích đặc biệt của nó. Và đó là lý do mà từ năm 2003, sau những lời kêu gọi của Jimmy, người dùng trên toàn thế giới đã quyết định đóng góp tiền để nuôi dưỡng Wikipedia như nuôi dưỡng chính tri thức của mình.
Nguyễn Quang Thạch cũng là một trường hợp tương tự. Anh khởi động dự án “Tủ sách dòng họ” bằng tiền lương và tiền làm thêm của mình, với khát vọng kế tục sự nghiệp sách hóa nông thôn của cha anh. Kết quả hoạt động hai năm đầu đã thuyết phục được Chương trình ươm tạo doanh nghiệp xã hội của Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) tài trợ 400 triệu đồng, đủ cho Thạch duy trì và mở rộng quy mô dự án. Thạch nói, nhờ hiệu quả cụ thể của dự án, anh mới có được sự bảo đảm về uy tín để tiếp tục vận động sự ủng hộ tài chính từ cộng đồng.
Còn Góp Chữ, mặc dù mới trong giai đoạn chuẩn bị nền tảng công nghệ cho việc quyên tiền, nhưng đã nhanh chóng khởi động dự án dịch thuật đầu tiên với tác phẩm phi hư cấu Against the God (Nhân định thắng thiên) của Peter L. Bernstein. Bản dịch đang liên tục được cập nhật lên trang mạng Góp Chữ, cho phép cộng đồng theo dõi tiến độ dự án và gửi phản hồi về chất lượng bản dịch cho dịch giả.
Phương thức huy động vốn đám đông, với sự hỗ trợ đắc lực của Internet, đang tạo ra cơ hội rộng rãi cho những khoản tiền nhỏ lẻ có thể làm nên những việc thay đổi xã hội. 1 USD đóng góp cho Wikipedia sẽ giúp cho tất cả mọi người có được một kho tàng tri thức lớn nhất mà con người từng có. 20.000 đồng đóng góp cho dự án “Tủ sách dòng họ” sẽ tạo thêm cho người dân nông thôn cơ hội nâng cao hiểu biết. Khoản tiền nhỏ dành cho Góp Chữ ngày hôm nay sẽ sớm quay trở lại với người quyên góp trong những trang sách. Thời đại công nghệ thông tin tạo ra cơ hội để triết lý Cho và Nhận trở nên sống động hơn bao giờ hết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét