Đáng lo
Người dân chúng tôi
không biết các chỉ số vĩ mô ra làm sao, hiện tại chỉ biết là thất nghiệp
nhiều, lương khó tăng như ngày trước, dẫn đến ít tiền, cộng với giá cả
cao như hiện nay thì thắt chặt trong chi tiêu là chuyện đương nhiên. Nếu
không thắt chặt cũng không được vì lấy đâu ra tiền để mua sắm. Ngân
hàng có chào mời cho vay cá nhân với lãi xuất thấp cũng không dám vay để
mua xe, nhà v.vv, vì vay xong lấy gì để trả lãi và gốc đây???
Lo hơn trước
Tôi thấy ngày trước lạm phát cao mà công việc luôn có để làm, còn giờ lạm phát giảm nhưng thất nghiệp tràn lan.
Rất đáng lo
Nhìn vào thực tế đáng lo
hơn mừng. Thứ nhất giá cả chi tiêu sinh hoạt hàng ngày vẫn quá cao so
với mức thu nhập trung bình. Trước đây mang 100 000 đồng ra chợ thấy rất
an tâm, nay phải gấp vài lần. Hệ lụy của cuộc sống ngày càng khó khăn
là người dân quan tâm đến chi tiêu sinh hoạt hàng ngày hơn là những đồ
xa xỉ hoặc không có cũng chẳng sao. Sức mua các sản phẩm công nghiệp vì
đó mà chậm lại và kéo theo là sản xuất đình trệ.
Tôi thấy đáng lo hơn đáng mừng cho dù CPI giảm.
8 giờ 13 phút trước
Lo chu mung gi!
nguyen thi hai
Qua dang lo
Tôi thấy tinh hình như
hiện tại là rất nguy hiểm. Cứ như đà này thì tình hình kinh tế sẽ giảm
phát. Lúc đó còn nguy hiểm hơn nhiều so với lạm phát. Nhà nước cần phải
có chính sach cứu doanh nghiệp và tạo công ăn việc làm . Nếu không thực
hiện ngay e tình hình sẽ trở nên rất tồi tệ!!!
Kinh tế Vệt Nam thực sự đang yếu đi
5 năm về trước 7 triệu đồng/tháng nuôi được hai vợ chồng và 1 đứa con nhưng nay 7 triệu đồng/tháng một mình ăn cũng không đủ.
Con đập đang đầy nước
Theo tôi lạm phát đang
bị trói lại, chữ chưa có cách nào tháo gỡ nó, chẳng khác gì 1 con đập
đang đầy nước nếu xả không đúng thì toi luôn
Do cái gì?
- Không còn khai trương ,chiêu đãi bừa bãi lung tung.
- Không còn chi chung, chi riêng khi tiền có lãi.
- Không còn ăn mãi hơn 10%...
- Không còn chi chung, chi riêng khi tiền có lãi.
- Không còn ăn mãi hơn 10%...
nên giá cả phải chăng khi người tiêu dùng tính toán, mua về để bán hay là để ăn
Cần phải có biện pháp ngay
Do thời gian qua đưa ra
chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức, kiểm soát ngân hàng quá mức, các
tập đoàn kinh tế nhà nước cũng làm ảnh hưởng rất nhiều đến niềm tin của
nhà đầu tư nước ngoài. Theo tôi phải thay đổi ngay chính sách vĩ mô
không nên chạy theo mục tiêu GDP, Nên có chính sách kích cầu tiêu dùng,
hỗ trợ vốn sản xuất cho nông nghiệp nông thôn, xây dựng công.... Đặc
biệt phải minh bạch kinh doanh, tài chính của các tập đoàn kinh tế nhà
nước càng sớm càng tốt.
Nhận xét
Chuẩn, là do nhu cầu
tiêu dùng giảm chứ không phải là do giá giảm. Mà nhu cầu tiêu dùng giảm
thì doanh nghiệp cũng " tiêu". Nói tóm lại là đang trong thời kỳ nguy
hiểm.
Chưa thấy có dấu hiệu lạc quan
Trước đây tôi là một
người có thu nhập tương đối ổn định so với mặt bằng thu nhập VN, nhưng
do lạm phát cao , cuộc sống của tôi giờ cũng khá khó khăn, đại đa phần
người dân đều khó khăn như tôi cả, mọi chi tiêu đều bị thắt chặt, bởi
vậy CPI giảm là do sức mua của người dân bị suy kiệt, sức ép về hạ lãi
suất cũng góp phần, CPI giảm như vậy chưa nói lên điều gì khả quan về
tình hình kinh tế thực tế hiện nay.
Lo ngại
Lạm phát giảm trong thời
điểm này thật đáng lo ngại. giá cả các mặt hàng không giảm, chứng tỏ
sức mua đi xuống. Nếu cứ tình hình này ngành bán lẻ có nguy co phá sản
Lo sốt vó chứ mừng gì !
Tình cảnh này rồi mà mọi
người không biết nên mừng hay nên lo nữa hả ? Tui nói thiệt là phải lo
sốt vó chứ không phải lo thường nữa . Tình trạng này thể hiện rõ rằng :
người tiêu dùng đang cạn kiệt tiền để tiêu dùng, nhưng giá cả vật chất
đang ở mức cao ngất ngưỡng do ảnh hưởng từ lạm phát năm trước, cho nên
người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu và cũng không còn muốn chi tiêu
nhiều nữa vì mất tin tưởng vào các chính sách điều hành của các bộ
ngành. Cho nên bây giờ có 2 thực tế cùng tồn tại song song là : doanh
nghiệp thì bị tồn kho do lượng mua yếu => việc ít => thu nhập của
nld giảm trầm trọng. Bên cạnh đó ntd lại không có nhiều tiền để chi tiêu
do giá cả nhu yếu phẩm đang rất cao mà thu nhập lại bị rất nhiều loại
thuế phí bào mòn => giảm chi tiêu. Cho nên nhà nước phải cùng lúc
giải 2 bài toán này thì mới mong vực lại nền kinh tế. Nếu chỉ giải 1
trong 2 hoặc giải khác thời điểm thì cũng vô dụng. Thực tế thì mọi người
đang thấy rồi đó. Nếu không làm sớm thì tình hình sẽ ngày càng bi đát
hơn thôi.
Chẳng có gì đáng lo !!!
Tiết kiệm là quốc sách.
Chi tiêu ít để "tích cốc phòng cơ". Chẳng có gì phải đáng lo khi mà sự
tiêu xài đa phần chỉ là nhập siêu chứ cũng chẳng làm giàu gì cho người
Việt. Phải thắt lưng buộc bụng thôi !!!!
Đáng lo hơn đáng mừng
Tôi không phải là chuyên
gia kinh tế, cũng không biết nhiều về kinh tế vĩ mô. Nhưng tôi có thể
nhận thấy rằng tuy CPI tháng 6 có giảm, giá cả mặt hàng thực phẩm (chiếm
tới 1/3 thu nhập hàng tháng của tôi, và tôi tin với đa số người dân
Việt Nam cũng vậy thậm chí với một số gia đình thì có thể chiếm tới 90%
thu nhập) vẫn giữ ở mức giá cao, theo đó khả năng CPI giảm là do mức
tiêu thụ giảm chứ không hẳn do giá giảm.
lạm phát giảm, đáng mừng hơn đáng lo.
Dear bạn đọc,
Tôi thấy giữa hai sự chọn lựa là lạm phát giảm hay tăng, thì tôi thấy lạm phát giảm là điều đáng mừng. Các ý kiến của các chuyên gia nước ngoài cũng như của ông Lê Đăng Doanh là không sai, nhưng cũng chưa hẳn là đúng ... trong tình hình này thì lạm phát giảm không phải là một liều thuốc công hiệu để thúc đẩy phát triển, nhưng nó đem lại sự ổn định cần thiết (?).
Nên nhớ là để kích thích phát triển kinh tế trong nước trong tình hình hiện nay cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài ... có cái trong tầm kiểm soát của ta, nhưng có cái thì nằm ngoài tầm kiểm soát của ta ... như vậy để giải bài toán phát triển không hề đơn giản chút nào ???.
Trước mắt, việc chỉ số lạm phát tháng 6 giảm như thế sẽ làm chỉ số lạm phát tổng thể cả năm giảm bớt, như vậy sự bào mòn thu nhập của các hộ gia đình sẽ được chặn lại, thu nhập người dân ổn định ... tuy không hẳn là tiến, nhưng trụ vững không lùi (?).
Vấn đề thanh khoản ngân hàng : quan điểm của các ngân hàng cũng như các nhà điều hành là sai ... thanh khoản lý tưởng là chỉ luôn vừa đủ hay hơi thiếu một chút là đẹp nhất ... việc dư thừa thanh khoản ngân hàng là dấu hiệu xấu chứ không hề tốt, điều đó cho thấy là các lãnh đạo ngân hàng kém trình độ.
Tôi thấy giữa hai sự chọn lựa là lạm phát giảm hay tăng, thì tôi thấy lạm phát giảm là điều đáng mừng. Các ý kiến của các chuyên gia nước ngoài cũng như của ông Lê Đăng Doanh là không sai, nhưng cũng chưa hẳn là đúng ... trong tình hình này thì lạm phát giảm không phải là một liều thuốc công hiệu để thúc đẩy phát triển, nhưng nó đem lại sự ổn định cần thiết (?).
Nên nhớ là để kích thích phát triển kinh tế trong nước trong tình hình hiện nay cần đòi hỏi rất nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài ... có cái trong tầm kiểm soát của ta, nhưng có cái thì nằm ngoài tầm kiểm soát của ta ... như vậy để giải bài toán phát triển không hề đơn giản chút nào ???.
Trước mắt, việc chỉ số lạm phát tháng 6 giảm như thế sẽ làm chỉ số lạm phát tổng thể cả năm giảm bớt, như vậy sự bào mòn thu nhập của các hộ gia đình sẽ được chặn lại, thu nhập người dân ổn định ... tuy không hẳn là tiến, nhưng trụ vững không lùi (?).
Vấn đề thanh khoản ngân hàng : quan điểm của các ngân hàng cũng như các nhà điều hành là sai ... thanh khoản lý tưởng là chỉ luôn vừa đủ hay hơi thiếu một chút là đẹp nhất ... việc dư thừa thanh khoản ngân hàng là dấu hiệu xấu chứ không hề tốt, điều đó cho thấy là các lãnh đạo ngân hàng kém trình độ.
Biểu hiện ngân hàng thừa tiền nhưng
không thể cho vay chứng tỏ sự bế tắc trong lưu thông tiền tệ, nhưng việc
các doanh nghiệp không có đầu ra nên không thể vay tiền chứng tỏ năng
lực của lãnh đạo doanh nghiệp kém ... chậm linh hoạt trong chuyển đổi mô
hình và cách thức quản lý, cũng như linh hoạt trong điều hành sản xuất
kinh doanh. Với thị trường người khôn của khó như hiện nay, thì đòi hỏi
trình độ của các lãnh đạo và sự thay đổi tư duy rất cao.
Theo tôi nhận định, vietnam sẽ bước vào một bước ngoặt trong thay đổi rất dữ dội trong hai năm tới ... vấn đề còn lại là nguồn nhân lực cần có để đáp ứng quá trình thay đổi đó này (?).
Theo tôi nhận định, vietnam sẽ bước vào một bước ngoặt trong thay đổi rất dữ dội trong hai năm tới ... vấn đề còn lại là nguồn nhân lực cần có để đáp ứng quá trình thay đổi đó này (?).
ý kiến
Chúng ta đang đi vào suy thoái !
CPI ÂM LÀ KINH TẾ KÉM !
CPI ÂM CÓ NGHĨA LÀ HÀNG
BÁN THÌ THỪA, NHƯNG QUÁ ÍT NGƯỜI MUA ! ĐIỀU NÀY KHÔNG CÓ GÌ LÀ LẠ Ỡ VN
KHI MÀ HIỆN NAY MỌI NGƯỜI THŨ THẾ NÊN CHI TIÊU RẤT DÈ DẶT VỚI MỨC THU
NHẬP KHIÊM TỐN CŨA MÌNH , KỄ CÃ CÁC GIA ĐÌNH ĐẠI GIA , VÌ NHIỀU DN VỠ NỢ
VÀ NHIỀU GĐ VÀ TGĐ ĐÃ BỊ ĐI TÙ !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét