THÔNG TẤN XÃ VIỆTNAM
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Chủ nhật, ngày 17/6/2012
(Newsweek -28/5/2012)
Trừ phi có một phép thần, Hy Lạp đang
lao nhanh đến chỗ mà người ta thậm chí không hề nghĩ nó tồn tại: đó là
phá sản, và đứng ngoài khu vực sử dụng đồng euro. Và nếu Hy Lạp bị đá ra
ngoài cánh cửa của khu vực này, sức chịu đựng về chính trị cũng như
kinh tế của các nước thành viên khác bị mắc nợ nần của khu vực sử dụng
đồng euro sẽ bị thử thách nặng nề – có khả năng dẫn đến sự tan vỡ.
Những tiếng kêu cứu trong những ngày
tháng 5 đang vang lên từ Aten cho tới Mađrít, từ Rôm và thậm chí từ
Amxtécđam, với Tống thống Nicolas Sarkozy của Pháp là người mới đây nhất
trong một tá các nhà lãnh đạo chính trị bị nước cuốn qua mạn tàu kể từ
khi khu vực sử dụng đồng euro gặp phải những cơn sóng lớn. Cuộc khủng
hoảng hành động chậm chạp ở châu Âu đã đột ngột lên tới điểm mà ở đó
không thể tránh né các thỏa thuận hoặc trì hoãn các quyết định. Toàn bộ
công việc làm ăn đã trở nên rất phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên môn
vì kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng, các nhà lãnh đạo châu Âu mới chỉ
áp dụng các biện pháp tăng dần mà không xem xét đến một bức tranh lớn
toàn cảnh. Và ngoài ra, họ đã xóa công luận ra khỏi phương trình, rất ít
khi ngay cả là giải thích cái gì đang bị đe dọa và các cuộc cải cách sẽ
mang lại lợi ích gì. Việc này đã dẫn đến những hậu quả đối với sự ổn
định chính trị mà họ đáng ra có thể thấy trước.
Alexis Tsipras, kẻ xúi giục bạo động
chính trị trẻ tuổi mà phong trào Syriza cánh tả cấp tiến của ông bỗng
nhiên xuất hiện để giành vị trí thứ hai trong các cuộc bầu cử quốc hội
mới đây của Hy Lạp dựa trên cương lĩnh “không thể trả nợ, sẽ không trả
nợ”, đã lật đổ cỗ xe chở đầy táo thối vốn được coi là bộ máy chính trị
Hy Lạp. Nhưng điều đó đến lượt nó có thể làm đảo lộn phần còn lại của
châu Âu, đặc biệt là nếu, như có thế xảy ra, Syriza dẫn đầu trong vòng
bầu cử tới sẽ diễn ra vào ngày 17/6 và thiết lập một chính phủ liên minh
chống cứu trợ theo xu hướng cánh tả không khoan nhượng. Phép màu mà
Tsipras hứa hẹn là Hy Lạp có thế xé toạc hiệp ước cứu trợ tháng 3 “nặng
lãi” trị giá 130 tỉ euro mà Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
dành cho Hy Lạp, việc cứu trợ lần thứ hai trong vòng hai năm, phụ thuộc
vào việc cắt giảm mạnh mức chi tiêu và các cuộc cải cách cơ cấu – và vẫn
tiêp tục duy trì đồng euro. Lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Đức Angela
Merkel chơi con bài cá cược với cuộc sống của người dân, Tsipras nhấn
mạnh rằng khi sự thúc đẩy trở thành việc xô đẩy, ngay cả Béclin sẽ chùn
bước trước những rủi ro đối với chính sự sống còn của khu vực sử dụng
đồng euro nếu Hy Lạp ra khỏi khu vực này. Người Hy Lạp có “vũ khí cuối
cùng”, Tsipras khoe khoang: bất kể sức tàn phá mà sự hỗn độn tài chính
có thể gây tác động cho họ ở ben ngoài khu vực sử dụng đông euro như thế
nào chăng nữa, chính triển vọng Hy Lạp khập khiễng trở lại với đồng
đracma của nước này có thể gây ra xu hướng mất niềm tin lớn trên khắp
khu vực sử dụng đồng euro đến mức nó sẽ làm tan rã đồng tiền chung duy
nhất này.
Tsipras đang đặt bản thân Hy Lạp vào sự
rủi ro lớn gây nản chí. Ông có thể được coi là đúng khi cho rằng các
chính phủ EU đang lừa gạt khi họ quả quyết rằng chẳng có gì trong thỏa
thuận cứu trợ Hy Lạp có thể được tái thương lượng. Những điều khỏan hiện
nay của thỏa thuận khiến Hy Lạp đi vào sự suy thoái sâu sắc hơn bao giờ
hết sẽ khiến đất nước đau khổ này ở trong tình trạng còn chìm sâu hơn
nữa trong nợ nần. Và thỏa thuận được loan báo ầm ĩ đã được thể hiện trên
các thị trường: Các trái phiếu mới của Hy Lạp được phát hành sau khi
các nhà đầu tư tư nhân cắt giảm tới 75% mức đầu tư chỉ cách đây hai
tháng đang được giao dịch ở những mức nguy hiểm với lợi suất 21% đối với
khoản nợ 10 năm. Chỉnh sửa các điều kiện cứu trợ có thể làm trì hoãn
ngày bị vỡ nợ mà dường như chắc chắn sẽ xảy ra, với hy vọng rằng vào lúc
đó các nước còn lại trong khu vực sử dụng đồng euro sẽ có thể ít bị lây
nhiễm hơn. Ngoài ra, có sự thật khó xử là không có cách “hợp pháp” nào
để loại Hy Lạp ra khỏi khu vực các nước sử dụng đồng euro. Bởi vì theo
luật pháp, đồng euro là đồng tiền của khối EU và tư cách thành viên của
khối này về mặt lý thuyết là không thể bãi bỏ, hiện không có điều khoản
ra khỏi khối này trong các hiệp ước EU.
Nhưng chỉnh sửa là một việc: đòi hỏi của
Syriza về việc hủy bỏ thỏa thuận ngay lập tức, tạm dừng việc trả nợ và
đảo ngược việc cắt giảm lương hưu cũng như tiền lương cùng với nhau lại
là một vấn đề nữa. Hiện đã có sự tức giận đáng kể trong khối EU về việc
Hy Lạp đã chồng chất sự khó nhọc lên vai các công dân khu vực tư nhân
trong khi lại hầu như không sa thải được ai trong tổng số 790.000 công
chức của nó, một đám đông vốn được nuông chiều. Nếu những người Hy Lạp
bầu ra một chính phủ do Syriza đứng đầu, họ có thể nhanh chóng nhận ra
rằng liệu sự vỡ nợ hỗn độn, việc quay trở lại với đồng đracma, và sự phá
giá trên thực tế cuối cùng có dẫn đến việc thoát khỏi cái bẫy nợ nần mà
họ cho là không thể chịu đựng nổi hay không. Cái mà Tsipras coi là
thách đố châu Âu thì đối với các ông chủ người Đức chi trả tiền của Hy
Lạp giống như một sự hăm dọa tệ hại.
Và điều đó, chỉ cách đây vài tháng, có
thể là: những gì bà Angela Merkel nói đã đi cùng với sự ủng hộ không nao
núng về công khai nếu không nói là có đôi chút không được tự tin lắm
trong riêng tư, của ông Sarkozy. Không còn như vậy nữa. Trong hai năm,
bà Merkel đã kiên trì cố giữ con đê châu Âu, tuyên bố ngay cả khi những
vết nứt đã mở rộng ra rằng con đê này đủ vững chắc về mặt cấu trúc để
chịu được mực nước dâng cao với điều kiện là mọi người phải giúp sức vào
24/24 giờ. Tất cả những gì cần đến là sự can đảm để thực thi các cải
cách cơ cấu sâu sắc, giống như Đức đã từng làm trong những năm 1990.
Bỗng nhiên, bà Merkel thấy bản thân mình như phải “bơi” để cứu lấy mình.
Sức mạnh tài chính của Đức lớn chưa từng thấy, nhưng nước này thấy bản
thân nó có nguy cơ quay trở lại vị trí mà Charles de Gaulle đã thích thú
mô tả: đó là một con ngựa thồ Đức dũng cảm do một người cưỡi ngựa Pháp
điều khiển. Từ nhiều vùng châu Âu, nhưng nghiêm trọng nhất là từ Pháp và
thậm chí từ chính nước Đức, chế độ kỷ luật cứng rắn của bà Merkel dành
cho châu Âu đang tìm thấy ngày càng ít người tiếp nhận.
Merkel và Sarkozy, hay “Merkozy”, là một
cặp rõ ràng kỳ quặc. Nhiệt tình được ca ngợi của Sarkozy đối với cải
cách đã tan biến khi nền kinh tế Pháp bị sa sút, trong khi ham muốn chia
sẻ gánh nặng của ông tăng lên – đáng chú ý là qua việc thuyết phục Đức
đổ tiền mua các trái phiếu ngoại lai theo đó có thể góp vốn chung một
cách có hiệu quả cho khoản nợ của khu vực sử dụng đồng euro. Đối với bà
Merkel, bất kỳ cái gì tiến gần đến một “liên minh chuyển giao” đã và
hiện là một lời nguyền rủa: thà là một cuộc suy thoái gây lụn bại ở châu
Âu (mà nước Đức không phải chịu đựng) hơn là việc trói buộc đồng tiền
của Đức vào những ý thích thất thường của các nền văn hóa hoang phí hơn.
Nhưng cặp Merkozy đã quyết tâm không bao giờ bỏ hàng ngũ. Trái lại, một
câu chuyện đùa lan khắp Pari khi dường như là Francois Hollande sẽ gửi
hàng cho Sarkozy, rằng người ta sẽ phải tìm một kiện hàng mới mang hai
cái tên. Cái tên được ưa thích không phải là Merlande, mà là Merde cay
độc hơn, điều bắt đầu tác động đến những người hâm mộ trong vòng vài giờ
diễn ra cuộc kiểm phiếu cuối cùng.
Ông Hollande đã thách thức trực tiếp
quan điểm của Đức về khu vực sử dụng đồng euro, ngang nhiên dựng lên một
sự phân chia giả tạo giữa một bên là xu hướng “khắc khổ” – và một bên
là xu hướng “tăng trưởng”. Đòi hỏi của ông về việc tái thương lượng và
làm dịu bớt hiệp ước tài chính vốn được ấp ủ của bà Merkel, điều còn đi
xa hơn những cắt giảm thâm hụt ngân sách nhằm áp đặt một sự ràng buộc về
mặt tài chính trên khắp châu Âu theo đó sẽ hạn chế mức chi tiêu bất kể
các chu kỳ kinh tế như thế nào, có thể còn được lặng lẽ biến thành một
thông cáo mập mờ một cách thận trọng về khát vọng tăng trưởng kinh tế.
Nhưng việc thông qua hiệp ước này không chỉ ở Pháp mà còn ở Quốc hội
Italia hiện vẫn còn là điều nghi ngờ.
Giọng điệu chống khắc khổ của ông
Hollande đã làm dấy lên một cuộc đấu khấu giữa hai bờ sông Ranh. Volker
Kauder, nhà lãnh đạo Quốc hội của các đảng viên Dân chu Cơ đốc giáo,
nhận xét rằng “Đức không ở đây để tài trợ cho những lời hứa bầu cử của
Pháp.” Người phát ngôn của Hollande, Benoit Hamon, đã phản ứng lại trước
việc đó: “Chúng ta không tổ chức một cuộc bầu cử để bầu ra một Chủ tịch
châu Âu được gọi là bà Merkel, người có quyền quyết định số phận của
bất kỳ ai.” Chào đón một châu Âu mới – đã có sự chia rẽ ngay tại cốt
lõi.
Việc ông Hollande trúng cử chắc chắn làm
thay đổi phương trình chính trị của châu Âu có lẽ theo hướng tốt đẹp
hơn, nếu ông có thể thực sự kéo Pháp ra khỏi những sự trì trệ kinh tế
trong khi làm tốt cam kết phần nào có vẻ đáng ngờ của ông về việc cắt
giảm khoản chi tiêu 24 tỉ euro đúng thời hạn để giảm mức thâm hụt ngân
sách trong năm tới xuống còn 3%. Nhưng việc ông trúng cử chắc chắn sẽ
làm cho sự thay đổi theo hướng tồi tệ hơn nếu nó thổi bùng lên những sự
phản đối theo đường lối dân túy chống lại những cải cách không thể nghi
ngờ được là cần thiết liên quan đến thị trường lao động và đặc quyền đặc
lợi của công ty có tổ chức công đoàn. Chỉ riêng chiến dịch của ông có
thể đã góp phần cho việc bỏ phiếu chống cứu trợ tài chính ở Hy Lạp.
Quyền chỉ huy của bà Merlcel trong
phương trình mới này đã giảm đi. Trên khắp châu Âu, suy thoái kinh tế
đang nhen nhóm sự thù địch chống lại Đức. Ngay cả ở trong nước, uy tín
cá nhân của bà Merkel vẫn được duy trì nhưng đảng của bà hiện gặp rắc
rối, và thất bại nặng nề mới đây của đảng này ở bang North Rhine –
Westphalia có lợi cho một đảng viên Dân chủ Xã hội, người cam kết sẽ tỏ
ra nương tay với những khoản nợ quá lớn của bang này đã khích lệ đảng
Dân chủ Xã hội yêu cầu nước Đức, đúng; chính nước Đức, làm giảm nhẹ hiệp
ước tài chính nổi tiếng này. Pháp cũng có các đồng minh trong Ủy ban
châu Âu, nhất là vì Brúcxen đã bỏ ra nỗ lực lớn trong việc làm tăng ngân
sách vốn có tiếng là chi tiêu lãng phí của nó. José Manuel Barroso, Chủ
tịch ủy ban, đã bày tỏ sự vui mừng của ông trước “động lực mới rõ ràng
đang được xây dựng trong các nước thành viên của chúng ta để khởi động
động cơ tăng trưởng bị trì trệ.” Những gì mà cả Barroso và Thủ tướng
Italia Mario Monti muốn nói qua việc tái chú trọng đến sự tăng trưởng là
vấn đề đầu tư đi đôi với việc cải cách cơ cấu sâu sắc hơn. Ngược lại,
ông Hollande có kế hoạch thúc đấy mức chi tiêu nhà nước vốn quá cao của
Pháp, thuê thêm 60.000 giáo viên đồng thời trợ cấp cho 150.000 “công ăn
việc làm trong tương lai” dựa trên các khoản thuế tăng cao hơn nữa.
Trong từ vựng của ông, “tự do hóa” là một từ xấu xa.
Suy thoái kinh tế càng trầm trọng, bà
Merkel sẽ càng bị cô lập hơn. Dự báo mới đây của Ủy ban châu Âu dự đoán
mức tăng trưởng kinh tế sẽ giảm 0 3% trong năm 2012 ở 17 nước sử dụng
đồng euro, và chỉ tăng có 1% trong năm tới. Sự nhức nhối ở Tây Ban Nha,
nơi một nửa lực lượng lao động dưới 25 tuổi không có việc làm, có thể
nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu Chính phủ của Mariano Rajoy
thất bại, như nó có thể, trong việc bịt lại một cách thuyết phục những
lỗ hổng nợ nần tồi tệ khủng khiếp ở các ngân hàng của nước này.
Đồng euro, vốn được cho là sẽ thúc đẩy
xu hướng cạnh tranh lớn hơn thông qua sự hội tụ kinh tế, các thị trường
minh bạch, và sự cố kết chính trị, thay vào đó đã đạt được kỳ công đáng
kể là gây mất ổn định, trong mỗi nước thành viên của khối này theo những
cách khác nhau – và làm cho các nước đó ngay càng bất hòa. Các nước
thuộc khu vực sử dụng đồng euro đang mắc vào một cái bẫy : không thể làm
giảm giá trị con đường của họ vì rắc rối, hay điều chỉnh lãi suất, họ
chỉ có thể giảm chi phí vay mượn bằng cách thuyết phục các thị trường
thông qua việc cắt giảm mức chi tiêu, tăng thuế và tiến hành cải cách mà
các khoản tài chính công của họ đang chịu sự kiểm soát. Tuy nhiên, việc
này trở nên tự chuốc lấy thất bại nếu các thị trường bắt đầu tin rằng
trong tiến trình này, tổng sản phẩm quốc nội của họ đang giảm dần và vì
thế khả năng của họ trang trải cùng những khoản nợ đó cũng sẽ giảm như
vậy.
Thách thức khẩn cấp đối với ông Hollande
và bà Merkel là kết họp nhuần nhuyễn những cải cách khó khăn đó với sự
phục hồi kinh tế. Điều đó chắc chắn sẽ bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất
của Ngân hàng trung ương châu Âu và nguồn cung ứng tiền được mở rộng,
bất kể những rủi ro về lạm phát. Tuy nhiên, điều đó có thể còn cần đến
nhiều tiền hơn của Đức, nhưng ông Hollande khó có thể là người đàn ông
được đặt đúng chỗ nhất để thuyết phục bà Merkel về điều đó. Như Mervyn
King, Thống đốc Ngân hàng Anh, nhận xét mới đây: “Khu vực sử dụng đồng
euro đang tự phá tan chính mình mà không có bất kỳ giải pháp rõ ràng
nào.” Và gần như không có gì để Anh, hoặc thậm chí Mỹ, có thể làm để
giảm bớt ảnh hưởng độc hại đối với nền kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn./.
Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét