Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Bơm tiền 'khủng khiếp': Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút


- Phát biểu trên diễn đàn Quốc hội mới đây, Thống đốc Bình cho biết, từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một lượng tiền có thể nói là “khủng khiếp”!.
Cụ thể, cơ quan này đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trong tháng 2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra 60.000 tỷ đồng để phục vụ các chương trình nông nghiệp và nông thôn. Trước đó, cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra 30.000 tỷ đồng để cứu trợ các ngân hàng mất khả năng thanh khoản.

Thống đốc nói rõ: “Tổng các gói tiền mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra như vậy có khối lượng vô cùng lớn. Chính vì vậy mà thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện rất đáng kể, từ chỗ cuối quý 4/2011 là các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ hàng loạt, nhưng đến nay thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đáng kể”.


Một lượng tiền lớn đã được đưa ra nhưng thực tế bù lại thì tín dụng vẫn âm, DN và nền kinh tế vẫn khát vốn. Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là lượng tiền lớn như thế đã đi vào đâu và ai đang là người hưởng lợi từ lượng tiền này.


Trao đổi với phóng viên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – VEF, báo VietNamNet, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, cho biết, mặc dù từ cuối 2011, Ngân hàng Nhà nước đã cung ra thị trường một lượng tiền cực lớn lên đến gần 300.000 tỷ đồng, vậy nhưng số triền trên không có tác động tới sản xuất.


- Thưa ông, một lượng tiền lớn cung ra nền kinh tế nhưng sao kinh tế vẫn tăng trưởng thấp, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Vậy số tiền trên đi đâu và có tác động đến nền kinh tế không?


TS. Cao Sỹ Kiêm:
Số lượng tiền cung ra đúng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói. Nhưng sau khi tung tiền đồng ra mua USD dự trữ với con số 180.000 tỷ đồng thì ngay lập tức Ngân hàng Nhà nước đã phát hành trái phiếu để thu tiền về với con số là 90.000 tỷ đồng rồi. Phải làm như vậy vì việc dùng tiền đồng mua USD thực chất là hoán đổi tiền và như vậy sẽ dễ tác động gây tăng lạm phát. Vì vậy, việc thu hồi tiền về là cần thiết.


Ông Cao Sỹ Kiêm.

Ngoài ra, tiền còn được luân chuyển trên thị trường liên ngân hàng dưới hình thức cho vay qua thị trường liên ngân hàng. Thêm vào đó là các ngân hàng thanh toán vay mượn lẫn với nhau...

Số tiền còn lại có đến được với các DN không còn nhiều và cũng chưa đủ để trám vào những khoản nợ đọng, vay mượn từ trước nên hết ngay. Nền kinh tế cần khối lượng tiền lớn, trong khi khả năng thanh khoản của người dân cũng như các DN đã cạn kiệt từ lâu, vì vậy nó không đủ kích thích kinh tế.


- Nói như vậy theo ông tức là nhiều tiền lớn nhưng không có tác dụng với sản xuất kinh doanh?


Để thúc đẩy sản xuất thì phải căn cứ vào dư nợ tín dụng và tiền từ ngân sách cấp ra cho các dự án. Thời gian qua, tiền cấp cho các dự án không tăng nhiều, tăng trưởng tín dụng âm. Như vậy, lượng tiền cung ra không có tác dụng với sản xuất kinh doanh, không đi vào nền kinh tế.


- Vậy riêng việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn có tác dụng gì cho khu vực ưu tiên này?


Việc cung ra 60.000 tỷ đồng cho nông nghiệp nông thôn, qua theo dõi đã thấy cho vay khu vực nông thôn có tăng lên và đó là yếu tố góp phần làm thay đổi, giúp cho sản xuất các mặt hàng thiết yếu tại nông thôn tăng. Vụ được mùa vừa qua cũng có yếu tố đóng góp của các dịch vụ và vai trò của ngân hàng. Tuy nhiên, với một khu vực nông thôn rộng lớn, việc cung ra 60.000 tỷ đồng chưa thấm vào đâu cả, tác động có nhưng chưa lớn, chưa làm thay đổi mạnh mẽ.


- Theo công bố, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng sẽ có khoảng 70.000 tỷ đồng được cung ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo ông số tiền này liệu có kéo nguy cơ lạm phát trở lại?


Con số chính xác là ngân sách sẽ cung cấp 21.000 tỷ đồng/tháng và ngân hàng cung cấp 50.000 tỷ đồng/tháng. Nếu số tiền này được đưa vào đúng chỗ, đúng địa chỉ thì nó sẽ phát huy tác dụng, giúp đảm bảo tăng trưởng GDP đạt 6%/năm. Nền kinh tế hiện nay rất khó khăn, nếu không rót tiền sẽ khựng lại, đặc biệt là sản xuất kinh doanh. Khi có tiền, các dự án sẽ tiếp tục triển khai thực hiện, tạo ra việc làm, tạo ra sức mua giúp DN thực hiện được dự án và vượt qua khó khăn. Khi hàng hóa được tung ra nhiều, giá cả ổn định thì nó còn có tác dụng kìm chế lạm phát.


Nhưng nếu rót không trúng, tiền không đưa vào sản xuất mà chạy lòng vòng, tất nhiên sẽ không thúc đẩy sản xuất phát triển, không tạo ra hàng hóa thì lạm phát sẽ trở lại.


- Hiện nay, DN muốn vay vốn, ngân hàng thì thừa vốn muốn cho vay nhưng lại vướng tài sản thế chấp, nợ quá hạn. Nếu cứ áp dụng đúng tiêu chí thì ngân hàng không thể rót tiền được. Vậy sẽ giải quyết bằng cách nào?


Vấn đề là ngân hàng và DN cần tìm tiếng nói chung. Ngân hàng không nên hạ tiêu chí cho vay nhưng cần linh hoạt và minh bạch. Với những dự án đang dở dang thì nên cho vay để tiếp tục hoàn thiện, cho vay với những DN có nhiều lao động, có hướng đi rõ ràng... Nói chung cần có chia sẻ với DN cũng như phân tích cụ thể, không nên xơ cứng, cứ đòi hỏi phải đủ điều kiện mới cho vay.


Ngân hàng không giải quyết được thì DN khó khăn. DN khó khăn, ngân hàng không cho vay được vốn cũng khó khăn. Ngân hàng và DN đang ngồi chung 1 thuyền, nếu không tìm ra tiếng nói chung, lối thoát thì cả 2 sẽ cùng chết chìm.


Trần Thủy

  • Quản lý kinh tế kiểu ...nông dân?
    Nông dân cầm cố nhà cửa, đất đai vay ngân hàng, vay tiền từ các nguồn....rồi dùng tiền ấy mua cây giống, máy nông cụ, con giống...để sản xuất. Nhưng họ không thể biết là họ sẽ lời hay lỗ. Một cơn bão, một thị trường thu mua phập phù cũng biến nông dân thành con nợ. Quản lý nhà nước đáng lẽ phải khác đi, có nghĩa là quản lý nhà nước phải biết rõ tiêu đồng tiền thuế của dân như thế nào cho dân được lợi. Nhưng không, những nhà quản lý chúng ta không khác gì bác nông dân, cứ bỏ tiền ra, bơm tiền cứ chi, cứ tiêu cho thoải mái. Kết quả thì phó mặc cho ông trời. Hik
    Phạn Thanh Bình Gửi lúc 22/06/2012 02:02
  • Mang muối bỏ biển
    Xem ra mấy ngân hàng và các doanh nghiệp , cứ lỗ là in thêm tiền bơm cho . Làm thế là vi phạm quy luật thị trường rồi còn gì. 300.000 tỷ đồng chẳng qua chỉ là chuyển từ tay phải sang tay trái thôi mà, có ra đến bên ngoài đâu.
    alibaba Gửi lúc 22/06/2012 01:43
  • Bơm vào vào là rút ruột người dân
    Suy diễn đơn giản thôi. Ngân hàng bơm tiền in mới vào thị trường thực chất làó khăn thêm người dân lao động, rút bớt miếng cơm đang còm cõi đạm bạc của người lao động vì giá tăng, vì không có việc làm nên không có thu nhập nên không có tiền để mua hàng hoá. Thế là cho phép ngân hàng có thêm lợi nhuận để tăng lương và để thưởng chứ đâu có phải vì hỗ trợ doanh nghiệp, vì thúc đẩy sản xuất? Người dân sắp chết yếu thì may họ lại "phát hiện" ra để chuẩn bị thay chiêu khác đây.
    Nông dân Gửi lúc 22/06/2012 12:45
  • hieu qua von vay
    Muốn lượng vốn này đến được tay doanh nghiệp vừa, nhỏ và hộ kinh doanh tốt cần phải giàm sát chặt trẽ các ngân hàng và các ngân hàng cũng phải quản lý tốt nhân viên nếu không người vay sẽ bị gây khó rễ trong quá trình thoả thuận. các nhân viên này thường cắt nóng của khách hàng từ 5% đến 10% nếu không là sẽ bị xếp vào dạng không đủ điều kiện vì danh giới này dễ bị san bằng
    Duong hai quan Gửi lúc 22/06/2012 12:42
  • Tiền ở đâu ra
    300ngàn tỷ ( tương dương 15 tỷ USD )nhà nước lấy từ nguồn nào? phải chăng nhà nước in tiền cung cho các ngân hàng để mua lương USD và vàng trong dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu.Nếu vậy có thể hiểu bản chất của chính sách độc quyền vàng miếng và chống Dollas hóa thị trường là gì?
    TranKhoan Gửi lúc 22/06/2012 12:20
  • Đừng đổ tội cho Ngân hàng
    Ngân hàng cũng là doanh nghiệp kinh doanh, phải đảm bảo tiền của người dân gửi cho nên cũng không thể đòi hỏi Ngân hàng hạ chuẩn cho vay với KH được. Nói như bạn Nhi thì không hợp lý đâu, bởi hiện tại thời điểm này các chủ Ngân hàng là người lo lắng nhất vì rất nhiều rủi ro gặp phải. Tôi thấy Ngân hàng bây giờ như ngồi trên đống lửa.
    Hoang Minh Gửi lúc 22/06/2012 11:49
  • Thực sự cứu ai?
    Nhà nước cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế, nhưng người hưởng lợi là ai trong toàn xã hội. Số đông người lao động không có tiền về quê nghỉ tết, không có nhà để ở, không thể gửi con ở trường để đi làm, không được chữa bệnh khi ốm đau… Tiền của xã hội không nên phung phí cho những kẻ không biết làm kinh tế, không biết kinh doanh, không biết về cộng đồng. Những kẻ tham lam chỉ biết bỏ lơi nhuận vào túi mình, khó khăn thì kêu toáng lên. Nếu cứu những kẻ tham lam đó chỉ phí nguồn lực ít ỏi của xã hội, còn những người lao động luôn luôn đóng góp cho phát triển xã hội thì vẫn lại hưởng rất nhiều không như lúc kinh tế tăng trưởng mạnh trong thời kỳ trước thời khó khăn này.
    Phạm Ngọc Anh Gửi lúc 22/06/2012 11:06
  • Cứu hay không sẽ muộn.
    Tín hiệu từ thị trường vẫn rất ảm đạm. Tôi không hiểu nhà nước hoạch định chính sách kinh tế kiểu gì chứ thế này thì không ổn. Công ty tôi cũng đang cực kỳ khó khăn. Nhanh không muộn.
    Long Binh Gửi lúc 22/06/2012 11:03
  • Chính sách tiền tệ đã thắt chặt quá mức
    Theo Tôi việc bơm một khối lượng tiền khổng lồ ra mà ít tác động đến thị trường là bằng chứng thể hiện rõ nhất việc thặt chặt tiền tệ quá mức của NHNN, đã làm cho nền kinh tế thiếu phương tiện thanh toán trầm trọng, 300 000 tỷ mới chỉ bù đắp được một phần của sự thiếu hụt phương tiện thanh toán. Do thiếu hụt phương tiện thanh toán đã đẩy nền kinh tế đi vào suy thoái, ngân sách thất thu, doanh nghiệp bị phá sản hàng loạt, thất nghiệp gia tăng, bất ổn xã hội gia tăng…NHNN cần sớm xem lại chính sách tiền tệ của mình mới mong phục hồi lại nền kinh tế.
    Bùi Huy Tuấn Gửi lúc 22/06/2012 10:40
  • Bơm 300.000 tỷ
    Việc NHNN bơm 300.000 tỷ vào thị trường, Đó là : - NH Nhà nước đã mua vào ngoại tệ# 180.000 tỷ coi như hoán chuyển từ lưu hành ngoại tệ sang VND ( là quá tốt ).Lượng tiền trong lưu thông không thay đổi. - 60.000 tỷ phục vụ Nông nghiệp Nông thôn và 30.000 tỷ cứu trợ thanh khoản nhưng NHNN phát hành trái phiếu 90.000 tỷ thu lại ngay thì còn bao nhiêu trong lưu thông ???
    Nguyen van Thuyen Gửi lúc 22/06/2012 10:37
    • Gần 300.000 tỷ hút đồng đi đâu mất
      Gần 300.000 tỷ đồng đi đâu mất hút? hỏi như vậy chắc trả lời không khó. Chỉ có vấn đề là thời đại kinh tế trí thức mà tầm quản lý vĩ mô xem ra cách làm ăn kiểu nông dân quá./.
      Nguyễn Ngọc Trung Gửi lúc 22/06/2012 10:24
    • luẩn quẩn
      đên kỳ vay ngân hàng quê tôi vay mỗi gia đình được vài 2-3 t riệu số tiền này chẳng để đầu tư vào tái sản xuất (mà có đầu tư vô sản xuất cũng không đủ) nên đa số vay ngân hang về để trả nợ.hét rùi lại vay đâu đó chờ sang năm vay ngân hàng về lại trả...
      nguyen dat Gửi lúc 22/06/2012 10:22
    • Gỡ rối Muộn đến đâu ?
      Cách đây khoảng 1 năm thì nói thít chặt tín dụng để thanh lọc doanh nghiệp , doanh nghiệp nào chết thì để cho chết . Kết quả cho tới nay là cả doanh nghiệp và ngân hàng đều chết , bây giờ các nhà điều hành cấp vĩ mô mới hiểu vấn đề đơn giản là như vậy . Lúc cần giảm thuế , giảm tăng giá xăng dầu và điện trong thời khắc cực kỳ khó khăn của doanh nghiệp thì lại điều hành phải tăng thế là cả nền kinh tế của cả nước có thể nói là đổ gục . Cách đây khoảng một năm ngân hàng mà bơm ra số lượng tiền bằng bây giờ thì tôi dám chắc là giờ đây kinh tế đang hồi phục và khỏe , còn thời điểm này mới bơm tiền ra thì cũng đã muộn , nhưng thà muộn còn hơn không .
      Hoàng Lương Gửi lúc 22/06/2012 08:32
    • Cần xem lại khu vực ngân hàng
      Ngân hàng lợi dụng quyền hạn để... móc túi khách hàng. Lãi xuất đã cao lại cộng thêm các loại phí nữa nên càng cao. Biết là tiền vay với lãi xuất đó thì sản xuất chỉ có thua lỗ, nhưng bắt buộc phải vay để kéo dài thời gian chờ tuyên bố phá sản mong gặp được may mắn mà phục hồi được, nếu không chỉ còn cách là tuyên bố phá sản ngay. Khi được vay ngoài lãi suất thoả thuận còn phải cắt nóng từ 5% đến 10% có một số trường hợp còn cao hơn nữa.
      Chiều Muộn Gửi lúc 22/06/2012 08:28
    • Âm thầm bơm tiền, ai quản lý
      Nhà nước bơm tiền như vậy thì ai quản lý? chất lượng đầu tư như vậy đã hợp lý chưa? Cơ sở nào để bơm tiền như vậy?
      Tân Nguyễn Gửi lúc 22/06/2012 07:40
    • Xem lại
      Ngân hàng huy động vốn trong dân đem cho doanh nghiệp vay lấy lãi, cũng là một hình thức kinh doanh nhưng là kinh doanh bằng vốn của người khác. Do đó cứ hễ lỗ thì nhà nước phải cứu vì sợ ảnh hưởng tới người dân. Vậy thì ngân hàng đâu cần phải lo gì nữa, lời thì hưởng nhiều mà lỗ thì lương thưởng cũng cứ cao ngất trời. Sướng thiệt.
      nhi Gửi lúc 22/06/2012 07:30

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét