Hy Lạp đang đứng trước khả năng rời bỏ đồng euro. Tuy
nhiên, chuyện đổi tiền ở quốc gia Nam Âu này, cũng như trên toàn thế
giới, không đơn giản là việc người dân mang tiền cũ ra ngân hàng để đổi
sang tiền mới.
Bên trong nhà máy in tiền của Mỹ
Bầu cử Hy Lạp thu hút sự chú ý toàn thế giới
Bên trong nhà máy in tiền của Mỹ
Bầu cử Hy Lạp thu hút sự chú ý toàn thế giới
Triển vọng về việc Hy Lạp từ bỏ đồng euro đang ngày
một rõ ràng và rất có thể sẽ được khẳng định sau cuộc bầu cử ngày 17/6
tại nước này. Trong trường hợp đó, việc người Hy Lạp phải đi tìm đồng
tiền mới cho mình gần như là điều chắc chắn, bởi ý tưởng quay lại với
đồng drachma (đơn vị tiền tệ của Hy Lạp trước khi giai nhập eurozone)
không được nhiều người ủng hộ.
Người có thể giúp chính phủ mới của Hy Lạp khi đổi
tiền có lẽ sẽ là Warren Coats – chuyên gia Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) với
hơn 20 năm kinh nghiệm giúp nhiều quốc gia như Kyrgyzstan. Kazakhstan,
Iraq, Afghanistan hay Nam Sudan “khai sinh” các đồng tiền. Trao đổi với
BBC, chuyên gia này cho biết quy trình thông thường bao gồm 3 bước.
Thiết kế và in ấn chỉ là khởi đầu cho toàn bộ quá trình khai sinh đồng tiền mới. Ảnh: Xinhua |
Thiết kế và in ấn
“Quyết định chân dung của ai, hình ảnh nào sẽ có mặt
trên đồng tiền quốc gia tưởng như là điều dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi nó
mang lại không ít rắc rối về chính trị”, Warren Coats chia sẻ.
Bosnia-Hercegovina là một trong những ví dụ điển hình cho mâu thuẫn này.
Sau khi giành được độc lập vào cuối những năm 90 của
thế kỷ trước, quốc gia Nam Âu phải tái thiết nhiều thứ trong đó có đồng
tiền của riêng mình. Tuy nhiên, 3 nhóm sắc tộc là người Bosniak, Croat
và Serb không thể tìm được tiếng nói chung trong việc lựa chọn hình ảnh
ai sẽ xuất hiện trên đồng tiền, cho dù các gợi ý được đưa ra chỉ bao gồm
những nhà văn hay nghệ sĩ nổi tiếng trong lịch sử.
“Họ thường xuyên rơi vào tình trạng có 2 nhóm đồng ý,
nhưng nhóm còn lại phản đối. Chuyện này kéo dài suốt nhiều tháng và cuối
cùng chẳng đi đến một thỏa thuận nào cả”, chuyên gia của IMF kể lại.
Cuối cùng, chính một đại diện được IMF chỉ định vào vị trí Thống đốc
Ngân hàng trung ương tạm quyền tại nước này – ông Peter Nicholl (người
New Zealand) phải nhận trách nhiệm chọn nhân vật được in trên tiền.
Với trường hợp của Hy Lạp hiện nay, Warren Coats cho
rằng lựa chọn hình ảnh đại diện không đến nỗi phức tạp như vậy, nhưng
chọn mệnh giá, giá trị cho đồng tiền lại là chuyện tương đối “đau đầu”.
Thông thường các chuyên gia cho biết mệnh giá đồng tiền xu lớn nhất
thường tương đương khoảng 2% thu nhập trung bình ngày của người dân. Và
giá trị tờ bạc nhỏ nhất bằng khoảng 5% mức này.
Chi phí in tiền cho Hy Lạp khoảng 50 - 60 triệu USD. Ảnh: AFP |
Một khi mẫu và các mệnh giá đã được chọn, công việc in
ấn thường được tiến hành. Nhưng trên thế giới chỉ có một vài hãng có
thể đáp ứng nhu cầu phát hành tiền mới cho một quốc gia. Không phải lúc
nào các doanh nghiệp này cũng “rảnh”, và trong trường hợp họ chưa thể
đáp ứng tại thời điểm yêu cầu, các Chính phủ cũng phải chấp nhận đợi.
Với một nước có quy mô dân số và kinh tế như Hy Lạp, chi phí in ấn dự
kiến khoảng 50 - 60 triệu USD cho một lần phát hành tiền.
Do vậy, các nhà phân tích cho rằng cho dù quyết định
được đưa ra, Hy Lạp cũng không thể khai sinh đồng tiền mới của mình
trong năm nay. “Nếu muốn phát hành trong năm 2012, việc in ấn có lẽ đã
phải bắt đầu từ lúc này. Tuy nhiên, hiện chẳng có dấu hiệu nào cho thấy
điều này”, Paul Jones chuyên gia của Panmure Capital nhận định.
Chuẩn bị chuyển đổi đồng tiền
Làm ra đồng tiền mới chỉ là khởi đầu cho quá trình
chuyển đổi. Giới chức Hy Lạp sẽ phải rất vất vả trong việc đưa đồng tiền
mới vào vận hành trơn tru trong hệ thống tài chính. Khó khăn lớn là
việc không phải người Hy Lạp nào cũng muốn chuyển sang sử dụng đồng tiền
mới. Do vậy, Chính phủ sẽ phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn một
lượng lớn đồng euro đọng lại (do người dân không chuyển đổi) hoặc được
mang ra nước ngoài.
Đây sẽ là một quá trình lâu dài, tốn kém với những
chiến dịch truyền thông quy mô, giúp người Hy Lạp hiểu được chính xác
đồng tiền mới sẽ hoạt động ra sao. Đó cũng là vấn đề thời gian khi các
ngân hàng và doanh nghiệp cần phải hoàn tất việc chấp nhận đồng tiền mới
trong hệ thống thanh toán cũng như sẵn sàng lượng tiền mặt tại ngày
phát hành.
Các vấn đề pháp lý
Nhiều người Hy Lạp không muốn có đồng tiền mới. Ảnh: Telegraph |
Tờ bạc hay đồng xu thực chất chỉ là một mẩu giấy hay
kim loại nhỏ nếu không được quy định bằng pháp luật. Do vậy, giới chức
Hy Lạp sẽ phải soạn lại luật, thông qua nó ở Quốc hội. Bản thân doanh
nghiệp cũng sẽ phải thận trọng hơn trong các bản hợp đồng, rà soát lại
những thỏa thuận cũ để biết liệu những quy định về đồng tiền cũ có cần
phải thay đổi.
Những yếu tố này sẽ khiến quá trình chuyển đổi tiền tệ
ở Hy Lạp cũng như bất cứ quốc gia nào trở nên lâu dài và tốn kém. Tuy
vậy, theo chuyên gia Warren Coats, vấn đề chủ yếu vẫn nằm ở lòng tin:
“Nhiều người Hy Lạp thực tế không muốn sử dụng đồng tiền mới chẳng qua
vì họ không tin vào việc Chính phủ và Ngân hàng trung ương có thể quản
lý nó tốt hơn so với đồng euro”, ông này nhận định.
Gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu năm 2001, Hy
Lạp đã thu được nhiều lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, việc gia tăng mạnh
đầu tư công, đặc biệt cho Olympic 2004 đã khiến nước này lâm vào cảnh nợ
nần. Tình trạng tài chính của Athens càng trầm trọng hơn trong những
năm gần đây do tác động của khủng hoảng kinh tế, khiến nước này gần như
đã phát sản. Hy Lạp nhận được cam kết hỗ trợ từ các nước châu Âu và quốc
tế nhưng phải đổi lại bằng những chính sách kinh tế ngặt nghèo.
Điều này đã làm dấy lên làn sóng đòi tách khỏi
eurozone tại Hy Lạp và quyết định cuối cùng dự kiến được đưa ra sau cuộc
bầu cử ngày 17/6. Trước khi sử dụng đồng euro năm 2001, đơn vị tiền tệ
của Hy Lạp là đồng drachma (một euro đổi được 340,7 drachma tại thời
điểm đó). Đồng tiền này đã được sử dụng tại Hy Lạp kể từ năm 1832.
|
Nhật Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét