SGTT.VN - Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập
từ việc thu hồi đất hiện nay, nghiên cứu “Thực hiện dân chủ, công bằng
trong cho thuê đất và thu hồi hồi đất” của viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương – trung tâm Thông tin tư liệu đưa ra những đề xuất tháo
gỡ.
Những bất cập tổng kết được
Một là, quy trình thu hồi đất chưa cụ thể, chặt chẽ.
Thể hiện ở chỗ các văn bản hướng dẫn hiện nay gây ra tình trạng khó khăn
vướng mắc khi phải xử lý các vụ việc chuyển tiếp. Đồng thời tạo cho
người bị thu hồi tâm lý chờ đợi, cố tình trì hoãn việc thực hiện quyết
định thu hồi đất để chờ chính sách mới thường là có lợi hơn.
Những
dự án phát triển kinh tế với mục đích phát triển đô thị và thương mại,
nguyên tắc về “chia sẻ lợi nhuận” cần sớm được áp dụng như một tiêu chí
bắt buộc đối với nhà đầu tư (ảnh mang tính minh họa).
|
Hai là, cơ quan tổ chức được giao thực hiện công tác
thu hồi đất không thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục thu hồi đất,
đặc biệt là chưa thực hiện đúng quy định về công khai, dân chủ trong xây
dựng và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dẫn đến
tình trạng không công bằng, không khách quan về mức bồi thường, hỗ trợ
giữa những người bị thu hồi đất trong cùng một dự án hoặc giữa các dự án
trên cùng một địa bàn.
Ba là, có nhiều bất cập về giá đền bù đối với đất được
thu hồi. Pháp luật về đất đai đã quy định giá đất để tính bồi thường
phải phù hợp với giá trên thị trường, không tính theo giá do UBND cấp
tỉnh tính toán và công bố hàng năm. Quy định này mới mang tính nguyên
tắc, chưa cụ thể về quy trình định giá đất theo thị trường, về hoạt động
của hệ thống cung cấp dịch vụ định giá. Chính vì vậy, giá đất thị
trường vẫn do UBND tỉnh quyết định. Người bị thu hồi đất không đồng ý
cũng không có cơ sở nào để chứng minh được ý kiến của mình là đúng. Cuối
cùng, quyết định của cơ quan nhà nước vẫn phải được thi hành.
Bốn là, việc hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi việc làm
chưa được quan tâm đúng mức. Cũng đã có một số quy định cụ thể về mức hỗ
trợ cho từng nhóm trường hợp và giao cho UBND cấp tỉnh quyết định thêm
một số hỗ trợ khác trong những trường hợp cần thiết. Nhưng những quy
định hiện hành vẫn đang còn nhiều hạn chế, chưa bảo đảm bù đắp lại những
thiệt hại cho người bị thu hồi đất trong hiện tại cũng như tương lai:
Năm là, chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa các bên
tham gia trong quá trình thu hồi đất. Cụ thể: chưa giải quyết mối quan
hệ giữa quyền của Nhà nước với tư cách là đại diện sở hữu toàn dân về
đất đai và quyền của người sử dụng đất đã được pháp luật công nhận, dẫn
tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nước; chưa giải quyết mối quan
hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu
hồi, thường nhấn mạnh đến môi trường đầu tư, nóng vội giải phóng mặt
bằng để giao đất, cho thuê đất. Việc quy định giá đất quá thấp so với
giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường, tuy có tác
động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những
phản ứng gay gắt của những người có đất bị thu hồi.
Sáu là, quy định về khiếu nại, giải quyết đơn khiếu nại
về thu hồi đất chưa có đầy đủ, đặc biệt chưa có quy định về cơ chế giải
quyết khiếu nại công khai, minh bạch về giá đất để người bị thu hồi đất
có thể bảo vệ lợi ích của mình.
Những dự án phát triển kinh tế với mục đích phát triển đô thị và thương mại, nguyên tắc về “chia sẻ lợi nhuận” cần sớm được áp dụng như một tiêu chí bắt buộc đối với nhà đầu tư. |
Luật riêng, toà án riêng
Cần xây dựng luật riêng về thu hồi đất, trong đó quy
định chi tiết quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan, trong thu hồi đất
cần tính đến việc sử dụng đất đã thu hồi như thế nào. Ban hành quy trình
chặt chẽ hơn với mức độ tham gia đàm phán, thương thuyết cao hơn của
người dân trong quá trình thu hồi đất, từ bước đầu tiên khi có thông báo
về việc thu hồi đất cho đến bước đền bù cuối cùng. Quy trình này cần
được luật hoá và công khai để cả chính quyền, nhà đầu tư và đặc biệt là
người bị thu hồi đất có đầy đủ thông tin và có thể có những hành động
hợp lý bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình trong phạm vi cho phép.
Cũng cần thiết lập các toà án riêng trong lĩnh vực đất
đai để giải quyết triệt để các tranh chấp liên quan. Toà án về đất đai
là nơi giải quyết cuối cùng trong quy trình thu hồi đất và sẽ giúp cho
quá trình khiếu kiện có điểm dừng. Cần có quy trình và cơ chế giải quyết
khiếu nại về giá đất rõ ràng hơn, trong đó người bị thu hồi có quyền
thuê tổ chức tư vấn độc lập về giá đất.
Đáp án hợp lý cho bài toán giá bồi thường
Trước hết, cần nghiêm túc thực hiện đền bù đầy đủ không
chỉ giá đất mà bao gồm đầy đủ các khoản hỗ trợ ổn định tái định cư, hỗ
trợ di chuyển, chi phí hỗ trợ sản xuất… theo đúng quy định luật Đất đai.
Nếu chưa chuẩn bị được nguồn lực để thực hiện đầy đủ các khoản đền bù
này thi chưa thu hồi đất.
Đồng thời, sửa đổi lại quy định về giá đền bù đất đai.
Cần quy định rõ hơn các tiêu chí xác định “giá chuyển nhượng trên thị
trường trong điều kiện bình thường” đối với đất đai. Những dự án phát
triển kinh tế với mục đích phát triển đô thị và thương mại, nguyên tắc
về “chia sẻ lợi nhuận” cần sớm được áp dụng như một tiêu chí bắt buộc
đối với nhà đầu tư.
Mặt khác, cơ chế, chính sách giá đền bù, hỗ trợ tái
định cư nên có sự ổn định, tránh một số dự án trải qua nhiều chủ đầu tư
và quá nhiều cơ chế giá, dễ diễn ra những thắc mắc, khiếu kiện gây cản
trở trong quá trình giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, trong quá trình xây
dựng quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết, cần phải thực hiện tốt việc
phân tích, đánh giá cũng như tổ chức lấy ý kiến của người dân.
Ngoài ra, cần xây dựng và củng cố các tổ chức định giá
độc lập, chuyên nghiệp, với nghề nghiệp “định giá đất”. Cần ban hành một
đạo luật về các tổ chức hành nghề này, trong đó quy định rõ quyền hạn
và trách nhiệm luật pháp rõ ràng của các tổ chức thẩm định giá bất động
sản.
Ngoài ra, những giải pháp chính sách hỗ trợ người dân
bị thu hồi đất về đời sống và an sinh xã hội để họ tránh được những tiêu
cực từ các cú sốc sau khi mất đất sản xuất, làm đảo lộn cuộc sống phải
được xem là những nội dung cơ bản, lâu dài trong chính sách đền bù đất
đai những năm tới.
-
Vì sao người dân Văn Giang quyết liệt giữ đất?
Các ý kiến (1)datCon người ai cũng có lựa chọn. Và họ lựa chọn có lợi nhất cho mình. Nếu chính sách di dời đủ để cho họ có lợi hơn thì họ sẽ tự nguyện di dời mà không cần phải sử dụng công an hay quân đội. Vấn đề cần giải quyết là phải áp trách nhiệm đối với UBND các cấp. Nơi nào không tạo điều kiện tái định cư đủ tốt để người dân tự nguyện di dời thì UBND nơi đó yếu kém và cần thay nhân sự ở đó. Có như vậy, dân mới an và chính quyền mới phát triển đô thị được. Mặt khác, cần loại bỏ khả năng chủ đầu tư 'hối lộ' UBND để được hỗ trợ, giao đất, ... bằng cách loại bỏ hình thức xin cho và đưa vào đấu thầu. Để đấu thầu được thì đất phải sạch. Để đất sạch thì UBND phải di dời được dân bằng chính sách tái định cư mà bất kỳ người dân nào khi ở trong trường hợp đó đều thấy có lợi cho họ. Không để một số người (đặc biệt là người có liên quan đến UBND - bắt chước qui định của luật chứng khoán) được hưởng lợi riêng khi có đất nằm bên cạnh khu quy hoạch. Chứ cứ loay hoay miết thì người dân vẫn khổ, nhà nước cứ phải đau đầu vì cấp có quyền tư lợi. Đừng mong nhóm lợi ích tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình nếu không có sức ép đủ mạnh để họ không sử dụng quyền lực nhằm chiếm đoạt lợi ích của dân. Sức ép mạnh nhất là nếu họ không vì lợi ích của dân thì dân sẽ kéo họ xuống và bầu người khác thay. Có như vậy họ mới lo cho dân. Về bản chất, họ chỉ lo cho người (hoặc nhóm người) có quyền 'trao' chức quyền cho họ. Đó là cái lý của sự lựa chọn đơn giản trong cuộc sống mà ai cũng có thể thấy được. Sao các nhà nghiên cứu cứ bị loay hoay miết vậy?!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét