Thứ Hai, 14 tháng 7, 2025

CUỘC CHIẾN NỘI TÂM CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGOẠI TÌNH

CUỘC CHIẾN NỘI TÂM CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG NGOẠI TÌNH
Hôn nhân, một giao ước thiêng liêng được xây dựng trên nền tảng của tình yêu, sự tin tưởng và lòng chung thủy, có thể đột ngột sụp đổ khi một trong hai người phá vỡ lời thề ấy. Ngoại tình, một vết thương sâu sắc và dai dẳng, không chỉ hủy hoại niềm tin mà còn để lại những hậu quả khôn lường cho tất cả những ai liên quan. 

Khi cuộc tình vụng trộm kết thúc, một câu hỏi lớn thường trực trong tâm trí người bị phản bội: "Đàn ông ngoại tình xong trong tâm họ có hối hận, dằn vặt vì đã phá vỡ lời thề hôn nhân không? Họ có cảm thấy xấu hổ khi nhìn vào ánh mắt người vợ – người đã tin tưởng, hy sinh và yêu thương họ hết lòng? Hay ngoại tình với họ chỉ đơn giản là sự thỏa mãn nhất thời, để rồi sau đó cố gắng che giấu, sống hai mặt mà không chút cắn rứt lương tâm?"

Đằng sau vẻ ngoài tưởng chừng bình thản, lạnh lùng, thậm chí là vô tâm của người đàn ông ngoại tình, một cuộc chiến nội tâm có thể đang diễn ra dữ dội. Để hiểu được điều này, chúng ta cần đào sâu vào những tầng lớp tâm lý phức tạp, nơi lương tâm, sự ích kỷ, nỗi sợ hãi và những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc cùng tồn tại.

Tấm gương cho những người lãnh đạo quốc gia

Tấm gương cho những người lãnh đạo quốc gia
Lê Việt Đức - Sau lưng người đàn ông đồi bại là một người đàn bà xúi dại. Câu này thường được người dân dùng khi nhắc đến tội ác của kẻ lãnh đạo đất nước nhưng đã lợi dụng đại dịch Covid-19 để cướp đoạt trắng trợn và công khai tiền bạc của người dân trong các vụ án chuyến bay giải cứu và vaccine phòng chống Covid.
Kẻ này cũng là nhà lãnh đạo quốc gia duy nhất được đông đảo người dân gọi là thằng, gắn với dáng cổ cong cong của nó.

Xem xét lại vụ án Đinh La Thăng là rất hợp lý

Xem xét lại vụ án Đinh La Thăng là rất hợp lý
Lê Việt Đức - Đất nước vừa kỷ niệm 1 năm ngày mất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lặng lẽ ít người biết đến được nửa tháng thì đã có tiếng nói đòi lật lại vụ án Đinh La Thăng, vụ án lớn nhất thời 13 năm cầm quyền của ông Trọng và cũng thể hiện đỉnh cao trí tuệ và triết lý lãnh đạo của ông Trọng.
Ông Trọng là trường hợp rất đặc biệt trong lịch sử dân tộc. Các lãnh đạo Việt Nam xưa nay được coi là vua, ông là một trong số rất ít vua Việt Nam xứng đáng được gọi là Hoàng Đế, vì vua còn phải xin sắc phong của Hoàng Đế và sợ Hoàng Đế chứ Hoàng Đế không sợ bất cứ ai, bất cứ cái gì, kể cả Điều lệ Đảng cấm Tổng bí thư giữ chức quá 2 khoá liên tiếp cũng không sợ.

CẦN CÁI GÌ NHẤT ?????

CẦN CÁI GÌ NHẤT ?????
“Lúc đói thì bánh mì là quý - no rồi lại mơ hoa hồng!”
Thật ra đời không có gì gọi là “quan trọng nhất” - chỉ có thứ “đang cần nhất” mà thôi!
Khi nghèo - tiền là cần nhất!
Khi cô đơn - tình cảm là quý nhất!

Phạm vi khu vực cấm xe máy chạy xăng từ 1-7-2026

Phạm vi khu vực cấm xe máy chạy xăng từ 1-7-2026
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng từ 1-7-2026 trong khu vực vành đai 1. Vậy xe máy sẽ không được đi vào những tuyến đường, khu vực nào?

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành chỉ thị về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2025

Thương tiếc Luật Đất đai 2024!

Thương tiếc Luật Đất đai 2024!
FB Mai Bá Kiếm 12-7-2025 - Ngày 10/7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị quan trọng về điều chỉnh, bổ sung Nghị quyết 18 làm cơ sở quan trọng để sửa Luật Đất đai (LĐĐ) 2024. Thủ tướng nói “Sau ba năm thực hiện nghị quyết 18 và một năm thi hành LĐĐ 2024”, nhưng vì LĐĐ 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, thành ra chỉ có “Sau 6 tháng 10 ngày thi hành” mà Thủ tướng đã đề nghị sửa đổi LĐĐ 2024.
Sau khi thống nhất “giang sơn” năm 1975, LĐĐ đầu tiên ra đời năm 1987; sáu năm sau, LĐĐ năm 1993 ban hành (sửa đổi LĐĐ 1987); 10 năm sau, LĐĐ năm 2003 ra đời (sửa đổi LĐĐ 1993); 10 năm sau, LĐĐ năm 2013 ban hành; rồi 11 năm sau LĐĐ năm 2024 thay thế LĐĐ 2013. Bình quân vòng đời của LĐĐ là 9,25 năm, tại sao LĐĐ 2024 lại vắn số như vậy? Có phải do cẩu thả trong khâu soạn thảo?

Khi trí thức trở thành kẻ thù của quyền lực

Đọc bài này làm mình nhớ tới một khẩu hiệu nổi tiếng trong thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 khi Đảng CSVN mới ra đời và ông Trần Phú làm Tổng bí thư: "Trí, phú, địa, hào đánh tận gốc, trốc tận rễ". Trí ở đây (chắc) được hiểu (chỉ) là (những) trí thức phản động, tức là những người trí thức được cho là đứng về phía thực dân Pháp hoặc chống lại phong trào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng lãnh đạo. "Đào tận gốc trốc tận rễ" là lời hiệu triệu triệt để tiêu diệt, loại bỏ các tầng lớp trí thức, địa chủ, cường hào này ra khỏi xã hội để những người còn lại, chủ yếu là nông dân và công nhân đoàn kết đấu tranh giành độc lập dân tộc rồi xây dựng một xã hội mới ở nước ta theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô, trong đó người lao động nghèo, tức giai cấp vô sản, là giai cấp thống trị.
Khi trí thức trở thành kẻ thù của quyền lực
FB Tú Lê 12-6-2025 - Có những chế độ không sợ kẻ thù bên ngoài, mà chỉ sợ ánh sáng từ bên trong. Và ánh sáng đó, không gì khác hơn là trí thức – những con người mang trong mình khả năng độc lập tư duy, đọc vị bản chất quyền lực, và dám nói điều người khác né tránh.
Lịch sử từng ghi nhận một thời kỳ đen tối khi Mao Trạch Đông, nhân danh cách mạng, đã ra tay tiêu diệt toàn bộ giới trí thức Trung Hoa. Ông ta tuyên bố: Trí thức là “lão cửu thối tha”, không bằng cục phân. Dưới khẩu hiệu “bạo lực cách mạng”, hàng triệu giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhà văn, nhà sử học bị nhục mạ, đưa đi cải tạo hoặc chết trong các trại lao động. Đại học đóng cửa. Thư viện bị thiêu hủy.

Khái niệm chủ quyền của các quốc gia tầm trung

Khái niệm chủ quyền của các quốc gia tầm trung
Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang - Với bản đồ quyền lực toàn cầu ngày càng phân mảnh, các quốc gia tầm trung – không đủ lớn để áp đặt luật chơi, nhưng cũng không nhỏ đến mức phải chấp nhận – đang trở thành những nhân vật chính của thế kỷ 21. Từ hành lang Liên Hợp Quốc, các vòng đàm phán đa phương, tới các tuyến hàng hải tấp nập, các quốc gia tầm trung thường xuất hiện trong vai trò nhà điều phối, cầu nối, thỉnh thoảng là kẻ phá bĩnh – song hiếm khi vắng mặt.

Khái niệm “quốc gia tầm trung” vốn linh hoạt – nó có thể bao gồm một Indonesia hơn 200 triệu dân với ba thập kỷ liên tiếp tăng trưởng trên 5% và được dự báo sẽ bước vào nhóm bảy nền kinh tế lớn nhất thế giới; một Singapore là đảo quốc chỉ 6 triệu dân nhưng là trung tâm hàng hải và tài chính của Châu Á; một Hàn Quốc đã “hoá rồng”, đồng thời xếp thứ hai về sản xuất chip và thứ chín về chi tiêu quốc phòng hàng đầu; hay một Việt Nam đang trở thành công xưởng mới của thế giới với tham vọng vươn lên. 

Người nghỉ hưu cần con cái đối xử thế nào với mình ?

Người nghỉ hưu cần con cái đối xử thế nào với mình ?
Nghỉ hưu, tôi tưởng mình vô phúc khi con trai từ chối sống cùng, nhưng rồi một tai nạn giúp tôi 'tỉnh ngộ'. Khi bước vào tuổi nghỉ hưu, điều khiến tôi tổn thương không phải bệnh tật hay tài chính, mà là sự từ chối nhẹ nhàng của con trai khi tôi ngỏ ý sống chung.

Các con đưa ra một đống lý do để từ chối cho tôi ở cùng khiến tôi từng rất tổn thương. Ảnh minh họa

TQ: Phá bỏ 300 con đập và ngừng hoạt động hàng trăm nhà máy thuỷ điện

Mấy năm nay năm nào mình cũng có một vài lần đi du lịch sang Trung Quốc. Đến đâu ở Trung Quốc mình cũng thích. Môi trường của Trung Quốc xanh sạch đẹp gấp vạn lần Việt Nam. Đặc biệt ở khắp nơi hầu như không có rác, không có bùn đất lầy lội, không có mùi nước cống hôi hám, nồng nặc như khắp nơi ở nước ta. Đọc đoạn này để thấy sông ngòi, ao hồ và biển ở Trung Quốc còn có nhiều cá chứ không phải cơ bản hết sạch như ở nước ta: "Trung Quốc có lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài 10 năm, ban hành từ năm 2020". Họ còn cá để cấm đánh bắt chứ ta có cho đánh bắt cũng không còn cá để đánh bắt, và có đánh bắt được thì cũng không dám ăn vì cá sống trong sông hồ tự nhiên rất bẩn. Hàng năm Trung Quốc đều cấm đánh bắt cá 3-4 tháng vào mùa cá đẻ và cấm đánh bắt cá nhỏ; có như thế mới có cá lớn lên mà bắt. Còn ở ta, chẳng cấm ngày nào, có bé xíu cũng bắt sạch; quản lý khai thác cá như thế bảo sao biển và sông hồ nước ta cơ bản không còn cá tự nhiên. Tôi ước mơ nước mình cũng làm được như TQ: "Phá dỡ hàng trăm con đập và đóng cửa phần lớn các trạm thủy điện nhỏ trên cả nước".
TQ: Phá bỏ 300 con đập và ngừng hoạt động hàng trăm nhà máy thuỷ điện
Theo Tân Hoa Xã, trong một nỗ lực quy mô lớn nhằm khôi phục hệ sinh thái sông Dương Tử - dòng sông dài nhất châu Á, Trung Quốc đã phá dỡ 300 con đập và đóng cửa phần lớn các trạm thủy điện nhỏ trên một nhánh chính của thượng nguồn dòng sông này.

Hàng trăm con đập trên một nhánh của sông Dương Tử đã bị phá dỡ nhằm khôi phục hệ sinh thái.

Vắng nhà gần 20 ngày, tiền điện tháng 6 vẫn 'tăng sốc'

Tôi cho rằng khi tiền điện của người dân tăng cao bất thường và xảy ra ở nhiều nơi như báo chí đưa tin, thì chắc chắn việc đo và tính toán tiền điện của EVN có vấn đề. Các nhân viên của EVN Việt Nam đưa ra những câu trả lời và giải thích năm nào cũng giống nhau và người dân ai cũng biết, nhưng không mấy ai tin. EVN là doanh nghiệp nhà nước gần như độc quyền trong ngành điện, độc quyền bán gần như mọi thứ liên quan đến điện cho người dân: vừa là đơn vị phân phối điện, vừa tự định giá bán điện, tự đo chỉ số công tơ, bán luôn cả công tơ, cung cấp các dịch vụ kiểm tra, đo lường lại công tơ và tự kiểm định chất lượng công tơ. Và khi xảy ra tranh cãi về số điện tăng bất thường, người kiểm tra lại không ai khác lại chính là EVN và chỉ EVN có quyền. Một quy trình mà người bình thường nhất cũng nhận thấy nó có vấn đề. Mọi khâu từ phân phối, đo chỉ số điện, đến cả việc tự kiểm tra, tự rà soát đều nằm trong tay một bên điện lực. EVN thực chất là vừa đá bóng, vừa thổi còi, mà chẳng có ai giám sát, xử phạt EVN, thì làm sao người dân tin sự trung thực của EVN được. Mỗi khi tranh chấp xảy ra, người tiêu dùng không biết ai sẽ bảo vệ quyền lợi giúp mình. Đọc đoạn cuối bài này tôi thấy phản cảm vì nhà báo gắn thêm cả việc "Công an tỉnh Phú Thọ đã có Công văn số 60/CAT-PA05 về việc triển khai xác minh thông tin phản ánh trên không gian mạng liên quan đến dịch vụ cung cấp điện tháng 6. Khi nhiều trường hợp phản ánh giá điện tăng gấp 2 - 3 lần gây dư luận phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Theo đó, từ ngày 5.7, trung tá Lê Duy Trọng, Phó trưởng Công an xã Vĩnh An đã có văn bản chỉ đạo đến các trưởng thôn, tổ trưởng tổ bảo vệ an ninh trật tự trên toàn địa bàn xã rà soát phản ánh, kiến nghị của những hộ dân, hộ kinh doanh có tiền điện phải đóng tháng 6 tăng đột biến để có cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật". "Xử lý theo quy định của pháp luật" thì khác gì đe dọa dân không được phàn nàn, tố cáo EVN nữa, vì có thể bị quy vào tội đưa thông tin sai sự thật trên không gian mạng gây dư luận phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự; nhẹ thì bị phạt tiền, nặng thì bị đưa ra tòa... Dân thấp cổ bé họng, không kêu trời bằng cách phản ánh lên mạng thì còn biết kêu ai ?
Vắng nhà gần 20 ngày, hóa đơn tiền điện tháng 6 vẫn 'tăng sốc'
Gia đình có việc về quê gần 20 ngày nhưng khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 6, chị N.M.T (xã Vĩnh An, tỉnh Phú Thọ) 'tá hỏa' khi tiền điện phải nộp là 1,1 triệu đồng. Đó là trường hợp hy hữu của gia đình N.M.T, thôn Xóm Nha, xã Vĩnh An, tỉnh Phú Thọ khi phản ánh với Thanh Niên ngày 7.7 về hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao bất thường dù nhu cầu sử dụng ít hơn gần 20 ngày so với tháng 5.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%

Ngành Thống kê của Việt Nam trong 20 năm nay giỏi tính toán lắm, tôi dự báo nhất định đến cuối năm nay, họ sẽ thống kê được tỷ lệ tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm sẽ loanh quanh mức 8,42% cho các bạn xem. Tôi cũng thuộc loại khá và giỏi toán, nhưng chắc chắn tôi không có khả năng tính được như thế.
GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
ANTD.VN - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được, theo tính toán của Cục Thống kê (Bộ Tài chính).

Tiêu dùng phục hồi sẽ thúc đẩy sản xuất
GDP 6 tháng đầu năm nay đạt 7,52% so với cùng kỳ năm trước (trong đó sơ bộ quý I tăng 7,05%, ước tính quý II tăng 7,96%) được đánh giá là khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Động lực tăng trưởng kinh tế thực sự nằm ở "nội tại"

Động lực tăng trưởng kinh tế thực sự nằm ở "nội tại"
13/07/2025 Ngọc Lan - Tại Tọa đàm Investor Day 2025 với chủ đề "Kết tinh nội lực, dẫn lối thịnh vượng" do Dragon Capital tổ chức, các chuyên gia tài chính của Dragon Capital đã đưa ra nhận định lạc quan về kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới...
Tọa đàm Investor Day 2025 với chủ đề "Kết tinh nội lực, dẫn lối thịnh vượng" do Dragon Capital tổ chức. Ảnh: Dragon Capital

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2025

Việt Nam 'thất vọng và tức giận' do thuế 20% của Mỹ (?)

Việt Nam 'thất vọng và tức giận' do thuế 20% của Mỹ (?)
Phía Việt Nam được cho là đã bị sốc khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố mức thuế 20%. Họ tưởng rằng mức thuế mà Mỹ áp đối với hàng Việt Nam là 11%. Thông tin trên do chuyên trang chính trị Politico đăng tải, dẫn bốn nguồn tin ẩn danh nắm vấn đề vào ngày 11/7.

"Ông Trump đã phớt lờ con số đó [con số 11%] trong cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm — người không tham gia vào quá trình đàm phán thuế ban đầu — và thay vào đó tuyên bố rằng Mỹ sẽ áp mức thuế gần như gấp đôi con số này," bài viết nêu.

Vì sao có người Mỹ xem Donald Trump là tốt?

Vì sao có người Mỹ xem Donald Trump là tốt?
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta được, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy?
Tư tưởng của triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre giúp làm sáng tỏ một số câu hỏi cốt lõi của thời đại chúng ta.