Thứ Ba, 22 tháng 1, 2013

'Không thể lập khu đèn đỏ ở Việt Nam'

'Không thể lập khu đèn đỏ ở Việt Nam'

Trao đổi với VnExpress chiều 21/1, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền cho rằng không thể hợp pháp hóa mại dâm, bởi nó luôn gắn liền với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, như tội phạm mua bán người, ma túy...
Kiến nghị gom dịch vụ nhạy cảm để ngăn chặn mại dâm

Ông Lê Đức Hiền, Cục phó Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Ảnh:Hoàng Thùy.
- Thưa ông, TP HCM vừa kiến nghị gom những cơ sở kinh doanh nhạy cảm để quản lý hoạt động mại dâm tốt hơn, ông đánh giá như thế nào về đề xuất này?
- Lâu nay có nhiều kiến nghị coi hoạt động mại dâm thành một nghề và gom gái mại dâm lại trong khu phố đèn đỏ như một số nước trên thế giới, tuy nhiên theo quan điểm của nhà nước ta, mại dâm chưa được coi là một nghề và cũng chưa có ý định hợp pháp hóa. Thực tiễn nghiên cứu tình hình quốc tế, việc hợp pháp hóa mại dâm sẽ rất phức tạp.
Có người cho rằng mại dâm có từ cổ xưa, và đó là nhu cầu chính đáng, xem mại dâm là một nghề sẽ bớt được hiếp dâm trẻ em, bóc lột tình dục, lây lan bệnh tật, tăng thu ngân sách... Nhưng tất cả đều là ngộ nhận. Mại dâm luôn luôn gắn liền với những vấn đề xã hội phức tạp khác, khó quản lý, đặc biệt là tội phạm mua bán người, bóc lột tình dục, ma túy, rửa tiền, mafia...
TP HCM tổ chức hội thảo, đưa ra đề nghị chứng tỏ lãnh đạo ở đó có trách nhiệm với thành phố của mình. Nhưng muốn thí điểm TP HCM không thể tự làm, họ phải báo cáo Chính phủ, Chính phủ sẽ lấy ý kiến các cơ quan chức năng. Để thí điểm phải cân nhắc rất nhiều, thậm chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải cho ý kiến bởi phòng chống mại dâm, ma túy là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân.

- Tại sao các nước đã xem mại dâm là một nghề và cho phép lập khu đèn đỏ, còn ta thì không?
- Trong thực tế cuộc sống có những việc chưa làm được, chưa quản lý được thì có thể bị cấm. Riêng vấn đề hợp pháp hóa mại dâm, không phải là chúng ta không làm được, không quản lý được thì cấm, mà đó là quyết định trên cơ sở thực tiễn 20 năm thực hiện công tác phòng chống mại dâm và thực tiễn nghiên cứu hợp pháp hóa mại dâm, mô hình phòng chống mại dâm trên thế giới.
Những cái gì có lợi cho quốc gia, dân tộc thì làm, không có lợi thì không làm. Nếu cứ làm mà nó gây nhiều tác hại rồi sau này rút lại chính sách thì rất nguy hiểm. Lập khu đèn đỏ là rất khó khăn và phức tạp trong công tác quản lý. Không phải đơn giản là đưa gái mại dâm vào khu đèn đỏ, khám bệnh, thu thuế, đóng bảo hiểm xã hội cho họ, bảo vệ họ khỏi bị chà đạp... là xong.
Nhiều nước hợp pháp hóa đã gây ảnh hưởng nhiều mặt trong việc phát triển đất nước và họ phải xem xét thay đổi chính sách. Như Thụy Điển, sau nhiều năm cho tự do mại dâm đã phải cấm một cách kiên quyết, không phải chỉ vấn đề về kinh tế mà là vấn đề quản lý xã hội, sức khỏe và văn hóa... Theo tôi nước ta cũng nên nghiên cứu mô hình này, sẽ trừng trị nặng môi giới, chủ chứa, bảo kê và xử lý nghiêm khắc người mua dâm, đồng thời phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội có hiệu quả trong việc giúp người bán dâm từ bỏ công việc của mình.
Dù chính phủ một số nước cho mại dâm hợp pháp, nhưng người dân của họ vẫn cho việc ấy không có gì tốt đẹp cả, vì không ai muốn họ hàng, người thân mình đi làm mại dâm. Vì vậy, không lập phố đèn đỏ không phải là bảo thủ mà đó là kinh nghiệm của các nước, kinh nghiệm thực tiễn và quan điểm của nhà nước.
- Dù là hợp pháp hay không thì mại dâm vẫn gây nhiều hệ lụy, nếu gom những người hành nghề mại dâm lại thì xã hội sẽ "sạch sẽ" hơn. Ông nghĩ sao về việc này?
- Ở ngay các nước có phố đèn đỏ vẫn không quản lý được mại dâm lén lút vì các yếu tố như giá rẻ, thuận tiện, mại dâm từ các khu vực khác, các nước khác đổ về... Không phải cứ đưa mại dâm vào một khu thì ở ngoài mọi thứ đều sạch sẽ, yên bình. Nước ta hiện có khoảng 14.000-15.000 người hoạt động mại dâm, số lượng nghi ngờ là 30.000-32.000 và thực tế có khi còn cao hơn.
Nếu có khu đèn đỏ cũng chỉ thu hút được một phần người bán dâm, một phần lớn vẫn hoạt động ở bên ngoài. Do vậy thay vì lập khu riêng, chúng ta nên xây dựng nhiều dịch vụ xã hội tại cộng đồng để giúp được nhiều chị em.
- Theo nghị quyết của Quốc hội thì các cơ sở chữa bệnh sẽ không quản lý gái bán dâm nữa, số lượng gái bán dâm này hiện nay như thế nào, thưa ông?
- Sau khi có nghị quyết của Quốc hội chúng ta đã đưa hết chị em bán dâm ra khỏi các cơ sở và từ nay cũng không giáo dục tại xã, phường, thị trấn nữa. Đây là quan điểm nhân văn, nhân ái và phù hợp với bản chất con người Việt Nam, xu hướng thế giới.
Dù công tác quản lý còn nhiều khó khăn, chúng ta đã thay đổi chính sách, đang xây dựng các dịch vụ hỗ trợ như y tế, tư vấn, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo việc làm, cấp bao cao su, điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone... để hỗ trợ giảm hại cho chị em cũng như giúp chị em từng bước bỏ hoạt động bán dâm. Như Hà Nội tổ chức dạy nghề, cán bộ của chi cục được chị em gọi điện đến nhờ giới thiệu việc làm, một bộ phận sinh hoạt ở các nhóm tự lực.
Đành rằng để nhiều chị em được tiếp cận các dịch vụ đó thì cần một quá trình để hình thành mạng lưới và hoàn thiện nên cần có thời gian chứ không thể trong chốc lát. Chúng ta sẽ đẩy nhanh thực hiện các cơ chế, chính sách để xây dựng tốt các dịch vụ đó từ Nhà nước, đoàn thể, các tổ chức xã hội, từ thiện. Điều này thể hiện tính nhân đạo bởi nhà nước không thể để chị em mãi mãi bị bóc lột tình dục, đó là chưa kể thuần phong mỹ tục, đạo đức, bệnh tật, an ninh trật tự, giống nòi... Bố mẹ bệnh tật thì làm sao đẻ những đứa khỏe mạnh, tuấn tú? Hậu quả nhìn thấy rõ như thế nên không thể để mại dâm tiếp diễn và là một nghề được.
Hoàng Thùy thực hiện
Ý kiến bạn đọc trên Vnexpress:
Theo tôi là không nên hợp tác hóa mại dâm, ngành nghề này từ cổ chí kim không hợp với nước ta, thực sự là rất khó quản lí, chỉ khi chúng ta làm rồi thì mới biết nó khó chừng nào.

Đơn giản thôi nhà nước cho hợp pháp hóa mại dâm thì sẽ có nhiều trường hợp xảy ra như thế này:

Khi đã có khu đèn đỏ rồi thì các quý ông sẽ tự do đi thoải mái mà không sợ bị công an bắt nữa, lúc đó sẽ xảy ra tình trạng đỗ vỡ hạnh phúc gia đình sẽ rất nhiều. với lại lúc đó phụ nữ họ cũng đòi quyền bình đẳng, tại sao đàn ông đi được mà phụ nữ chúng tôi không đi được, lúc đó phụ nữ sẽ đòi cần hợp pháp hóa mại dâm nam để phục vụ cho quý bà. Xã hội sẽ như thế nào khi 2 vợ chồng cưới nhau về chồng đi đường chồng vợ đi đường vợ, và rồi một ngày tình cờ 2 vợ chồng gặp mặt nhau trong 1 động mại dâm, lúc đó chỉ bít nhìn nhau mà cười thôi, anh đi được em đi được mà, suy ra tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Còn về phần con cái chúng ta làm sao dạy con, ba đi được mẹ đi được con đi cũng được, rồi cuối cùng cả gia đình 2 thế hệ điều gặp mặt nhau trong khu đèn đỏ.

Về phần học sinh, sinh viên, bản tính học sinh thì hiếu kì ham tìm hiểu lúc đó lên lớp học đâu không thấy nhưng mà chỉ thấy các em xúm đầu bàn tán, tao bít chỗ này ngon lắm, thế là cả đám suốt ngày kéo nhau vào trong khu đèn đỏ, chính thức mở cửa mại dâm thì tất cả mọi công dân điều có quyền được đi chứ nhỉ, làm sao để quy định được đây. Như vậy là chết đi một thế hệ tương lai cho đất nước.

Sẽ còn rất nhiều vấn đề bất cập nữa, mại dâm việt nam chưa thể mở cửa bây giờ được,    
Trong thời đại ngày nay, cần có cái nhìn thoáng hơn về vấn đề mại dâm. Cũng phải nhìn nhận rằng từ xa xưa mại dâm đã có và còn tồn tại đến bây giờ, đó là nhu cầu sinh lý tối thiểu của con người. Hợp pháp hoá nghề mại dâm nhà nước sẽ dễ quản lý xã hội hơn, vì cấm một quy luật tự nhiên thì tự thân nó lại vận động mạnh mẽ hơn và lắt léo hơn mà các cơ quan chức trách khó quản lý hết được. Tôi hoàn toàn ủng hộ Tp.HCM thực hiện điều này.    
"không thể hợp pháp hóa mại dâm, bởi nó luôn gắn liền với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, như tội phạm mua bán người, ma túy..." chứ hiện tại bây giờ ko có mua bán người và ma túy hả bác ?
Mại dâm là một tồn tại khách quan, nằm ngòai ý chí của con người. Dù có cấm đóan, dù có cố gắng tới mấy nó vẫn tồn tại. Đưa nó ra ngòai vòng pháp luật không có nghĩa là nó không còn và không thể ngỏanh mặt làm ngơ. Những người trong nghề này kể cả khi nó hợp pháp cũng không cảm thấy tự hào về việc mình làm. Phần đông những người đang bán dâm hiện nay cũng do hòan cảnh đưa đẩy và nếu có thể được họ sẵn sàng rời bỏ nó. Nói khó quản lý nhưng thực tế khi là một họat động bất hợp pháp thì quản lý nó còn khó hơn nhiều, phức tạp hơn nhiều. Hãy công nhận nó để bảo vệ chị em, chứ không phải nhằm mục đích chính là thu thuế.    
Mình thì lại đồng ý theo bạn anh khoa là nên có cái nhìn thoáng hơn về nghề mại dâm.
Còn về bạn iG bạn nói:
_ "Khi đã có khu đèn đỏ rồi thì các quý ông sẽ tự do đi thoải mái mà không sợ bị công an bắt nữa, lúc đó sẽ xảy ra tình trạng đỗ vỡ hạnh phúc gia đình sẽ rất nhiều. với lại lúc đó phụ nữ họ cũng đòi quyền bình đẳng, tại sao đàn ông đi được mà phụ nữ chúng tôi không đi được, lúc đó phụ nữ sẽ đòi cần hợp pháp hóa mại dâm nam để phục vụ cho quý bà. Xã hội sẽ như thế nào khi 2 vợ chồng cưới nhau về chồng đi đường chồng vợ đi đường vợ, và rồi một ngày tình cờ 2 vợ chồng gặp mặt nhau trong 1 động mại dâm, lúc đó chỉ bít nhìn nhau mà cười thôi, anh đi được em đi được mà, suy ra tan vỡ hạnh phúc gia đình.". Vậy mình hỏi bạn 1 câu nghe: Vì sao các ông ấy lại đi khi có vợ? ", hay những người đã mất vợ, muốn giải quyết nhu cầu nhưng ko muốn tiến thêm bước nữa thì sao ? Bạn iG thử giải thích cho mình xem!

_ Còn về phần học sinh, sinh viên, theo bạn iG thì "Về phần học sinh, sinh viên, bản tính học sinh thì hiếu kì ham tìm hiểu lúc đó lên lớp học đâu không thấy nhưng mà chỉ thấy các em xúm đầu bàn tán, tao bít chỗ này ngon lắm, thế là cả đám suốt ngày kéo nhau vào trong khu đèn đỏ, chính thức mở cửa mại dâm thì tất cả mọi công dân điều có quyền được đi chứ nhỉ, làm sao để quy định được đây. Như vậy là chết đi một thế hệ tương lai cho đất nước."
Nói như vậy các nước đã đồng ý hợp pháp hóa đi bụi hết à! Như nhật bản, tại sao họ vẫn chấp nhận mà có thấy nền kinh tế họ ra sao đâu,hay các nước phương Tây khác? Bạn thử giải thích cho mình xem!" Vả lại nước ngoài họ đã quy định rõ tuổi tác, điều kiện sức khỏe,... để được vào khu đó rồi chứ đâu phải là tự do ra vào?
=> Từ những lý lẽ của bạn mình thấy rằng những điều bạn nói chẳng hề có cơ sở hay bằng chứng nào để có thể thuyết phục được?    
Xin hỏi ông Lê Đức Hiền 1 câu. Có 2 tảng băng , 1nổi và 1 chìm. Tảng băng nào dễ quản lí hơn. Với tảng băng nổi, ông có thể biết được vị trí của nó không? Ông có thể đánh giá được nó to nhỏ thế nào không? và ông có thể biết được sự phát triển của nó để theo dõi , khống chế được không? Ngược lại với tảng băng chìm thì thế nào? Là nhà quản lí, vậy ông thích quản lí tảng băng chìm hay nổi?    
Tại sao không nhìn vào Thái Lan mà học tập nhỉ? Cấm đoán mại dâm thì không thể nào và không bao giờ cấm được đâu, nó chỉ sinh ra thêm nhiều tiêu cực trong ngành công an thôi. Theo tôi thì cứ công nhận nó để thu thuế cho nhà nước và lại còn phát triển ngành du lịch.    
Trước hết, cần nhìn thẳng vào vấn đề: "mại dâm có phải là nghề hay không?"
- Chắc chắn đó là nghề, dù cho ai có không công nhận đi nữa thì đó vẫn là nghề. Nếu không tại sao có các cô gái làm "dịch vụ đó", và đàn ông phải trả tiền cho việc sử dụng dịch vụ do các cô gái cung cấp. Vì thế quan trọng là các nhà quản lý có đủ can đảm để đối diện với vấn đề này hay không, có can đảm thừa nhận và để tâm vào công việc quản lý hay không.
"Đành rằng để nhiều chị em được tiếp cận các dịch vụ đó thì cần một quá trình...", quá trình, là thời gian, quan trọng là bao lâu. Ngày ngày các cô gái bị bọn ma cô, chủ chứa bóc lột, đánh đập, ai bảo vệ họ??? Họ làm ra 10 đồng, bị ăn chặn hết 6,7 đồng. Ma cô, chủ chứa ăn chặn số tiền đó, có đóng đồng thuế nào cho nhà nước, có đóng đồng bảo hiểm nào cho gái mại dâm??? Họ bệnh tật thì bị thải ra ngoài, bơ vơ, không việc làm, không ai nuôi, cuối cùng lại phải quay về với nghề cũ, lúc đó vô tình, cố ý người mua dâm lại bị lây nhiễm các bênh liên quan đường tình dục, vô tình quay về lây nhiễm cho vợ..., tác hại này không phải là khó lường. Và con số này nếu không được quản lý thì nó không thể chỉ tính bằng công thức nhân đơn giản. Vì vậy, đã làm quản lý thì phải có cái nhìn xa và toàn diện chứ không thể nói như thế được. Nếu sếp làm không được thì phải hỏi trợ lý, hỏi ý nhân viên, tham khảo ý kiến cộng đồng, chứ không thể nói một câu phủ quyết là xong.
Cho nên dù đứng trên góc dộ quản lý một nghề nghiệp mới, hay ở góc độ con người với nhau, thì cũng phải mau chóng mà nghĩ ra biện pháp để mà quản lý gái mại dâm cho tốt. Làm việc gì cũng phải để tâm, để cái nhân văn của mình thể hiện trong việc làm và lời nói thì mới được. 
Khi đã công nhận mại dâm là một nghề, được quy định hành nghề trong một khu vực nhất định, thì bất cứ ai mua, bán dâm ngoài khu vực đó, đều vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt thích đáng. Những ai bước chân vào khu vực mua dâm được quy định, mắc nhiên vô tội, thế nhưng cũng hết đường chối nếu bị người quen phát hiện đang lảng vảng gấn đó. Thế nên chắc chắn số đàn ông có ý nghĩ đi mua dâm cũng sẽ phải đắn đo suy nghĩ kỹ hơn. Ai dám nói là những điều này không có ảnh hưởng tích cực đến xã hội. "Làm việc tốt, cho dù nhỏ thì vẫn còn hơn là không làm gì"!!!    
Mại dâm có từ thủa khai thiên lập địa tới giờ, đâu phải ngày nay mới có, vấn đề là cấm có cấm được hay không, cứ đi khắp các tỉnh trong cả nước thử hỏi chỗ nào không có mại dâm, tại sao mại dâm lại tồn tại mặc dù nhà nước cấm, đó là vì mại dâm có bảo kê, ... nói cách khác gái mãi dâm 1 cổ mà bị nhiều tròng, không có gì đau xót cho bằng phải đi bán thân thể của mình để kiếm tiền mà cũng không được yên thân, trong khi nhà nước lại thất thu một khoản thuế rất rất lớn lại không quản lý được các căn bịnh lây lan từ cái nghề mại dâm này, như vậy cấm thì ai có lợi ....    
Nhìn 100% trên góc độ tích cực thì dù là thí điểm cũng thất bại.
Tốt nhất là bắt người mua dâm ( bất kể họ là ai , nam hay nữ ) . Nếu ko còn người mua dâm thì người bán dâm ( 99, 99 %) là Nữ bán cho ai ? Phải có cách nhìn " đột phá ". trong nhận thức và hành động không chỉ của cơ quan quản lý mà của cả cộng đồng thì mới có thể giải quyết được tệ nạn mại dâm !    
Ông Hiền nói rất đúng, ông đã lo nghĩ cho dân Việt Nam trong tương lai. Thật cám ơn ông.
Lập khu đèn đỏ tức là bật đèn xanh cho sự băng hoại của xã hội.
Sao lại có ý kiến hợp pháp hóa được? luật pháp cấm mà còn hoạt động lén lút, gây ra bao hậu quả, xã hội đen, đầu gấu....hợp pháp khác nào công nhận để 1 loạt tệ nạn ăn theo, vẫn biết cấm vẫn không triệt để nhưng phải cấm để kìm hãm, kiềm chế nó, bài học từ các nước đi trước rồi, không bàn cãi nhiều. Ai thích mô hình của Thailand thì sang đó tìm hiểu cho kỹ rồi phát biểu    
Có mấy nước nước ngoài họ hợp thức hóa nhưng lại có quản lý được đâu? Nói là 1 chuyện làm lại là 1 chuyện!
nghề này không hợp với nước ta
Không nên so sánh Việt Nam với thuỵ sĩ và cũng đừng lấy Thuỵ Sĩ ra để minh hoạ vì quá khập khiễng. nhìn gần một chút thôi ráng làm được như singapore hay thailand là giỏi rồi Bác Ạ
Nếu hợp pháp hóa mà quản lý và điều tiết được thì rất tốt. Vì mại dâm dù muốn hay không nó vẫn tồn tại từ bao đời nay, nó là một phần tất yếu rồi. Quản lý mại dâm sẽ đem lại nhiều điều tốt cho xã hội nhưng cũng đem lại không ít điều không tốt cho xã hội. Theo tôi nên hợp pháp hóa và có những chính sách, bước đi mạnh mẽ để quản lý tốt để giảm những hệ lụy không tốt từ việc hợp pháp hóa.    
Lập khu đèn đỏ là không phù hợp với văn hóa người Việt Nam, cứ phạt thật nặng người mua dâm, công khai họ tên người mua dâm lên báo chí để họ không dám tái phạm nữa. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông Lê Đức Hiền.    
Rất ủng hộ ý kiến của ông.
Nếu như du lịch Viêt Nam muốn canh tranh với Thái Lan hay Singapore thì nên xem mại dâm như là một cái nghề. Quan trọng là cách thức quản lý nghề mại dâm như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất. Rất nhiều du khách khi đến Viêt Nam thường than phiền không có nhiều hộp đêm và giải trí cho du khách và số đông họ không bao giờ quay lại Viêt Nam.    


Nếu như du lịch Viêt Nam muốn canh tranh với Thái Lan hay Singapore thì nên xem mại dâm như là một cái nghề. Quan trọng là cách thức quản lý nghề mại dâm như thế nào cho có hiệu quả tốt nhất. Rất nhiều du khách khi đến Viêt Nam thường than phiền không có nhiều hộp đêm và giải trí cho du khách và số đông họ không bao giờ quay lại Viêt Nam.    
Tôi tán thành quan điểm mr Hiền,công khai hoá không có gì xấu,vấn đầ là chúng ta (cơ quan chức năng )chưa đủ độ minh bạch,còn tiêu cực..thì tất yếu sẽ gây ra nhiều hệ lụy.Các băng nhóm sẽ vô hình chung đưọc công khai,vì mại dâm và ma túy là nguồn thu chính của Gangs.Ý kiến cho lập nhiều cơ sở y tế,hội phụ nữ tham gia giáo dục,khám chưã bệnh ,nâng cao ý thức cuộc sống và đặc biệt tạo cho con người cơ hội làm việc!    
Đất nước ta trình độ dân trí còn thấp , nên không thể lập khu đèn đỏ được ! Nó sẽ có hại nhiều hơn đấy . Làm sao gái mại dâm chấp hành việc khám sức khoẻ định kỳ đây ??? Rồi sẽ tạo cơ hội cho các tệ nạn khác có đất để hoành hành . Xin đừng lập khu đèn đỏ .    
Ông Hiền nói tôi thấy yên tâm phần nào!
Hợp pháp hóa mại dâm sẽ đưa xã hội Việt vào đường cùng!
Trên 30 ngàn thì quả là không có khu phố nào chứa nổỉ; gái mại dâm vẫn sẽ làm chui.
không thể coi mại dâm là 1 nghề . từ ngàn xưa là chế độ phong kiến áp bức bóc lột coi con người là nô lệ. ngày nay ta không được cho làm nghề này , có biết bao nghề lao động mà nước ta đang làm. hảy thu gom hết các anh chị em ấy lại cho vào trại học nghề gì đó để làm kiếm cơm nuơi sống mình và bản thân. nếu bản người đó ăn chơi phè phởn không vì hòan cảnh quá bức bách đói nghèo hảy bắt giam đưa vô trại phục hồi nhân phẩm. nếu tồn tại và được coi là nghề thì cuộc sống hạnh phúc gia đình ra sao , sức khỏe ?? ai dám bảo đảm. ai muốn người thân mình đi mua dâm và làm mại dâm ?? hãy cấm tuyệt đối .    
không thể coi mại dâm là 1 nghề . từ ngàn xưa là chế độ phong kiến áp bức bóc lột coi con người là nô lệ. ngày nay ta không được cho làm nghề này , có biết bao nghề lao động mà nước ta đang làm. hảy thu gom hết các anh chị em ấy lại cho vào trại học nghề gì đó để làm kiếm cơm nuơi sống mình và bản thân. nếu bản người đó ăn chơi phè phởn không vì hòan cảnh quá bức bách đói nghèo hảy bắt giam đưa vô trại phục hồi nhân phẩm. nếu tồn tại và được coi là nghề thì cuộc sống hạnh phúc gia đình ra sao , sức khỏe ?? ai dám bảo đảm. ai muốn người thân mình đi mua dâm và làm mại dâm ?? hãy cấm tuyệt đối .    
Công nhận và thực hiện quản lý đó là giải pháp tốt nhất.
Theo tôi, nên hợp pháp hóa mại dâm và coi mại dâm là một nghề sẽ có nhiều lợi hơn là hại.
Hoan nghênh ý kiến của ông Lê Đức Hiền, đất nước ta còn nghèo nàn, cứ kêu mở mắt nhìn các nước như Thái Lan... nhưng theo tôi sẽ có vô vàn hệ lụy đi theo sau nó, vô vàn trẻ nhỏ, phụ nữ bị mua đi bán lại vào các ổ chứa mại dâm, sao nhà nước quản lý hết được. Đã cho cơ chế thoáng thì ko may trẻ em, phụ nữ bị bắt làm mại dâm thì con đường thoát thân còn khó khăn hơn vô vàn. Mong nhà nước Việt Nam sẽ mãi giữ quan điểm này.    

Luật hình sự phạt nặng tổ chức mại dâm, trên thế giới nhiều nước (kể cả một số bang ở Mỹ) cũng xem mại dâm là phạm pháp. Việc tổ chức khu đèn đỏ chẳng khác nào cố tình phạm luật. Nếu như cá độ, đánh bạc cần đưa vào độc quyền nhà nước để thu ngân sách, thì tổ chức khu đèn đỏ vừa phạm luật vừa mất uy tín nhà nước.    
Làm sao để xoá đây, khi cả những người có nghề nghiệp ổn định nhưng vẫn đi bán dâm cho các đại gia để kiếm nhà lầu, xe hơi, đồ hiệu. Bên cạnh đó, tình trang thất nghiệp của lao động hiện nay cũng không ít, sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề thì ngày càng đông. Khi cầm cái bằng trong tay chưa chắc đã có việc làm chứ huống gì là những chị em đó. Bán hay không cho bán dâm đều rất nan giải như nhau.    
Vậy cứ giữ nguyên hiện trạng như hiện nay thì tốt à?
Ở các nước phát triển, người ta đã giải quyết vấn đề này từ cách đây hơn trăm năm trước ! Còn ta thì sao ? Qua đó mới thấy được rằng cách giải quyết vấn đề của ta thật đơn giản
Đừng nên nói cho hợp thức hóa mai dâm để phát triển du lịch thì tôi nghe buồn lắm, mà nên nói họp thức hóa ở đây theo tôi: thứ I để quản lý những chị em phụ nữ tránh bị bóc lột từ những tay tú bà, macô, thứ II là có chế độ phòng ngừa bệnh chuyên nghiệp hơn và còn rất nhiều vấn đề khác nữa vv, chứ nói đem thể xác cua người Việt để phát triển du lịch thì quả là hết nói.    
Nhu cau sinh ly bình thương của con ngươi co gi sai dau?
Cần hợp thức hóa mại dâm. Chứ cứ kiểu hô hào chống nó suốt bao năm nay có khá lên tí nào đâu.
Nếu hợp pháp hóa thì sẽ giới xã hội đen sẽ hết đường kiếm tiền từ bảo kê, môi giới, câu khách
Cái gì cũng có mặt trái của nó. Thử hợp pháp hóa 1 thời gian xem sao, nếu không tốt thì cấm tiếp.
Càng cưỡng lại quy luật xã hội chúng ta càng lúng túng và mất kiểm soát. Một thực tế là nạn mại dâm ở VN rất lớn, hết năm này sang năm khác chúng ta hô hào, ra quân... nhưng như bắt cóc bỏ đĩa. Mại dâm không bao giờ hết, cũng chẳng giảm, có cấm thì nó cũng biến tướng từ hình thức này sang hình thức khác, bởi có cầu ắt có cung. Tôi thấy để mại dâm hoạt động như hiện nay rất khó quản lý. Gái mại dâm, ma cô chăn dắt và các nhà trọ khách sạn luôn qua mặt chính quyền... và để hoạt động được họ lại "đút lót", "hối lộ"... Nhà nước thì không thu được tiền, gái mại dâm và khách làng chơi thì luôn luôn bị mặc cảm là có lỗi vì sống không theo pháp luật. Hãy cho họ được sống theo pháp luật và cũng là một phần góp sức chống tệ nhũng nhiễu.    


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét