Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

(3) ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI


 ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ
THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI
Tư liệu
LẠI NGUYÊN ÂN và NGUYỄN THỊ BÌNH

PHẦN HAI

Tiểu dẫn: Ở phần này những người làm Sưu tập này tập hợp tư liệu trên một số đề tài được bàn thảo, tranh luận trong những năm đầu đổi mới. Đó là xung quanh vấn đề văn nghệ và chính trị, vấn đề quan hệ giữa văn nghệ với hiện thực và luận đề "văn nghệ phản ánh hiện thực", chung quanh các quan niệm về phê bình văn nghệ và đánh giá trạng thái phê bình trong thực tế đời sống văn nghệ; ngoài ra là một số vấn đề khác như xung quanh phạm trù tính nhân loại của văn nghệ, phạm trù nghệ sĩ trong lý luận văn nghệ, ý nghĩa của tinh thần phê phán trong nghệ thuật và khoa học nhân văn,... Có một đề tài mà hóa ra giới văn nghệ lại là "đầu têu" sớm hơn ai, ấy là bàn thảo về sách văn học cho trẻ em và nội dung sách giáo khoa văn học, điều mà càng về sau càng trở thành vấn đề lớn, giành được sự quan tâm của toàn xã hội. Tất nhiên các vấn đề không nảy sinh cùng một lúc; có vấn đề nổi lên ngay những ngày đầu của phong trào đổi mới, lại có những vấn đề nảy sinh về sau, trong tiến trình công cuộc đổi mới đi vào đời sống, chẳng hạn những vấn đề hiện đại hóa tư duy lý luận, vấn đề hội nhập về văn hóa khi đời sống hàng ngày diễn ra sự hội nhập về kinh tế,... chỉ nảy sinh từ giữa những năm 1990. Xen giữa các chủ đề trên, Sưu tập dành một đoạn trong phần này cho văn tiểu luận đặc sắc của một vài nhà văn đã xuất hiện và khẳng định được chỗ đứng trong văn học tiếng Việt chính ở văn nghệ thời đầu đổi mới này

  1. Lê Ngọc Trà - Văn nghệ và chính trị (Văn nghệ 19-12-1987)
  2. Nhiều tác giả - Thảo luận bàn tròn tại tuần báo Văn nghệ (Văn nghệ, 27-2-1988, 5-3-1988)
  3. Nguyễn Khải - Mấy lời nói lại và nói thêm (Văn nghệ, 2-3-1988)
  4. Nguyễn Văn Hạnh - Văn nghệ và chính trị (Văn nghệ, 7-5-1988)
  5. Nguyễn Thanh Hà - Mấy điều cần nói lại (Tạp Chí Cộng Sản, 7/1988)
  6. Lữ Phương - Chính trị và văn nghệ: đổi mới hay không đổi mới (Sông Hương, tháng 3 và 4/1989)
  7. Lại Nguyên Ân - Vài điều cần trao đổi lại (Sông Hương, số 36 (tháng 3 & 4, 1989)
  8. Lại Nguyên Ân - Mấy ý kiến về phê bình văn học (Quân Đội Nhân Dân 11-7-1987)
  9. Nguyễn Đăng Mạnh - Phê bình văn học trong tình hình mới (Văn Nghệ, 29-8-1987)
  10. Phan Cự Đệ - Mấy ý kiến về đổi mới tư duy trong lý luận, phê bình văn học (Văn Nghệ Quân Đội, 12-1987)
  11. Tôn Gia Các - Xin hỏi: Có thật lòng muốn đổi mới không? (Văn Nghệ, 19-3-1988)
  12. Lại Nguyên Ân - Đã nghĩ lối mới hay vẫn nghĩ lối cũ? (Văn Nghệ Quân Đội, số 5-1988)
  13. Anh Đào - Đổi mới tư duy trên tinh thần khoa học và cách mạng (Văn Nghệ Quân Đội, số 6-1988)
  14. Phạm Xuân Nguyên - Bàn chuyện đổi mới trong văn học (Văn Nghệ Quân Đội, số 7-1988)
  15. Lã Nguyên - Vì một quá trình văn học tương lai (Văn Nghệ 23-1-1988)
  16. Phong Lê - Phê bình tự phê bình (Văn Nghệ, 1-10-1988)
  17. Lê Đình Kỵ - Nghĩ về công việc phê bình văn học hôm nay (Văn Nghệ, 14-1-1989)
  18. Hà Minh Đức - Suy nghĩ về công tác phê bình văn học (Văn Nghệ 11-3-1989)
  19. Phong Lê - Lý luận phê bình trong sự nghiệp đổi mới (Văn Nghệ 22-4-1989)
  20. Vương Trí Nhàn - Phê bình trong cơ chế tự thoả mãn của đời sống văn học (Văn Học và Dư Luận, số 10-1991)
  21. Lê Ngọc Trà - Phê bình văn học cũng là văn học (Lý luận và văn học, Tp.HCM, 1990, Nxb Trẻ, tr.71-81)
  22. Lê Tiến Dũng - Nhà phê bình và cái roi ngựa (Cửa Việt, Quảng Trị, số 12-1992)
  23. Lại Nguyên Ân - Đổi mới điều kiện sống, là điều kiện sống của đổi mới (Sống với văn học cùng thời, 1997)
  24. Lê Ngọc Trà - Vấn đề văn học phản ánh hiện thực (Văn Nghệ 14-5-1988)
  25. Lê Ngọc Trà - Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học (Văn nghệ, 22-8-1987)
  26. Trần Đình Sử - Phương diện chủ quan của phản ánh và đặc trưng của văn nghệ (Lý luận và phê bình văn học, 1996)
  27. Trần Đình Sử - Tính nhân loại của văn học (Văn nghệ, Hà Nội, số 1 & 2 (9-1-1988)
  28. Lê Ngọc Trà - Vấn đề con người trong văn học (Lý luận và văn học, Nxb Trẻ Tp.HCM, 1990, tr.51-65)
  29. Lê Ngọc Trà - Nghệ sĩ (Lý luận và văn học, Nxb Trẻ Tp.HCM, 1990, tr.66-70)
  30. Lại Nguyên Ân - Nghệ sĩ và xã hội (Sân khấu, số 2-1988)
  31. Hoàng Ngọc Hiến - Thời kỳ văn học vừa qua và xu thế phát triển (Văn nghệ, 4-1990)
  32. Nguyễn Văn Lưu - Có âm dương trong văn học hay không? (Văn nghệ, 5-1990)
  33. Đỗ Lai Thuý - Một cách nhận diện thời kỳ văn học vừa qua (Văn nghệ, 6-1990)
  34. Hoàng Ngọc Hiến - Những nhận xét xác đáng và những hiểu lầm đáng tiếc (Văn nghệ, 24-11-1990)
  35. Trần Đình Sử - Đổi mới lý luận tức là hiện đại hoá lý luận (Văn nghệ, 8-1-1994)
  36. Trần Mạnh Hảo - Đừng công nghệ hoá văn chương (Văn nghệ, 29-7-1995)
  37. Lý Tùng Hiếu - Vấn đề của hội nhập: tri thức là sức mạnh (Phụ nữ, 28-6-1995)
  38. Lương Sinh - Than ôi, cái đầu óc sùng ngoại (Công an TP HCM, 9-8-1995)
  39. Vương Trí Nhàn - Hội nhập như một lẽ đương nhiên (Phụ nữ TPHCM 26-8-1995)
  40. Lại Nguyên Ân - Vấn đề hội nhập: từ kinh tế đến văn hoá (Phụ nữ TP HCM 9-9-1995)
  41. Hoàng Tuệ - Hội nhập để phát triển (Thanh Niên, 14-1-1996)
  42. Đoàn Minh Tuấn - Hội nhập: Cần có những người đưa tin uyên bác (Phụ nữ TP HCM 23-9-1995)
  43. Ngô Vĩnh Bình - Trở lại vấn đề "hội nhập văn hoá": Coi chừng xu hướng muốn hoà tan (Công an thành phố, Tp.HCM. 6-12-1995)
  44. Nguyễn Huy Thiệp - Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn (Sông Hương, 42/1990)
  45. Nguyễn Huy Thiệp - Nhà văn và bốn trùm mafia (Sông Hương, số 46-1991)
  46. Phạm Thị Hoài - Viết như một phép ứng xử (Sông Hương, số 39-1989)
  47. Phạm Thị Hoài - Một trò chơi vô tăm tích (Văn nghệ, 17-2-1990)
  48. Võ Quảng - Sách văn học cho thiếu nhi (Văn nghệ, 28-5-1988)
  49. Văn Hồng - Trăn trở đôi điều (Văn nghệ, 28-5-1988)
  50. Hoàng Phủ Ngọc Tường - Hiểu văn và dạy văn (Văn nghệ, 26-6-1988)
  51. Nguyễn Đăng Mạnh - Vài suy nghĩ về "đổi mới tư duy" trong giảng dạy văn học (Văn nghệ 3-9-1988)
  52. Phạm Toàn - Dạy văn cho học sinh phổ thông (Văn nghệ 8-10-1988)
  53. Phan Trọng Luận - Về mối quan hệ giữa viết văn và dạy văn (Văn nghệ, 15-10-1988)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét