Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Trung Quốc thưởng cho nhà khoa học như thế nào?


Nguyễn Văn Tuấn.
http://www.nature.com/nature/journal/v431/n7005/images/431116b-i1.0.jpg

China là một nước đang lên trong khoa học. Điều này thì không ai còn nghi ngờ gì nữa. Hiện nay, đứng về mặt số lượng ấn phẩm khoa học, China đứng hàng thứ 2 (chỉ sau Mĩ). Nhưng câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà họ có một bước “nhảy vọt” có thể nói là ngoạn mục như thế. Câu trả lời ngắn gọn: tiền.

Bước tiến ngoạn mục
Số liệu của Viện thông tin khoa học (ISI) cho thấy China hiện nay đứng hàng thứ hai trên thế giới về số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (trong số 147 nước có công bố khoa học). Tính từ tháng 1/2001 đến 31/8/2011 (10 năm và 8 tháng), các nhà khoa học China công bố 836,255 bài báo khoa học, chỉ sau Mĩ (3,049,662 bài), nhưng vượt qua Đức (784,316), Nhật (771,548) và Anh (697,763).
Số bài báo và tần số trích dẫn của 20 nước hàng đầu trên thế giới

Nước
Số bài báo khoa học
Số lần trích dẫn
Số trích dẫn trung bình trên mỗi bài báo
3,049,662
48,862,100
16.02
China
836,255
5,191,358
6.21
Đức
784,316
10,518,133
13.41
Nhật
771,548
8,084,145
10.48
Anh
697,763
10,508,202
15.06
Pháp
557,322
7,007,693
12.57
Canada
451,588
6,019,195
13.33
Ý
429,301
5,151,675
12.00
Tây Ban Nha
339,164
3,588,655
10.58
Úc
304,160
3,681,695
12.10
Ấn Độ
293,049
1,727,973
5.90
Hàn Quốc
282,328
2,024,609
7.17
Nga
265,721
1,282,281
4.83
Hà Lan
252,242
3,974,719
15.76
Ba Tây
212,243
1,360,097
6.41
Thuỵ Sĩ
181,636
3,070,458
16.9
Thuỵ Điển
179,126
2,686,304
15.0
Đài Loan
177,929
1,273,682
7.16
Thổ Nhĩ Kì
155,276
819,071
5.27
Ba Lan
154,016
1,036,062
6.73
Nguồn: Esssential Science Indicator của Thomson ISI, số liệu tính từ 2001 đến 8/2011.
Tuy đứng hạng 2 sau Mĩ, nhưng số lượng bài báo của China thì chỉ bằng 27% của Mĩ, và cũng không hơn Đức (hạng 3) bao nhiêu. Cố nhiên, những con số này chưa được điều chỉnh cho dân số, hay quan trọng hơn là số nhà khoa học trong từng nước.
Về phẩm chất thì có thể nói rằng các công trình của China nhìn chung còn thấp so với mặt bằng thế giới. Mỗi bài báo của China được trích dẫn chỉ 6.21 lần; con số này chỉ cao hơn Nga (4.83), Thổ Nhĩ Kì (5.27), Ấn Độ (5.90), và Ba Lan (6.73). So với các nước còn lại, chỉ số trích dẫn của các công trình China là thấp nhất, thấp hơn cả Hàn Quốc (7.17).
Nhưng như đề cập trên, số lượng bài báo của China tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Theo phân tích của các chuyên gia China [1], vào thập niên 1990, mỗi năm China chỉ công bố được 6000 bài báo khoa học. Nhưng đến năm 2008 thì con số này tăng lên 270,924 bài, chiếm 11.5% số bài báo toàn cầu.
Bằng cách nào mà China có một bước tiến ngoạn mục như thế? Theo phân tích của các chuyên gia ngoại quốc, thì câu trả lời là tiền. Trong thời gian 20 năm qua, China đầu tư rất nhiều để thiết lập những trung tâm họ gọi là “Key Laboratories” (nhóm nghiên cứu chính) trên toàn quốc. Chính những nhóm nghiên cứu chủ lực này đã đóng góp cho sự tăng trưởng của số ấn phẩm khoa học của China trong thời gian qua. Ngoài ra, China còn áp dụng một số chính sách / biện pháp chính là thưởng tiền, khuyến khích công bố trên tập san có IF cao, và quốc tế hoá tập san khoa học.
Áp dụng hệ thống đánh giá khoa học của phương Tây. Ở China ngày nay, các chức danh khoa bảng như giáo sư, phó giáo sư, giảng viên, v.v. đều được đề bạt dựa vào số lượng công trình khoa học trên các tập san thuộc Science Citation Index (SCI), Engineering Index (EI), và Institute of Scientific and Technical Information of China (ISTC).
Ngoài ra, các viện nghiên cứu và đại học có chính sách thưởng tiền cho các nhà khoa học nếu họ công bố công trình trên các tập san vừa đề cập. Số tiền thưởng không phải cố định mà tuỳ thuộc vào chỉ số ảnh hưởng (impact factor – IF). Bài trên các tập san có IF càng cao thì tiền thưởng cũng càng lớn. Chẳng hạn như Trường Đại học Y Quảng Đông có chính sách thưởng cho giáo sư và giảng viên như sau:
Tiền thưởng cho tác giả theo chỉ số IF
Bài báo trên tập san có IF
Sẽ được thưởng
<1
3000 nhân dân tệ (~480 USD)
1 đến 2
2400 USD
2 đến 3
4000 USD
3 đến 4
5600 USD
4 đến 5
7200 USD
5 đến 8
11,200 USD
8 đến 10
14,400 USD
10 đến 15
20,800 USD
Nature hayScience
32,000 USD cho tác giả đầu, và 50% cho tác giả 2, và giảm dần cho tác giả k.

Phải nói rằng số tiền thưởng còn cao hơn nhiều so với các nước phương Tây. Ở Viện Garvan, chỉ có bài báo trên tập san với IF>10 mới được thưởng, và mỗi tác giả cũng chỉ được 1000 USD (còn China thì dám thưởng đến 14,400 USD).
Khuyến khích công bố trên tập san có IF cao. Năm 2009, SCI có 7387 tập san khoa học, nhưng trong số này chỉ có 114 (1.5%) là từ China. Những tập san từ China có IF thấp hơn 3. Chỉ có 3 tập san có IF cao hơn 3 (đó là Cell Research 8.151, Nano Research 4.37, và Fungal Diversity 3.803). Như phân tích trên cho thấy tầm ảnh hưởng và phẩm chất nghiên cứu của China vẫn còn rất thấp. Do đó, Nhà nước khuyến khích các nhà nghiên cứu công bố nghiên cứu trên những tập san có IF càng cao càng tốt, với hi vọng sẽ cải tiến tần số trích dẫn.
Quốc tế hoá tập san khoa học. Một chiến lược khác của China là quốc tế hoá các tập san khoa học hiện hành. “Quốc tế hoá” ở đây hiểu theo nghĩa dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính của tập san, ban biên tập có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài China, và phấn đấu đưa vào hệ thống SCI hay ISI. Hiện nay, China có khoảng 4800 tập san khoa học (con số năm 2010), nhưng 4600 viết bằng tiếng Hoa, và chỉ có 200 tập san dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức.
Nhìn người nhưng cũng phải nhìn ta. Hiện nay, mỗi năm các nhà khoa học Việt Nam công bố khoảng 1100 bài báo khoa học. Con số này còn rất khiêm tốn so với China, nhưng có lẽ so sánh như thế không khách quan do khác biệt quá lớn về dân số. Nhưng về mặt chất lượng nghiên cứu thì tần số trích dẫn của VN không kém, nếu không muốn nói là cao hơn, so với China. Tuy nhiên, năng suất khoa học của VN vẫn còn quá thấp, nhất là trong bối cảnh có hơn 9000 giáo sư và phó giáo sư và hơn 24 ngàn tiến sĩ.
China có thể tăng “sản lượng” khoa học, thì có lẽ VN cũng có thể. Thật ra, những biện pháp của China cũng không hẳn là mới với ta. Hơn 5 năm trước, người viết bài này cũng từng có những đề nghị như khuyến khích công bố trên tập san có IF cao, nên thưởng tiền cho nhà khoa học có công trình trên những tập san hàng đầu trong chuyên ngành [2], và quốc tế hoá tập san [3]. China đã cho chúng ta bằng chứng là những biện pháp này rất có hiệu quả. Không có lí do gì chúng ta không áp dụng những biện pháp này để nâng cao sự hiện diện của khoa học VN trên trường quốc tế.
Tham khảo:
[1] Shao J, Shen H. The outflow of academic papers from China: why is it happening and can it be stemmed? Learned Publishing 2011; 24:95-97.
Cũng nên xem qua bài trên Nature về phẩm chất của các nghiên cứu từ China.

Strong medicine for China's journals

Weak publications will be 'terminated'.
Li Dingdong plans major reforms for Chinese publishing.Li Dongdong plans major reforms for Chinese publishing.IMAGINECHINA
Few Chinese scientists would be surprised to hear that many of the country's scientific journals are filled with incremental work, read by virtually no one and riddled with plagiarism. But the Chinese government's solution to this problem came as a surprise last week.
Li Dongdong, a vice-minister of state and deputy director of the General Administration of Press and Publications (GAPP) — the powerful government body that regulates all publications in China — acknowledged that the country's scientific publishing had a "severe" problem, with "a big gap between quality and quantity", and needed reform.
Opening a meeting of scientific publishers in Shanghai on 7 September, Li announced that by January 2011, new regulations will be used to "terminate" weak journals.
Precisely how this reform will work is the subject of hot debate. If an evaluation process finds a journal to be weak, it may be forced to close altogether, or relaunch with a different editorial board, a different title or even a different subject focus.
Those journals judged to be strong will receive support such as tax breaks. Scientific publishing will be concentrated in "five-to-ten large publishing groups" that will compete with each other, says Li. "We will turn China from a large science and technology publisher to a powerful science and technology publisher." GAPP did not respond to Nature 's requests for more information.
News of the regulation startled many of the publishers at last week's meeting, the 6th China Science Journal Development Forum. Some believe that bureaucrats should not be interfering with journals, and others say that powerful scientists will resist the move. But all agreed that China's scientific publishing is in bad shape.
Approximately one-third of the roughly 5,000 predominantly Chinese-language journals are 'campus journals', existing only so that graduate students and professors can accumulate the publications necessary for career advancement, according to one senior publisher. And in a Correspondence toNature last week, Yuehong Zhang of the Journal of Zhejiang University–Science reported that a staggering 31% of the papers submitted to that campus journal contained plagiarized material (Nature 467, 153; 2010).
Most Chinese journals make their money through funding from their host institutions, and by charging authors per-page publishing fees. "Most are never cited. Who knows if they're even really published. They're ghosts," says one publisher, who declined to be named. Wu Haiyun, a cardiologist at the Chinese PLA General Hospital in Beijing, says that only 5–10% of these journals are worth saving, and the rest are "information pollution".
Most of China's top researchers already forgo Chinese publications for international ones, where they earn the recognition that can promote their career. And they are increasingly successful: in November 2009, scientists from China became the second-most prolific publishers of scientific articles in international scientific journals.
But some Chinese librarians are beginning to baulk at the prices charged by these foreign journals. On 1 September, an open letter signed by 35 librarians criticized foreign science, technology and medicine publishers for "using their monopolistic position" to raise subscription prices annually by more than 14% for the next 3 years. Meanwhile, some of the better Chinese journals are being published in collaboration with foreign companies such as Wiley–Blackwell and Springer, respectively headquartered in Hoboken, New Jersey, and Berlin. Cell Research, for example, based at the Shanghai Institutes for Biological Sciences and co-published by Nature Publishing Group, reached an impact factor of 8.2 in 2009 — the highest in the Asia-Pacific region, including Australia.
Impact factors could provide an important cornerstone of the government's evaluation system. For example, the Chinese Journal Citation Report, published by the Institute of Scientific and Technical Information of China since 2004 and covering some 1,800 of China's top journals, provides impact factors that measure their significance on the basis of the number of times that articles are cited by peers.
Many Chinese journals are switching to publishing in English to increase their impact factors, and more than 200 English-language science and technology journals are now based in China. ACTA Genetica Sinica became the Journal of Genetics and Genomics in 2007; Neuroscience Bulletin, founded in 1998, switched to English in 2006; and in January 2009, Acta Zoologica Sinica, published since 1935 and the second-oldest journal in China, became Current Zoology. In its first year, the proportion of papers that it published from non-Chinese scientists shot up from 16% to 42%. Having earned a spot on the list of journals counted by Thomson Reuters Web of Knowledge, the journal is awaiting its first impact factor. Martin Stevens, a zoologist at the University of Cambridge, UK, says that Current Zoology is now finding a niche. "Before, there weren't any journals that had this relatively broad audience. Many looked at specific areas of biology," says Stevens, who guest edited a special issue of the journal about how the sensory system relates to evolution.
ADVERTISEMENT
A minority of Chinese scientists argue that there is no need for Chinese-language primary research journals at all. All original Chinese research should be published in English-language journals to get the widest audience possible, says Wu, who adds that Chinese-language journals should stick to publishing continuing education and review articles. "Is it necessary for China to have its own journals?" he asks.
The government's answer is an emphatic 'yes'. For Li, strong scientific publishing is a necessary "driving force in innovation and technological strength". Once the new reforms are under way, she says, "journals will be a strong part of our soft power".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét