Cám ơn nhà thơ Lê Huy Mậu.
LÊ HUY MẬU
Posted on 26.10.2012 by nguyentrongtao
Nhìn trên bản đồ, nước Balan giống như một củ khoai tây. Chỗ hẹp nhất và chỗ rộng nhất cũng không chênh nhau là mấy. Hướng dẫn chúng tôi đi chơi là Phạm Thái Dương. Dương sang Balan đã hơn 20 năm, khá thông thạo tiếng Balan và đất nước Balan. Dương bảo: Balan nằm kẹp giữa Đức và Nga, trong thế chiến thứ 2 hơn 6 triệu người Balan đã bị Đức và cả Nga nữa giết chết. Đất nước này cũng đau thương vì chiến tranh chẳng kém gì đất nước ta.
Trên đường từ Warszawa đi Krakov, thăm một thành phố cổ rất nổi riếng của Balan, tôi nhìn ra hai bên đường, đồng đất bằng phẳng mênh mông, lưa thưa những ngôi làng. Lưa thưa những ngôi nhà. Bây giờ đang là cuối thu, những cánh rừng phong lá chín, vàng rực nổi bật trên nền trời màu xám tro. Mùa này, người Ba lan không trồng trỉa gì, chỉ còn sót lại những giải ngô chưa thu hoạch. Phạm Thái Dương cho biết, ngô ở đây họ không bẻ bắp, mà máy sẽ cắt cả cây rồi băm vụn, nghiền nát để chế biến thành phân hữu cơ bán cho những nhà làm vườn trên khắp thế giới. EU còn khuyến khích Balan không trồng gì cả, để đất bỏ hoang, EU sẽ trả cho họ cái phần lãi mà lý ra họ thu được do trồng trỉa. Lý do là thị trường EU đã ổn định, đất Balan cho nghỉ đã. Ơ hay! Quê mình một vụ, tăng lên hai, ba. Sao Châu Âu nó chơi kỳ thế! Tưởng châu Âu chật, không có đất canh tác, hóa ra, họ có dư đất đai, dù trồng trọt chỉ có một vụ.
Trước lúc tôi sang Balan, anh Đặng Hữu Trung có ghi cho mảnh giấy, bảo rằng đến Balan nhờ họ giúp cho, đi tham quan ở 3 nơi. Ngoài Warszawa, là phố cổ Krakov và vịnh biển Bantich. Nhà thơ Lâm Quang Mỹ điện từ Cộng hòa Sec về, gần như là một chỉ thị, là phải đi thăm mỏ muối. Đi tham quan được nhiều danh lam, thắng cảnh , di tích là quý. Nhưng, đi làm sao được! Đất nước người ta mênh mông. Mình chỉ loáng thoáng vài ngày. Thôi thì để về nhà bật tivi xem, khỏi cần phải đi. Mình chủ yếu là đi tìm cảm giác. Mà cảm giác thì chỉ người chứng kiến trực tiếp mới có. Hết cảm giác, thì dù có nhiều tiền, người ta cũng cảm thấy vô ích khi phải vượt hàng chục ngàn cây số để nhìn thấy một cái gì đó, dù đẹp, “quand on est ne pas jeune, on voi toutant ne pas beaux”. Đó là câu tiếng Pháp bồi do tôi chế tác ra từ một câu ngạn ngữ Pháp. Nghĩa là, khi người ta không còn trẻ, thì người ta không còn nhìn cái gì cũng đẹp nữa. Đến một vài khu du lịch của Balan, tôi thấy họ làm dịch vụ khéo. Cái gì cũng có nhưng mua bán lịch sự. Nơi đắt, nơi rẻ, tùy theo vị trí, nhưng du khách cảm thấy yên tâm, không nơm nớp lo bị lừa, lo bị móc túi. Người Balan to cao, trông nét mặt hiền từ dễ thương. Phụ nữ đẹp và thánh thiện. Balan là quê hương của giáo hoàng Joan paul II- là người góp phần thay đổi bộ mặt thế giới trong nửa cuối thế kỷ trước. Những người Việt nam sang Balan vào đầu những năm XHCN ở Đông Âu sụp đổ kể lại, người Balan hiền và thật thà, họ chẳng kỳ thị và phân biệt đối xử với người ngoại quốc, nhiều người Việt nam phất lên từ thời kỳ đó. So với các nước trong khu vực Đông Âu, Balan nghèo hơn. Tôi nghe thế, nhưng vẫn nghĩ, với người Việt nam thì thế này là quá lý tưởng rồi. Lương tối thiểu của họ khoảng một ngàn đô. Gấp 20 lần Việt nam. Tôi đi suốt mấy ngày trên đường ít khi nhìn thấy người “lộ thiên”. Họ toàn chui trong ô tô. Thấy xe mà không thấy người. Nhìn đường cao tốc của họ, thèm lắm. Giá như quốc lộ 1 nhà mình được thế này thì hay quá. Tôi không hiểu tại sao nhà nước mình không làm lấy một con đường Bắc Nam cho ra trò, trước khi nghĩ đến hiện đại giao thông công nghiệp hóa. Người Ba lan ở Warszawa chủ yếu là sống trong những căn hộ chung cư. Phạm Thái Dương chỉ cho tôi một dãy chung cư, anh bảo cả phố Hàng Ngang Hà nội của anh chỉ cần một khu chung cư thế này là đủ ở. Có lẽ thế thật. Tôi có thể đếm được số nóc nhà ở Warzawa. Dù thành phố có gấp đôi dân số Hà nội.
Mấy ngày ở Warszawa, tôi chẳng có cảm giác gì đang ở nước ngoài cả. Có cả một Việt nam thu nhỏ ở đây rồi. Cháo lòng, tiết canh, bún phở, rượu đế, mắm tôm và cả nhiều thứ nhếch nhác chợ quê nữa. Trái đất này nói rộng lớn thì nó cũng rộng lớn, nói nhỏ bé thì nó cũng nhỏ bé. Nhiều người Việt nam tôi gặp trong chợ là những tiến sỹ, những cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, các cán bộ nghiên cứu trong các viện khoa học, các nghiên cứu sinh Việt nam ở Châu Âu. Còn số lưu học sinh thì nhiều vô kể. Anh Lê Xuân Lâm- một tiến sỹ toán học ứng dụng, nguyên là cán bộ giảng dạy trường đại học mỏ địa chất, hiện là tổng biên tập tạp chí Quê Việt ở Balan bảo tôi, hiện chưa có thống kê chính xác, nhưng riêng cỡ anh ở Đông Âu phải có hàng ngàn người. Vợ chồng Anh Hữu, chị Thanh tiếp chúng tôi tại quầy bán quần áo của anh chị trong khu chợ Viêt nam, mà người ta gọi đùa là chợ Đồng Xuân Hà nội. Anh Hữu nguyên là cán bộ viện khoa học Việt nam, còn chị Thanh vợ anh là cán bộ giảng dạy trường đại học giao thông vận tải. Đành thì bây giờ họ giàu, họ có cuộc sống phong lưu nhưng sao tôi vẫn thấy xa xót, đau đớn trong lòng. Thật ra, khi các anh chọn con đường ở lại buôn bán sinh sống ở đây cũng chẳng dễ dàng gì. Không phải hoàn toàn vì lý do kinh tế. Lê Xuân Lâm bảo, anh làm tiến sỹ ở trong nước. Đang là chủ đề tài khoa học về ứng dụng máy tính trong nghành mỏ địa chất ở trường Đại học mỏ địa chất, nhưng uất quá không chịu được, nên phải đi. Bộ Đại học có thời kỳ, cử cán bộ khoa học ra nước ngoài, cử người nào mất người nấy. Vụ tổ chức cử cán bộ mang quyết định kỷ luật sang để trao cho họ, và ông này cũng không trở về nốt. Sự “vượt biên”của trí thức Việt nam, hay còn gọi là sự “chảy máu chất xám”chẳng làm ai động lòng cả. Đau xót là, để tìm được một vị trí làm chuyên môn ở nước ngoài không dễ. Cùng một trình độ họ ưu tiên cho người sở tại. Thế là các trí thức ta xoay ra làm đủ nghề để kiếm sống. Từ lao động trí óc chuyển qua lao động chân tay. Và kiến thức cứ mai một dần đi. Trong lúc ở trong nước đang thiếu tri thức. Nhiều vị trí công tác cán bộ không xứng tầm, bất cập trong điều hành, quản lý xảy ra khắp nơi. Nghĩ mà tiếc cho đất nước. Giá có một chính sách, một đãi ngộ thỏa đáng thì không mất đi nguồn trí thức hết sức đáng quý cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Tôi ngủ cùng phòng với nhà văn Nguyễn Hoàng Thu. Cứ 5g là thức dậy. Lục tục pha cà phê và lôi láp tốp ra cạch cạch. Nguyễn Hoàng Thu không ngủ được cứ trăn trở trên giường. Ở Balan người ta thức dậy muộn. Ngoài trời lạnh. Nhưng trong nhà ai cũng sử dụng lò sưởi nên không đến nỗi rét lắm. Tôi mổ cò một ngón. Chậm quá chậm mà nhiều khi chẳng biết mổ cái gì nữa đây. Đem kể chuyện người ta rồi so sánh với mình chẳng phải là một việc hay. Mà người ta cũng chẳng thích mình ca ngợi hay chê bai. Thời gian lúc nào cũng thiếu, lúc nào cũng thừa. Nguyễn Hoàng Tuyển ôm cổ mình , hát chế: Quá nửa đời phiêu dạt/anh lại về úp mặt vào vợ thôi. Tuyển bảo: Vợ em nó hay hát bài sông quê. Vợ Tuyển trước ở đoàn nghệ thuật Quân khu Bốn. Tuyển dẫn anh em chúng tôi đi thăm khu chợ, khu nhà ở do anh và vài người bạn bỏ tiền ra xây và cho thuê. Tuyển bảo, em có 300 căn hộ và 400 quầy bán hàng đang cho thuê ở đây (con số tôi nhớ không chính xác lắm). Tôi chợt nhớ Võ Hồng ở Nga. Tuyển bảo: Em gặp anh Võ Hồng ở Quảng Châu Trung Quốc rồi. Tôi hình dung, Tuyển là một Võ Hồng ở Balan. Con đường làm giàu của Tuyển có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết. Một đại gia hạng nặng nhưng trông Tuyển bình dị và hồn nhiên như bất cứ chàng trai Hà Tĩnh nào khác. Anh lẫn giữa chợ, chào hỏi mọi người buôn bán trong chợ thân tình như không hề có sự phân biệt nào. Cái khác biệt là, rất nhiều người Balan trong chợ tỏ ra kính nể Tuyển. Giản dị nhưng lịch lãm, Tuyển làm tôi tò mò, nhưng tiếc là không có nhiều thời gian. Muốn nâng cốc với Tuyển quá nhưng buổi trưa, đang phải lái xe, đang làm việc, Tuyển chỉ uống nước suối mà thôi.
Khách trong nước qua thăm cộng đồng người Việt ở đây khá thường xuyên. Lãnh đạo nhà nước có, các bộ ngành, các nhà báo, nhà văn có. Riêng với ba anh em chúng tôi, thương họ cũng có mà họ thương chúng tôi cũng có. Anh Luyện đã ngoài 60 tuổi, quê Nghi Lộc, họ hàng với thông gia tôi, gọi điện mời chúng tôi đến ăn với anh bữa cơm, uống với nhau chén rượu. Anh làm bảo vệ trong chợ. Gia đình vợ con ở cả bên quê. Một tháng tùng tiệm tiêu pha cũng dư ra được vài tờ, giúp vợ con. Anh bảo, tiếc quá, mẻ giò chả anh vừa giao hết cả, không còn cái nào tiếp các nhà văn. Có thể chúng tôi và anh sẽ còn gặp nhau tại Việt nam, nhưng đêm rượu Warszawa này thì còn vang vọng mãi trong tâm trí chúng tôi.
- Ngoài cái tình ra, của nả chẳng là cái gì cả ông Mậu ạ. Có đó rồi lại không đó thôi mà!
– Vâng! Tôi đồng ý với ông , ông Luyện ạ!
Tôi đã quen với việc bày tiệc nền nhà, nhưng là quen với việc trải chiếu, chứ trải chăn xuống nền nhà uống rượu thì đây là lần đầu. Do công tác, tôi đã được uống nhiều cuộc rượu sang, đáng giá cả chục triệu đồng nhưng không làm sao quen được với sự sang trọng. Gương mặt thì đã tối tăm, tính nết thì quê một cục, cũng dễ hiểu vì sao mình dễ xúc động trước những mối chân tình quê kiểng, dù là nơi đất khách quê người cũng vậy. Do không không có điều kiện giặt tất, tôi định mua thêm mấy đôi tất, để đi bẩn là vất. Tất Trung Quốc ghét không mua, mua tất Balan. Chân Balan to, tôi sợ không vừa nên tháo giày ra thử. Cô bán hàng cười bảo, không ai thử tất bao giờ! Đúng là bác mới từ Việt nam qua! Bác đi với đoàn nào vậy? Tôi bảo: Bác ở đoàn nhà văn. Thế bác tên gì? Tôi là Lê Huy Mậu- nhà thơ! Người bán hàng ồ lên, gọi chồng: Anh ơi! Bác Mậu Khúc hát sông quê đây này! Rồi cô bảo: Em biết bác nhà thơ em không lấy tiền. Thôi được, để em biếu bác mấy thứ bác mặc khỏi lạnh. Đoàn bác đi đông không? Tôi bảo: 3 người. Thế 2 bác nữa đâu? Bác bảo các bác ấy đến đây em gửi chút quà! Chuyện nhỏ thôi, nhưng khiến mình cảm động, chỉ tiếc là quên không hỏi tên vợ chồng họ, thật đáng trách !
Chúng tôi gửi lại hành lý ở Warszawa, chỉ mang theo vài bộ quần áo sang Đức và có thể sang Pháp nữa. Định giấu nhẹm tung tích của mình, nhưng rồi, không hiểu sao, trời xui đất khiến thế nào mình lại cứ lại mail, y như là kẻ ngớ ngẩn: Lạy các ông, các bà, tôi đang ở bụi này ạ!
Warszawa 23/10 –Berlin 24/10/2012
Nhà thơ Lê Huy Mậu
Nhìn trên bản đồ, nước Balan giống như một củ khoai tây. Chỗ hẹp nhất và chỗ rộng nhất cũng không chênh nhau là mấy. Hướng dẫn chúng tôi đi chơi là Phạm Thái Dương. Dương sang Balan đã hơn 20 năm, khá thông thạo tiếng Balan và đất nước Balan. Dương bảo: Balan nằm kẹp giữa Đức và Nga, trong thế chiến thứ 2 hơn 6 triệu người Balan đã bị Đức và cả Nga nữa giết chết. Đất nước này cũng đau thương vì chiến tranh chẳng kém gì đất nước ta.
Trên đường từ Warszawa đi Krakov, thăm một thành phố cổ rất nổi riếng của Balan, tôi nhìn ra hai bên đường, đồng đất bằng phẳng mênh mông, lưa thưa những ngôi làng. Lưa thưa những ngôi nhà. Bây giờ đang là cuối thu, những cánh rừng phong lá chín, vàng rực nổi bật trên nền trời màu xám tro. Mùa này, người Ba lan không trồng trỉa gì, chỉ còn sót lại những giải ngô chưa thu hoạch. Phạm Thái Dương cho biết, ngô ở đây họ không bẻ bắp, mà máy sẽ cắt cả cây rồi băm vụn, nghiền nát để chế biến thành phân hữu cơ bán cho những nhà làm vườn trên khắp thế giới. EU còn khuyến khích Balan không trồng gì cả, để đất bỏ hoang, EU sẽ trả cho họ cái phần lãi mà lý ra họ thu được do trồng trỉa. Lý do là thị trường EU đã ổn định, đất Balan cho nghỉ đã. Ơ hay! Quê mình một vụ, tăng lên hai, ba. Sao Châu Âu nó chơi kỳ thế! Tưởng châu Âu chật, không có đất canh tác, hóa ra, họ có dư đất đai, dù trồng trọt chỉ có một vụ.
Trước lúc tôi sang Balan, anh Đặng Hữu Trung có ghi cho mảnh giấy, bảo rằng đến Balan nhờ họ giúp cho, đi tham quan ở 3 nơi. Ngoài Warszawa, là phố cổ Krakov và vịnh biển Bantich. Nhà thơ Lâm Quang Mỹ điện từ Cộng hòa Sec về, gần như là một chỉ thị, là phải đi thăm mỏ muối. Đi tham quan được nhiều danh lam, thắng cảnh , di tích là quý. Nhưng, đi làm sao được! Đất nước người ta mênh mông. Mình chỉ loáng thoáng vài ngày. Thôi thì để về nhà bật tivi xem, khỏi cần phải đi. Mình chủ yếu là đi tìm cảm giác. Mà cảm giác thì chỉ người chứng kiến trực tiếp mới có. Hết cảm giác, thì dù có nhiều tiền, người ta cũng cảm thấy vô ích khi phải vượt hàng chục ngàn cây số để nhìn thấy một cái gì đó, dù đẹp, “quand on est ne pas jeune, on voi toutant ne pas beaux”. Đó là câu tiếng Pháp bồi do tôi chế tác ra từ một câu ngạn ngữ Pháp. Nghĩa là, khi người ta không còn trẻ, thì người ta không còn nhìn cái gì cũng đẹp nữa. Đến một vài khu du lịch của Balan, tôi thấy họ làm dịch vụ khéo. Cái gì cũng có nhưng mua bán lịch sự. Nơi đắt, nơi rẻ, tùy theo vị trí, nhưng du khách cảm thấy yên tâm, không nơm nớp lo bị lừa, lo bị móc túi. Người Balan to cao, trông nét mặt hiền từ dễ thương. Phụ nữ đẹp và thánh thiện. Balan là quê hương của giáo hoàng Joan paul II- là người góp phần thay đổi bộ mặt thế giới trong nửa cuối thế kỷ trước. Những người Việt nam sang Balan vào đầu những năm XHCN ở Đông Âu sụp đổ kể lại, người Balan hiền và thật thà, họ chẳng kỳ thị và phân biệt đối xử với người ngoại quốc, nhiều người Việt nam phất lên từ thời kỳ đó. So với các nước trong khu vực Đông Âu, Balan nghèo hơn. Tôi nghe thế, nhưng vẫn nghĩ, với người Việt nam thì thế này là quá lý tưởng rồi. Lương tối thiểu của họ khoảng một ngàn đô. Gấp 20 lần Việt nam. Tôi đi suốt mấy ngày trên đường ít khi nhìn thấy người “lộ thiên”. Họ toàn chui trong ô tô. Thấy xe mà không thấy người. Nhìn đường cao tốc của họ, thèm lắm. Giá như quốc lộ 1 nhà mình được thế này thì hay quá. Tôi không hiểu tại sao nhà nước mình không làm lấy một con đường Bắc Nam cho ra trò, trước khi nghĩ đến hiện đại giao thông công nghiệp hóa. Người Ba lan ở Warszawa chủ yếu là sống trong những căn hộ chung cư. Phạm Thái Dương chỉ cho tôi một dãy chung cư, anh bảo cả phố Hàng Ngang Hà nội của anh chỉ cần một khu chung cư thế này là đủ ở. Có lẽ thế thật. Tôi có thể đếm được số nóc nhà ở Warzawa. Dù thành phố có gấp đôi dân số Hà nội.
Mấy ngày ở Warszawa, tôi chẳng có cảm giác gì đang ở nước ngoài cả. Có cả một Việt nam thu nhỏ ở đây rồi. Cháo lòng, tiết canh, bún phở, rượu đế, mắm tôm và cả nhiều thứ nhếch nhác chợ quê nữa. Trái đất này nói rộng lớn thì nó cũng rộng lớn, nói nhỏ bé thì nó cũng nhỏ bé. Nhiều người Việt nam tôi gặp trong chợ là những tiến sỹ, những cán bộ giảng dạy trong các trường đại học, các cán bộ nghiên cứu trong các viện khoa học, các nghiên cứu sinh Việt nam ở Châu Âu. Còn số lưu học sinh thì nhiều vô kể. Anh Lê Xuân Lâm- một tiến sỹ toán học ứng dụng, nguyên là cán bộ giảng dạy trường đại học mỏ địa chất, hiện là tổng biên tập tạp chí Quê Việt ở Balan bảo tôi, hiện chưa có thống kê chính xác, nhưng riêng cỡ anh ở Đông Âu phải có hàng ngàn người. Vợ chồng Anh Hữu, chị Thanh tiếp chúng tôi tại quầy bán quần áo của anh chị trong khu chợ Viêt nam, mà người ta gọi đùa là chợ Đồng Xuân Hà nội. Anh Hữu nguyên là cán bộ viện khoa học Việt nam, còn chị Thanh vợ anh là cán bộ giảng dạy trường đại học giao thông vận tải. Đành thì bây giờ họ giàu, họ có cuộc sống phong lưu nhưng sao tôi vẫn thấy xa xót, đau đớn trong lòng. Thật ra, khi các anh chọn con đường ở lại buôn bán sinh sống ở đây cũng chẳng dễ dàng gì. Không phải hoàn toàn vì lý do kinh tế. Lê Xuân Lâm bảo, anh làm tiến sỹ ở trong nước. Đang là chủ đề tài khoa học về ứng dụng máy tính trong nghành mỏ địa chất ở trường Đại học mỏ địa chất, nhưng uất quá không chịu được, nên phải đi. Bộ Đại học có thời kỳ, cử cán bộ khoa học ra nước ngoài, cử người nào mất người nấy. Vụ tổ chức cử cán bộ mang quyết định kỷ luật sang để trao cho họ, và ông này cũng không trở về nốt. Sự “vượt biên”của trí thức Việt nam, hay còn gọi là sự “chảy máu chất xám”chẳng làm ai động lòng cả. Đau xót là, để tìm được một vị trí làm chuyên môn ở nước ngoài không dễ. Cùng một trình độ họ ưu tiên cho người sở tại. Thế là các trí thức ta xoay ra làm đủ nghề để kiếm sống. Từ lao động trí óc chuyển qua lao động chân tay. Và kiến thức cứ mai một dần đi. Trong lúc ở trong nước đang thiếu tri thức. Nhiều vị trí công tác cán bộ không xứng tầm, bất cập trong điều hành, quản lý xảy ra khắp nơi. Nghĩ mà tiếc cho đất nước. Giá có một chính sách, một đãi ngộ thỏa đáng thì không mất đi nguồn trí thức hết sức đáng quý cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Tôi ngủ cùng phòng với nhà văn Nguyễn Hoàng Thu. Cứ 5g là thức dậy. Lục tục pha cà phê và lôi láp tốp ra cạch cạch. Nguyễn Hoàng Thu không ngủ được cứ trăn trở trên giường. Ở Balan người ta thức dậy muộn. Ngoài trời lạnh. Nhưng trong nhà ai cũng sử dụng lò sưởi nên không đến nỗi rét lắm. Tôi mổ cò một ngón. Chậm quá chậm mà nhiều khi chẳng biết mổ cái gì nữa đây. Đem kể chuyện người ta rồi so sánh với mình chẳng phải là một việc hay. Mà người ta cũng chẳng thích mình ca ngợi hay chê bai. Thời gian lúc nào cũng thiếu, lúc nào cũng thừa. Nguyễn Hoàng Tuyển ôm cổ mình , hát chế: Quá nửa đời phiêu dạt/anh lại về úp mặt vào vợ thôi. Tuyển bảo: Vợ em nó hay hát bài sông quê. Vợ Tuyển trước ở đoàn nghệ thuật Quân khu Bốn. Tuyển dẫn anh em chúng tôi đi thăm khu chợ, khu nhà ở do anh và vài người bạn bỏ tiền ra xây và cho thuê. Tuyển bảo, em có 300 căn hộ và 400 quầy bán hàng đang cho thuê ở đây (con số tôi nhớ không chính xác lắm). Tôi chợt nhớ Võ Hồng ở Nga. Tuyển bảo: Em gặp anh Võ Hồng ở Quảng Châu Trung Quốc rồi. Tôi hình dung, Tuyển là một Võ Hồng ở Balan. Con đường làm giàu của Tuyển có thể viết thành một cuốn tiểu thuyết. Một đại gia hạng nặng nhưng trông Tuyển bình dị và hồn nhiên như bất cứ chàng trai Hà Tĩnh nào khác. Anh lẫn giữa chợ, chào hỏi mọi người buôn bán trong chợ thân tình như không hề có sự phân biệt nào. Cái khác biệt là, rất nhiều người Balan trong chợ tỏ ra kính nể Tuyển. Giản dị nhưng lịch lãm, Tuyển làm tôi tò mò, nhưng tiếc là không có nhiều thời gian. Muốn nâng cốc với Tuyển quá nhưng buổi trưa, đang phải lái xe, đang làm việc, Tuyển chỉ uống nước suối mà thôi.
Khách trong nước qua thăm cộng đồng người Việt ở đây khá thường xuyên. Lãnh đạo nhà nước có, các bộ ngành, các nhà báo, nhà văn có. Riêng với ba anh em chúng tôi, thương họ cũng có mà họ thương chúng tôi cũng có. Anh Luyện đã ngoài 60 tuổi, quê Nghi Lộc, họ hàng với thông gia tôi, gọi điện mời chúng tôi đến ăn với anh bữa cơm, uống với nhau chén rượu. Anh làm bảo vệ trong chợ. Gia đình vợ con ở cả bên quê. Một tháng tùng tiệm tiêu pha cũng dư ra được vài tờ, giúp vợ con. Anh bảo, tiếc quá, mẻ giò chả anh vừa giao hết cả, không còn cái nào tiếp các nhà văn. Có thể chúng tôi và anh sẽ còn gặp nhau tại Việt nam, nhưng đêm rượu Warszawa này thì còn vang vọng mãi trong tâm trí chúng tôi.
- Ngoài cái tình ra, của nả chẳng là cái gì cả ông Mậu ạ. Có đó rồi lại không đó thôi mà!
– Vâng! Tôi đồng ý với ông , ông Luyện ạ!
Tôi đã quen với việc bày tiệc nền nhà, nhưng là quen với việc trải chiếu, chứ trải chăn xuống nền nhà uống rượu thì đây là lần đầu. Do công tác, tôi đã được uống nhiều cuộc rượu sang, đáng giá cả chục triệu đồng nhưng không làm sao quen được với sự sang trọng. Gương mặt thì đã tối tăm, tính nết thì quê một cục, cũng dễ hiểu vì sao mình dễ xúc động trước những mối chân tình quê kiểng, dù là nơi đất khách quê người cũng vậy. Do không không có điều kiện giặt tất, tôi định mua thêm mấy đôi tất, để đi bẩn là vất. Tất Trung Quốc ghét không mua, mua tất Balan. Chân Balan to, tôi sợ không vừa nên tháo giày ra thử. Cô bán hàng cười bảo, không ai thử tất bao giờ! Đúng là bác mới từ Việt nam qua! Bác đi với đoàn nào vậy? Tôi bảo: Bác ở đoàn nhà văn. Thế bác tên gì? Tôi là Lê Huy Mậu- nhà thơ! Người bán hàng ồ lên, gọi chồng: Anh ơi! Bác Mậu Khúc hát sông quê đây này! Rồi cô bảo: Em biết bác nhà thơ em không lấy tiền. Thôi được, để em biếu bác mấy thứ bác mặc khỏi lạnh. Đoàn bác đi đông không? Tôi bảo: 3 người. Thế 2 bác nữa đâu? Bác bảo các bác ấy đến đây em gửi chút quà! Chuyện nhỏ thôi, nhưng khiến mình cảm động, chỉ tiếc là quên không hỏi tên vợ chồng họ, thật đáng trách !
Chúng tôi gửi lại hành lý ở Warszawa, chỉ mang theo vài bộ quần áo sang Đức và có thể sang Pháp nữa. Định giấu nhẹm tung tích của mình, nhưng rồi, không hiểu sao, trời xui đất khiến thế nào mình lại cứ lại mail, y như là kẻ ngớ ngẩn: Lạy các ông, các bà, tôi đang ở bụi này ạ!
Warszawa 23/10 –Berlin 24/10/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét