Lạm bàn về…việc làm
Hiệu Minh
“Washington DC vào Thu” một bạn có nick “Nguyen” phản hồi “Ở Mỹ cái gì cũng đẹp. Nhưng ‘thiên đàng’ sẽ biến thành ‘địa ngục’ theo đúng nghĩa đen khi bạn … mất job.”
Đó là nhận xét chính xác về nước Mỹ và đúng với cả thế giới.
Job với người Mỹ
Ở Mỹ thì job quan trọng vô cùng. Đang có việc làm thì ở thiên đường, mất việc sẽ tới địa ngục chỉ còn một bước. Người ta bắn nhau, tự sát, là thường. Thỉnh thoảng ở DC lại có vụ lao đầu vào tầu điện ngầm vì lý do kinh tế, không có lối thoát. Ông bố lôi cả nhà ra đòm đòm, rồi phát cuối tự cho vào đầu, hết nợ đời.
Không giống bên ta, mất job về nhà mở cửa hàng bán nước chè chén, rượu trắng nhắm lạc rang, chiều chiều ghi số đề. Bí quá giả làm thương binh đến nhà anh Tễu Diện hỏi thăm sao lại viết blog.
Tại sao bên Mỹ lạ vậy? Đơn giản, ở Mỹ từ Tổng thống đến người hành khất, ai cũng nợ gì đó. Không nợ tiền nhà, tiền xe thì nợ tiền mua tivi, đồ đạc trong nhà, kể cả tiền vay từ thời sinh viên đi học chưa trả được. Những người vô gia cư mất nhà vì không đủ khả năng chi trả nên bị đuổi khỏi nơi cư trú.
Nếu không vào đại học thì đi làm thuê, có tài mở cửa hàng, dịch vụ, thế là phải vay ngân hàng. Ít thì vài chục ngàn, nhiều vài trăm ngàn, có khi lên cả triệu. Rồi mua bảo hiểm, đủ các loại chi phí.
Chọn con đường vào đại học thì học phí rất cao, hầu hết cha mẹ phải đứng ra bảo lãnh vay tiền cho con đi học, hoặc chính sinh viên vay. Tùy từng trường đại học, nhưng khoảng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn là thường. Vay thì đương nhiên phải trả hàng tháng cả lãi lẫn gốc, đôi khi kéo dài mấy chục năm.
Theo tính toán của chính phủ Mỹ, năm 2011, số tiền sinh viên nợ đạt 1 ngàn tỷ đô la, cao hơn cả số tiền mà dân Mỹ nợ khi dùng credit card (thẻ tín dụng).
Khi ra trường, hầu hết khi đi làm đã nợ ngập đầu. Nhưng có việc làm thì họ có thể trả dần nợ thời sinh viên.
Nhưng làm công chức thì phải sống như ở thiên đường, cần chuẩn cuộc sống cao. Cần có nhà cửa, xe hơi và đồ dùng, kể cả quần áo cho tới cái xoong cái chảo.
Các nhà băng gợi ý cho vay tiền mua nhà, thuê nhà. Công ty thẻ tín dụng thi nhau chào mời. Có vài cái thẻ quẹt quẹt ở shopping mall, bill cả tháng lên vài ngàn là thường, không trả đúng hạn vài tháng, nợ lên vèo vèo.
Chưa kịp trả nợ thời đi học, lúc đi làm các món nợ khác bắt đầu. Lãi mẹ đẻ lãi con. Cứ thế thành Chúa Chổm lúc nào không biết. Chúa Chổm bên Mỹ không trốn được.
Tuy nhiên, nếu có việc làm thì mọi chuyện chi phí khá dễ. Lương cao ở nhà đẹp, lương thấp ở nhà rẻ, ai cũng có quyền mơ giấc mơ Mỹ
Nước Mỹ nợ công tới 16 ngàn tỷ đô la, tính ra mỗi người Mỹ nợ khoảng 48 ngàn USD, cao nhất từ trước tới nay, chẳng ai lo. Nhưng nợ cá nhân không trả được thì toi.
Không có việc ra ghế công viên mà nằm, chiều chiều xe chở thức ăn miễn phí đến. Mất việc thường có lịch sử không tốt đẹp, khó mà xin lại được. Bên Mỹ cũng kiểm tra lý lịch tại nơi làm cũ, kể cả nơi ở xem có trả tiền hàng tháng đầy đủ không. Nếu nợ đầm đìa, chây ỳ không trả thì khó mà có điểm tín dụng (credit score) cao. Hạnh kiểm công dân đôi khi cũng từ đó mà ra.
Tóm lại, ai có việc phải cố mà giữ khư khư vì mất thì ra bãi tha ma.
Cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa Obama và Romney liên quan đến job. Câu hỏi đầu tiên của Jim Lehrer đưa ra cũng hỏi làm thế nào các vị kiếm thêm việc làm cho người Mỹ.
Romney tố cáo 4 năm của Obama đã để 23 triệu người không có việc và hứa nếu ông vào Nhà Trắng sẽ kiếm 12 triệu việc làm mới. Tay nào thất nghiệp sẽ bầu ông 65 tuổi này với bà vợ 65 tuổi.
Obama cãi bay, nói đó là do lịch sử để lại. Lúc ông vào thì thất nghiệp trên 10%, nay chỉ còn dưới 8%. Ai đang có việc làm, muốn sự ổn đinh, dễ chọn Obama vì biết đâu tay Romney lên hứa vớ vẩn, lại thích choảng nhau kiểu diều hâu Cộng Hòa như ông Bush thì hỏng.
Thế giới có thể đổ sụp, biển Đông dậy sóng, Trung Quốc bị mất bởi người Tây Tạng, nước Nga bị Chesnia tấn công cũng chẳng gây chú ý với người Mỹ nếu họ có việc làm.
Job với Ngân hàng Thế giới
Báo cáo Phát triển Thế giới 2013 (World Development Report – WDR 2013) có trang bìa là chữ JOB to tướng, vì Job là nền tảng căn bản cho phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần. Việc làm đóng vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp lớp trẻ tránh được bạo lực.
WDR 2013 nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng dựa vào một khu vực kinh tế tư nhân mạnh trong quá trình tạo việc làm và nêu bật cách thức mà việc làm có thể giúp cho phát triển thúc đẩy một chu trình đúng đắn.
“Một công việc tốt có thể làm thay đổi cuộc sống một cá nhân và những công việc phù hợp có thể chuyển đổi cả xã hội. Chính phủ các nước phải đưa việc làm trở thành trọng tâm của việc thúc đẩy sự thịnh vượng và chống đói nghèo”, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Jim Yong Kim phát biểu như vậy khi công bố WDR.
Jim nói thêm “Điều quan trọng là chính phủ các nước phải kết hợp tốt với khu vực tư nhân, nơi tạo ra 90% tổng số việc làm. Vì vậy, phải tìm ra cách tốt nhất giúp các doanh nghiệp và nông trại nhỏ phát triển. Việc làm là hy vọng. Việc làm là hòa bình. Việc làm có thể làm cho các nước dế bị tổn thương trở nên vững mạnh.”
WDR 2013 dựa vào phân tích 800 cuộc khảo sát và điều tra dân số đã kết luận rằng, trên thế giới ước có trên 3 tỉ người đang làm việc, nhưng có gần một nửa trong số đó làm việc trong khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ của gia đình, công việc không thường xuyên hoặc theo thời vụ mà trong đó mạng lưới an sinh rất mỏng manh, đôi khi thậm chí không có, trong khi thu nhập thì thấp.
“Riêng thách thức của lứa tuổi thanh niên đã làm cho ta kinh ngạc. Trên 620 triệu thanh niên không làm việc cũng không đi học. Chỉ để giữ cho tỷ lệ việc làm không thay đổi, đã cần phải tạo ra khoảng 600 triệu việc làm trên toàn thế giới trong vòng 15 năm nữa,” anh Martin Rama, Giám đốc của Báo cáo phát triển thế giới 2013 nhận định.
Martin từng là kinh tế trưởng tại VP Hà Nội, một người bạn thân thiết của Việt Nam. Rất nhiều lần khủng hoảng kinh tế tại khu vực và Việt Nam, anh là người đưa ra những lời khuyên khá chính xác cách xử lý.
WDR cũng chỉ rõ, tại các nước đang phát triển, nơi mà lao động nông nghiệp và tự tạo việc làm là phổ biến và mạng lưới an sinh, nếu có, rất mỏng manh, tỉ lệ thất nghiệp có thể thấp.
Thời gian làm việc rất dài nhưng thu nhập vẫn không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Tình trạng vi phạm quyền con người cơ bản không phải là hiếm.
Vì vậy, chất lượng việc làm, chứ không chỉ số lượng, là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Báo cáo đề xuất một hướng tiếp cận gồm 3 bước giúp chính phủ các nước đạt được mục đích nêu trên:
1) Nền tảng vững chắc – cần có ổn định kinh tế vĩ mô, một môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn vốn con người và thực thi pháp luật.
2) Chính sách lao động không nên trở thành trở ngại cho việc tạo việc làm. Chính sách lao động nên hỗ trợ tiếng nói và bảo đảm an sinh xã hội cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất.
3) Chính phủ các nước cần xác định rõ những loại việc làm nào có lợi nhất cho phát triển trong hoàn cảnh đặc thù của mỗi nước, và phải xóa bỏ hoặc bù đắp được cho những cản trở đối với khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình tạo ra những việc làm như vậy.
Quốc gia nào vẫn coi kinh tế nhà nước là chủ đạo mà thất bại thì hãy xem WDR 2013 để hướng tới kinh tế tư nhân, nơi sinh ra tới 90% việc làm. Những quả đấm thép như Vinashin, Vinalines do nhà nước quản lý cuối cùng đã tan chảy, để lại một đống nợ nần cho đời con cháu.
Câu chuyện việc làm JOB không đơn thuần chỉ có tại nước Mỹ. Nó là trung tâm lo lắng của cả nhân loại. Ở thiên đường hay địa ngục cũng do chính chữ JOB mà ra.
Cảm ơn bạn có nick là Nguyên đã dấy lên một vấn đề có tầm toàn cầu.
HM. 24-10-2012
Xem thêm
Hôm trước trong entryĐó là nhận xét chính xác về nước Mỹ và đúng với cả thế giới.
Job với người Mỹ
Ở Mỹ thì job quan trọng vô cùng. Đang có việc làm thì ở thiên đường, mất việc sẽ tới địa ngục chỉ còn một bước. Người ta bắn nhau, tự sát, là thường. Thỉnh thoảng ở DC lại có vụ lao đầu vào tầu điện ngầm vì lý do kinh tế, không có lối thoát. Ông bố lôi cả nhà ra đòm đòm, rồi phát cuối tự cho vào đầu, hết nợ đời.
Không giống bên ta, mất job về nhà mở cửa hàng bán nước chè chén, rượu trắng nhắm lạc rang, chiều chiều ghi số đề. Bí quá giả làm thương binh đến nhà anh Tễu Diện hỏi thăm sao lại viết blog.
Tại sao bên Mỹ lạ vậy? Đơn giản, ở Mỹ từ Tổng thống đến người hành khất, ai cũng nợ gì đó. Không nợ tiền nhà, tiền xe thì nợ tiền mua tivi, đồ đạc trong nhà, kể cả tiền vay từ thời sinh viên đi học chưa trả được. Những người vô gia cư mất nhà vì không đủ khả năng chi trả nên bị đuổi khỏi nơi cư trú.
Nếu không vào đại học thì đi làm thuê, có tài mở cửa hàng, dịch vụ, thế là phải vay ngân hàng. Ít thì vài chục ngàn, nhiều vài trăm ngàn, có khi lên cả triệu. Rồi mua bảo hiểm, đủ các loại chi phí.
Chọn con đường vào đại học thì học phí rất cao, hầu hết cha mẹ phải đứng ra bảo lãnh vay tiền cho con đi học, hoặc chính sinh viên vay. Tùy từng trường đại học, nhưng khoảng từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn là thường. Vay thì đương nhiên phải trả hàng tháng cả lãi lẫn gốc, đôi khi kéo dài mấy chục năm.
Theo tính toán của chính phủ Mỹ, năm 2011, số tiền sinh viên nợ đạt 1 ngàn tỷ đô la, cao hơn cả số tiền mà dân Mỹ nợ khi dùng credit card (thẻ tín dụng).
Khi ra trường, hầu hết khi đi làm đã nợ ngập đầu. Nhưng có việc làm thì họ có thể trả dần nợ thời sinh viên.
Nhưng làm công chức thì phải sống như ở thiên đường, cần chuẩn cuộc sống cao. Cần có nhà cửa, xe hơi và đồ dùng, kể cả quần áo cho tới cái xoong cái chảo.
Các nhà băng gợi ý cho vay tiền mua nhà, thuê nhà. Công ty thẻ tín dụng thi nhau chào mời. Có vài cái thẻ quẹt quẹt ở shopping mall, bill cả tháng lên vài ngàn là thường, không trả đúng hạn vài tháng, nợ lên vèo vèo.
Chưa kịp trả nợ thời đi học, lúc đi làm các món nợ khác bắt đầu. Lãi mẹ đẻ lãi con. Cứ thế thành Chúa Chổm lúc nào không biết. Chúa Chổm bên Mỹ không trốn được.
Tuy nhiên, nếu có việc làm thì mọi chuyện chi phí khá dễ. Lương cao ở nhà đẹp, lương thấp ở nhà rẻ, ai cũng có quyền mơ giấc mơ Mỹ
Nước Mỹ nợ công tới 16 ngàn tỷ đô la, tính ra mỗi người Mỹ nợ khoảng 48 ngàn USD, cao nhất từ trước tới nay, chẳng ai lo. Nhưng nợ cá nhân không trả được thì toi.
Không có việc ra ghế công viên mà nằm, chiều chiều xe chở thức ăn miễn phí đến. Mất việc thường có lịch sử không tốt đẹp, khó mà xin lại được. Bên Mỹ cũng kiểm tra lý lịch tại nơi làm cũ, kể cả nơi ở xem có trả tiền hàng tháng đầy đủ không. Nếu nợ đầm đìa, chây ỳ không trả thì khó mà có điểm tín dụng (credit score) cao. Hạnh kiểm công dân đôi khi cũng từ đó mà ra.
Tóm lại, ai có việc phải cố mà giữ khư khư vì mất thì ra bãi tha ma.
Cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình giữa Obama và Romney liên quan đến job. Câu hỏi đầu tiên của Jim Lehrer đưa ra cũng hỏi làm thế nào các vị kiếm thêm việc làm cho người Mỹ.
Romney tố cáo 4 năm của Obama đã để 23 triệu người không có việc và hứa nếu ông vào Nhà Trắng sẽ kiếm 12 triệu việc làm mới. Tay nào thất nghiệp sẽ bầu ông 65 tuổi này với bà vợ 65 tuổi.
Obama cãi bay, nói đó là do lịch sử để lại. Lúc ông vào thì thất nghiệp trên 10%, nay chỉ còn dưới 8%. Ai đang có việc làm, muốn sự ổn đinh, dễ chọn Obama vì biết đâu tay Romney lên hứa vớ vẩn, lại thích choảng nhau kiểu diều hâu Cộng Hòa như ông Bush thì hỏng.
Thế giới có thể đổ sụp, biển Đông dậy sóng, Trung Quốc bị mất bởi người Tây Tạng, nước Nga bị Chesnia tấn công cũng chẳng gây chú ý với người Mỹ nếu họ có việc làm.
Job với Ngân hàng Thế giới
Báo cáo Phát triển Thế giới 2013 (World Development Report – WDR 2013) có trang bìa là chữ JOB to tướng, vì Job là nền tảng căn bản cho phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần. Việc làm đóng vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp lớp trẻ tránh được bạo lực.
WDR 2013 nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng dựa vào một khu vực kinh tế tư nhân mạnh trong quá trình tạo việc làm và nêu bật cách thức mà việc làm có thể giúp cho phát triển thúc đẩy một chu trình đúng đắn.
“Một công việc tốt có thể làm thay đổi cuộc sống một cá nhân và những công việc phù hợp có thể chuyển đổi cả xã hội. Chính phủ các nước phải đưa việc làm trở thành trọng tâm của việc thúc đẩy sự thịnh vượng và chống đói nghèo”, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Jim Yong Kim phát biểu như vậy khi công bố WDR.
Jim nói thêm “Điều quan trọng là chính phủ các nước phải kết hợp tốt với khu vực tư nhân, nơi tạo ra 90% tổng số việc làm. Vì vậy, phải tìm ra cách tốt nhất giúp các doanh nghiệp và nông trại nhỏ phát triển. Việc làm là hy vọng. Việc làm là hòa bình. Việc làm có thể làm cho các nước dế bị tổn thương trở nên vững mạnh.”
WDR 2013 dựa vào phân tích 800 cuộc khảo sát và điều tra dân số đã kết luận rằng, trên thế giới ước có trên 3 tỉ người đang làm việc, nhưng có gần một nửa trong số đó làm việc trong khu vực nông nghiệp, doanh nghiệp nhỏ của gia đình, công việc không thường xuyên hoặc theo thời vụ mà trong đó mạng lưới an sinh rất mỏng manh, đôi khi thậm chí không có, trong khi thu nhập thì thấp.
“Riêng thách thức của lứa tuổi thanh niên đã làm cho ta kinh ngạc. Trên 620 triệu thanh niên không làm việc cũng không đi học. Chỉ để giữ cho tỷ lệ việc làm không thay đổi, đã cần phải tạo ra khoảng 600 triệu việc làm trên toàn thế giới trong vòng 15 năm nữa,” anh Martin Rama, Giám đốc của Báo cáo phát triển thế giới 2013 nhận định.
Martin từng là kinh tế trưởng tại VP Hà Nội, một người bạn thân thiết của Việt Nam. Rất nhiều lần khủng hoảng kinh tế tại khu vực và Việt Nam, anh là người đưa ra những lời khuyên khá chính xác cách xử lý.
WDR cũng chỉ rõ, tại các nước đang phát triển, nơi mà lao động nông nghiệp và tự tạo việc làm là phổ biến và mạng lưới an sinh, nếu có, rất mỏng manh, tỉ lệ thất nghiệp có thể thấp.
Thời gian làm việc rất dài nhưng thu nhập vẫn không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Tình trạng vi phạm quyền con người cơ bản không phải là hiếm.
Vì vậy, chất lượng việc làm, chứ không chỉ số lượng, là một yếu tố cực kỳ quan trọng.
Báo cáo đề xuất một hướng tiếp cận gồm 3 bước giúp chính phủ các nước đạt được mục đích nêu trên:
1) Nền tảng vững chắc – cần có ổn định kinh tế vĩ mô, một môi trường kinh doanh thuận lợi, nguồn vốn con người và thực thi pháp luật.
2) Chính sách lao động không nên trở thành trở ngại cho việc tạo việc làm. Chính sách lao động nên hỗ trợ tiếng nói và bảo đảm an sinh xã hội cho nhóm người dễ bị tổn thương nhất.
3) Chính phủ các nước cần xác định rõ những loại việc làm nào có lợi nhất cho phát triển trong hoàn cảnh đặc thù của mỗi nước, và phải xóa bỏ hoặc bù đắp được cho những cản trở đối với khu vực kinh tế tư nhân trong quá trình tạo ra những việc làm như vậy.
Quốc gia nào vẫn coi kinh tế nhà nước là chủ đạo mà thất bại thì hãy xem WDR 2013 để hướng tới kinh tế tư nhân, nơi sinh ra tới 90% việc làm. Những quả đấm thép như Vinashin, Vinalines do nhà nước quản lý cuối cùng đã tan chảy, để lại một đống nợ nần cho đời con cháu.
Câu chuyện việc làm JOB không đơn thuần chỉ có tại nước Mỹ. Nó là trung tâm lo lắng của cả nhân loại. Ở thiên đường hay địa ngục cũng do chính chữ JOB mà ra.
Cảm ơn bạn có nick là Nguyên đã dấy lên một vấn đề có tầm toàn cầu.
HM. 24-10-2012
Xem thêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét