TẠP CHÍ ĐẠI TRƯỜNG
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển,TT-Huế, No. 7(96)(2012), tr. 126-136
Tóm tắt
Trong các loại tiền thời Tây Sơn có các đồng tiền mang niên hiệu Càn Long và Quang Trung, mặt sau có hai chữ “An Nam” được giới sưu tầm và các nhà nghiên cứu cổ tiền học chú ý. Đã có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt xoay quanh cácđồng tiền này, theo những khuynh hướng chính trị, tâm cảm có lúc tách rời với khung cảnh thật của quá khứ.
Từ việc xem cái tên An Nam là quốc danh của nước ta trong mối quan hệ Thiên triều-Phiên thuộc với Trung Quốc,tác giả bài viết cho rằng sự ra đời của các đồng tiền này chính là một biểu hiện của mối quan hệ ấy. Đồng Càn Long-An Nam ra đời nhằm khẳng định việc chiếm hữu của nhà Thanh khiđem quân xâm lược nước ta, cũng như cách Thanh triều đãlàm đối với những phiên thuộc khác. Đồng Quang Trung-An Nam ra đời sau khi Quang Trung được nhà Thanh công nhận là An Nam Quốc vương năm 1789, mang ý nghĩa xác nhận quyền lực, đúng lúc cho nhu cầu cần sự chính danh của vua Quang Trung trong lãnh vực đối nội lẫn đối ngoại.
Đặt đúng vị trí của các đồng tiền này trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ sẽ thấy sự xuất hiện của chúng không phải là một biến cố lớn lao trong lịch sử cổ tiền Á Đông.
ABSTRACT
Among coin currencies, there were the coins bearing the regnal year of Qianlong and Quang Trung on the obverse and the inscription of “An Nam” on the reverse, which has drawn attention of ancient coin collectors and researchers. There have been many strong debates around these coins due to political tendencies or feelings.
Based on the viewpoint of considering “Annam” the official name of our country in the relation of “celestial empire-vassal”with China, the author reckons that the appearance these coins was an expression of that relationship. The coin of Qianlong-Annam came to be used in Vietnam in order to confirm the possession of the Qing troops when invading our country, as what the Qing Dynasty did for other vassals.Meanwhile, the coin of Quang Trung-Annam appeared after Quang Trung was recognized as King of Annam in 1789,which meant to confirm the power for the need of the legitimacy of King Quang Trung in internal and external affaires.
If these coins are placed in the right context of the history of that time, people will see their appearance is not a great event in the history of ancient Asian coins.
Các đồng tiền “An Nam” trong thư tịch cổ tiền học và những giải đáp lạc lõng
Các đồng tiền nói đến ở đây là những đồng tiền của niên hiệu Càn Long (1735-1799) và Quang Trung (1788-1792), mặt sau có hai chữ “An Nam” (Hán, loại rõ rệt hay kiểu cách). Theo tài liệu nắm trong tay, chúng tôi thấy đồng Càn Long có mặt trong sách của A. Schroeder (số 445) nhưng không có Quang Trung “An Nam”[1]. Đinh Phúc Bảo có hình Quang Trung “An Nam”, không dẫn giải nhưng nhắc ở phần Cổ tiền mục lục, quyển 5 mà không có Càn Long “An Nam”[2]. “Nhà văn” (theo cách tự xưng) Phạm Thăng đưa ra một dạng đồng Quang Trung “An Nam” trong sưu tập phong phú của mình[3]. A. Barker thì đưa hình Quang Trung “An Nam” nhưng không có chú thích riêng biệt, khác với trường hợp Càn Long “An Nam” lại dài dòng hơn[4]. Qua Nguyễn Anh Huy (sách và những bài viết khác)[5] mà biết rằng các đồng tiền “An Nam” đã được ghi nhận từ lâu trong nhiều sách, bài cũ của các tác giả Đông Tây khác. Và với tình hình sôi động tình cảm lịch sử trong nước, vấn đề tiền “An Nam” đã nổi lên ở mức độ không bình thường nhưng lại nhân danh nghiên cứu, với những lời lẽ xu nịnh, mắng chửi nặng nề, che lấp tính chất đương nhiên của một xuất hiện hợp lí như thế trong quá khứ đang tiếp diễn.
Cũng thật là dễ hiểu. Trong việc nghiên cứu, kết quả không chỉ tùy thuộc vào kiến thức mà còn là ở tâm cảm nữa. Mà sự tách biệt này không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Nghiên cứu, xét về mặt thuần lí, đòi hỏi sự thành lập các chuyên ngành cho có sự sâu sát từng vấn đề, từng lãnh vực riêng biệt nhưng không thể xoá bỏ tính chất thực tại vốn chỉ là một nên lại không thể ngăn cách các suy luận chồng lấn lên nhau, phụ giúp cho nhau. Cổ tiền học là một chuyên ngành dính dáng đến sử học vì tiền tệ là của con người làm ra, trong một thời đại lịch sử, các điều này có tác động đến các biến chuyển trong thời gian sinh họat của nó. Nhưng cổ tiền học cũng phải có những phương pháp làm việc riêng biệt để xây dựng chuyên ngành. Không cần phải đi vào chuyên sâu, chỉ là nhà sưu tập bình thường, ví dụ người ta cũng biết các trường hợp tiền có hai mặt giống nhau, hoặc khác nhau mà không cùng nguồn gốc thì chỉ là do lỗi kĩ thuật tạo nên. Mặt “trái” hay mặt “phải” cũng thế. Không có gì là sự cưng trọng, tôn sùng hay ghét bỏ trong hiện tượng ấy cả. Nhưng khi tiến lên một mức độ khác, tình hình lại phải tùy thuộc vào khả năng của người nghiên cứu trong thiện chí tìm tòi sự mở rộng kiến thức của họ. Làm người sưu tầm đã phải khổ tâm, để trở thành nhà cổ tiền học lại tăng thêm cực nhọc mà tiến qua lãnh vực sử học thì sự đòi hỏi không thể dừng lại ở những kiến thức phổ thông được. Nếu có chút hiểu biết về lí thuyết Gresham: “tiền xấu đuổi tiền tốt” – xấu hay tốt hiểu theo nghĩa giá trị trên thị trường, thì không ai lại giải thích việc lưu hành một đồng tiền, lấn át tiền khác bằng lí do tiền mang danh hiệu ông vua (Quang Trung), hay tập họp (Tây Sơn) ưa thích cả. Đã gọi là định luật thì nó mang tính bao quát, không tùy thuộc vào ông danh nhân hay tên bần tiện nào. Nghĩa là khi bước qua một lãnh vực khác, ở đây là sự bắt cầu từ cổ tiền học qua kinh tế / sử học, cần phải thận trọng, phải dè chừng những khoảng trống kiến thức chưa đạt tới, không thể tự phụ từ sự hiểu biết về trước của mình trong khuôn khổ cũ mà cho là có thẩm quyền để bàn tán lung tung về những lãnh vực mình chỉ biết loáng thoáng.
Nguồn: Nguyễn Anh Huy: Các đồng tiền đã được thu nhỏ cho gần với kích cỡ vật thật hơn.
Nguyên cớ sai lầm lại không phải chỉ ở lãnh vực kiến thức. Nhà cổ tiền học khi nhìn các đồng tiền “An Nam” kia đã tìm hiểu xem nó xuất hiện trong thời gian nào, mang đặc tính riêng biệt gì của vật thể để sắp xếp vị trí trong hệ thống chung, do đó cũng liên hệ đến các chủ nhân của vật dụng… nghĩa là phải đoán định cho một kết luận vốn cũng gây tranh cãi như ở bất cứ công trình kiến thức nào khác. Thế mà ở đây, như đã thấy, các nhân vật lịch sử và thời đại lại rơi đúng vào những vấn đề gây nhiều bàn tán sôi nổi, theo các khuynh hướng chính trị, tâm cảm có lúc tách rời với khung cảnh thật của quá khứ, ảnh hưởng đến cả quan điểm của nhà nghiên cứu nước ngoài, vốn với tinh thần cầu thị, cũng muốn dựa vào ý kiến của người bản xứ, cho là có thẩm quyền hơn về vấn đề đang bàn thảo. Như R. Allan Barker đã đem tiền An Pháp ghép vào với nhà Mạc rồi phân vân với địa điểm Hà Tiên, lấn sang một đồng Thái Bình[6] chỉ vì đi theo lập luận đương quyền mang tinh thần địa phương, giải thích đoạn văn của Lê Quý Đôn theo kiểu chính thống, để cho rằng chỉ vương triều Mạc mới có thẩm quyền đúc tiền, không kể rằng ông Tham quân ghi nhận một nhân vật, sự kiện đương thời, không có lí do gì phải nói về triều Mạc trăm năm trước, trong một quyển sách viết về Đàng Trong đang có họ Mạc lái buôn, tổng trấn thần phục họ Nguyễn đã xưng vương mà chưa tìm được người chuẩn nhận.
Tiền và quốc danh
Tất nhiên ở đây không bàn chuyện lan man về tiền tệ nói chung mà chỉ nói về hình thức đồng tiền thông dụng ngày xưa của Việt Nam, vốn cũng là lấy mẫu từ đồng tiền thông dụng của Á Đông, có hình dạng cố định từ 2300 năm trước, khởi thủy từ văn minh Trung Hoa. Ngoài các thứ tiền giấy xuất hiện muộn, còn hầu hết đều làm bằng kim khí – thông thường là chất đồng, có hình thức vành tròn lỗ vuông, cũng phần lớn một mặt có bốn chữ Hán với niên hiệu của ông vua đang trị vì cùng với những dấu hiệu riêng biệt mang dấu vết thời đại, biến động hay ý thích riêng tư, ngẫu nhiên… lúc chế tạo. Như đã thấy ở đây, các đồng tiền xuất hiện từ những thời cơ khác nhau, mang các niên hiệu Càn Long của nhà Thanh, và Quang Trung của đất nước vốn chỉ mới có tên là Việt Nam từ 1804, nhưng với đương thời là Đại Việt, lại mang dấu hiệu An Nam. Cho nên lại phải bàn lan man thêm về Quốc danh và Ý thức về quốc danh mới có thể dẫn đến hiểu đúng về các đồng tiền kia nay đã bị tinh thần thời đại đẩy vào những kết luận quá xa.
Nước có tên nhưng không phải lúc nào cũng được hiểu tách rời với dòng họ, con người đang nắm thực quyền trên vùng đất ấy. Người cầm quyền luôn luôn nhắc thần dân chớ quên điều đó. Hoặc bằng lệnh hẳn hoi như khi Trần Thái Tông buộc gọi vua là “Quốc Gia”. Như liên hệ với vấn đề đang bàn, ở Trung Quốc có các đồng Đường Quốc thông bảo của Hậu Đường (923 – 936), có đồng Chu nguyên thông bảo của Hậu Chu (951 – 960). Nhà Tống có các Tống nguyên thông bảo, Hoàng tống thông bảo để cho nhà Trần cũng đúc Trần nguyên thông bảo, Hoàng Trần thông bảo dù đã thêm chữ “trần” gắn vào các niên hiệu trên những đồng Khai Thái, Thiệu Phong.
Vì buộc hiểu Nước là Của Vua nên cái tên nước Đại Việt lưu truyền đến 7 thế kỉ chỉ được xuất hiện lẻ loi tội nghiệp trên tên vài quyển sách sử (mà có khi còn bị cắt mất chữ Đại), hay trên vài tấm bia đá… Trước đó, Đinh, Lê cũng không màng đến Quốc danh Đại Cồ Việt mà đúc tiền niên hiệu Đại (Thái) Bình, Thiên Phúc để chứng tỏ tính cách chủ nước của mình, vẫn thêm chữ “đinh”, “lê” mặt sau để xác định thêm Quốc tính, khỏi lẫn với các niên hiệu vay mượn của phương Bắc. Và như đã thấy, Đại Việt của Trần cũng không thấy xuất hiện trên đồng tiền. Danh hiệu đó rõ ràng không có được sức cạnh tranh rộng rãi, lâu dài của cái tên gây dị ứng ngày nay, có liên quan đến vấn đề đang bàn thảo: An Nam.
Cái tên chỉ vùng đất này cũng có lịch sử mang tính cách thời đại xuất hiện của nó, không tùy thuộc vào sự tôn xưng hay khinh ghét nào của người sau. Nhà Đường, triều đại trước thời nước Việt độc lập, có một vùng đất thuộc địa phía nam nên đặt tên là An Nam Đô hộ Phủ – cũng như ở phía tây có An Tây Đô hộ Phủ, giản dị như thế mà thôi. Tất nhiên cái tên An Nam có mang ý nghĩa tự phụ, trên trước của người cầm quyền đang ngự trị ở Trường An lúc ấy. Nhưng có vẻ vì thói quen trở thành thông tục, có thể nói đến một sự biếng lười của con người, một khi cái tên đã thành “tên” thì người ta dễ dàng chấp nhận nó như một cách dùng tiện lợi, có lẽ không quan tâm nhiều đến ý nghĩa muốn gán ghép ban đầu nữa. Điều này còn nhiều chứng thực về sau nhưng ngay thế kỉ X, đã có chứng cớ là đời Ngô lấy tên vùng đất mình cai trị là Đô Hộ Quốc, bởi vì Đô Hộ Phủ nay đã có bậc “vương”! Các triều vua Trung Quốc không đủ thực lực phái người đến cai trị vùng An Nam ngày trước thì phong cho người địa phương cầm quyền một chức tước của mình để cầm chân, để lấy uy thế, chìu theo hướng kẻ kia muốn làm chủ vùng đất, xưng “vương”. Thế là có tên An Nam Quận vương. Vị thế tương quan giữa ông Hoàng đế và ông Quận vương trấn nhậm cõi xa kia có lúc thay đổi thì chức tước cũng thay đổi theo. Hoàng đế bị dân mình hay dân ngoài đuổi chạy, lo thân không nổi thì cầu cứu kẻ lạ mình không đặt để kia, nâng cấp cho nó để hi vọng nhờ cậy, thế là vua Tống bị Kim, Mông Cổ uy hiếp liền phong Quốc vương cho vua Lí, không cần phải đợi nài nỉ nữa! Minh bị Thanh rượt đuổi, không những không kì kèo tước Quốc Vương với vua Lê bị con cháu nhà Mạc khiếu nại (cho là chính Trịnh mới nắm quyền thực sự), mà còn níu kéo Trịnh Tráng với danh hiệu Phó Quốc Vương nữa! Nhưng từ đó cũng hình thành một quan niệm chính quyền liên khu vực ở Á Đông được gọi là tương quan Thiên triều Phiên thuộc mà sự thực hiện đã gây ra nhiều tranh cãi dẫn đến nhờ cậy, binh đao. Chuyện sử chung liên quan đến các ý nghĩa gán ghép qua thời gian của đồng tiền đang bàn.
Dù là giới hạn trong khu vực Đông Á, tính chất quốc tế của quốc danh An Nam đó giải thích được sự thất thế của quốc danh Đại Việt mà các ông vua sử dụng cho việc nắm quyền bính bên trong. Lái buôn, giáo sĩ đến vùng đất này không biết đến tên Đại Việt. Marco Polo đưa về châu Âu tên Caugigu (Giao Chỉ Quốc), nơi đã có họ Trần làm chủ. Giáo sĩ tiếp xúc với dân chúng biết đến các tên bình dân Đàng Trong, Đàng Ngoài nhưng về “chữ nghĩa” thì gọi tên các nước Quảng Nam, An Nam/Giao Chỉ/Koche đến mức có thể giải thích danh xưng Cochinchina (Cauchechina 1529) có nguồn gốc liên hệ đến tên vùng “Koche gần China”! Bản đồ Taberd 1838, vào thời Minh Mạng còn ghi Tabula geographica Imperii Annamatici, dù với chữ quốc ngữ là Đại Nam họa quốc toàn đồ. Và không phải đó chỉ là do người ngoài sai lầm, khinh miệt nhạo báng. Cũng như ngày xưa với tên Đô Hộ Quốc, tên An Nam vẫn được chấp nhận trong lớp trí thức, thành thói quen của bình dân. Quyển sử Trần Trọng Kim ban đầu có tên là An Nam sử lược (1920) đến lúc tái bản 1953, qua sự thành lập Quốc Gia Bảo Đại mới đổi tên là Việt Nam sử lược. Đến cuối mùa thuộc địa còn có La civilisation annamite (1944) của Nguyễn Văn Huyên. Rồi không phải chỉ có chuyện phong kiến thực dân, đã có những tên An Nam Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Liên Đoàn. Còn ông Nguyễn Văn Vĩnh thì moi móc: “An Nam ta… gì cũng cười.”
Cho nên suy cho cùng, chữ An Nam ngoài sự vướng víu với ý nghĩa thuộc địa, phiên thuộc xa đã lẩn vào trong tiềm thức, thông thường vẫn được chấp nhận sử dụng không đắn đo. Nó chỉ nổi bật lên như một dấu vết ô nhục từ sau 1945 với sự thất bại của người Pháp, đi theo với một hệ thống văn từ sử học chính trị quy tội người Pháp đã gọi người Việt bằng tên An Nam, kèm theo những bằng chứng tàn tệ, đại loại lời mắng “sales annamites” / “đồ Annam dơ dáy, bẩn thỉu” cũng từng sẽ đi vào văn chương lịch sử của người ngoại quốc khi nói về thời kì Pháp chiếm hữu Việt Nam. Nhưng cũng phải nhận rõ rằng trong văn chương thuộc địa người Pháp vẫn dùng các từ Annam, annamite một cách bình thường. Trừ những miệt thị riêng biệt của một tác giả nào đó, còn thì các từ trên vẫn nằm trong giấy tờ, văn thư trang trọng của nhà nước thuộc địa khi nhắc tới các sinh họat của người dân, các phong tục annamite, các mandarin annamite, về “l’ Empereur annamite”… Nhìn theo hướng xấu xa, người ta viện lẽ rằng khi gọi tên người dân của một xứ, một vùng nào đó người Pháp đã ghép các tiếp vĩ ngữ mang một thứ bực kì thị rõ ràng, ví dụ sang trọng là France/francais, Angleterre/anglais, Saigon/saigonais, Tourane/touranais… thấp hơn, là Chine/chinois, Inde/indien, Hanoi/hanoien, Hue/hueen…. Do đó annamite ít thấy lại càng chứng tỏ vì người ta đã xếp dân Annam vào loại bét trong thiên hạ! Nhất là khi nó đi theo nhóm từ mắng mỏ: sales annamites kia.
Có lẽ hơi oan cho người Pháp khi cho rằng chính họ đã sáng tạo ra từ annamite. Vì thành kiến, vì biếng nhác, không ai chịu khó đi tìm bằng chứng xa hơn nhưng xét các tộc người mang tiếp vĩ ngữ i-t-e thì thấy quy tụ ở vùng Trung Đông là nhiều nhất, vùng của nơi xuất phát tôn giáo vẫn còn mang một mức độ tách biệt với nhiều người Việt Nam! Ở đó có tộc người Sémite, có nước Israel của dân Israelite, có con cháu Moab từ trong Kinh Thánh mang tên Moabites là dân tộc du cư bên bờ biển Chết. Một tông đoàn truyền giáo danh tiếng có mặt ở Việt Nam dựa vào tên chúa Jésus mà lấy tên là Jésuite, tiếng Việt là Dòng Tên (của Chúa)… Cả tên của một nước theo đạo Hồi mà cũng là “it”: Arabie Séoudite. Vậy có lẽ nên tạm chấp nhận là chính các giáo sĩ thuộc làu Kinh Thánh đã khai sinh ra từ annamite để gọi người Việt. Còn tức giận vì sự miệt thị “dơ” thì cũng nên nghĩ lại. Dưới thời Minh Mạng, có anh ở đảo Bành Hồ ngoại vi Trung Quốc, đỗ cử nhân nên thành có danh vọng, anh này bị bão dạt vào Việt Nam, không chịu cho nhà nước đưa về bằng thuyền mà lại đi đường bộ về Tàu. Đi đến đâu anh ta cũng được quan chức tiếp đón trân trọng (từ phục trở thành sợ Tàu thấy rõ), có ông quan đầu tỉnh rủi ro đang phơi áo bắt rận thì khách bước tới. Chưa hết chứng cớ: Hai ông danh sĩ, đại thần Lí Văn Phức, Nguyễn Công Trứ đại diện nhà vua/quốc gia cứ gãi sồn sột trong lúc ứng tiếp với người Pháp. Cũng chưa hết nữa: Bức hình anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu lúc nhỏ cho thấy áo xống đàng hoàng nhưng lại đi chân đất, chứng tỏ các cậu ấm con quan Phụ chính Đại thần này, “ban ngày mang mảng đi chơi, Tối lặn mặt trời…” phủi chân lên giường ngủ chẳng cần rửa ráy gì cả[7]. Nói người thì cũng phải nghĩ đến ta. Học trò Collège Quinhon gọi một ông hiệu trưởng là “thằng” Boularand (nhưng lại kêu: Bà Boularand!) Không cần phải nhắc các tiếng gọi: thằng Tây, thằng Mĩ, thằng Nhựt… Ai muốn thêm chuyện đời nay thì cứ góp sức, tiếp tay. Và mong chấm hết chuyện sales annamites. Dài dòng vốn là để chỉnh lại chuyện các đồng tiền An Nam, để đặt chúng trở về vị trí lịch sử bình thường.
.....
Trong các loại tiền thời Tây Sơn có các đồng tiền mang niên hiệu Càn Long và Quang Trung, mặt sau có hai chữ “An Nam” được giới sưu tầm và các nhà nghiên cứu cổ tiền học chú ý. Đã có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt xoay quanh cácđồng tiền này, theo những khuynh hướng chính trị, tâm cảm có lúc tách rời với khung cảnh thật của quá khứ.
Từ việc xem cái tên An Nam là quốc danh của nước ta trong mối quan hệ Thiên triều-Phiên thuộc với Trung Quốc,tác giả bài viết cho rằng sự ra đời của các đồng tiền này chính là một biểu hiện của mối quan hệ ấy. Đồng Càn Long-An Nam ra đời nhằm khẳng định việc chiếm hữu của nhà Thanh khiđem quân xâm lược nước ta, cũng như cách Thanh triều đãlàm đối với những phiên thuộc khác. Đồng Quang Trung-An Nam ra đời sau khi Quang Trung được nhà Thanh công nhận là An Nam Quốc vương năm 1789, mang ý nghĩa xác nhận quyền lực, đúng lúc cho nhu cầu cần sự chính danh của vua Quang Trung trong lãnh vực đối nội lẫn đối ngoại.
Đặt đúng vị trí của các đồng tiền này trong bối cảnh lịch sử thời bấy giờ sẽ thấy sự xuất hiện của chúng không phải là một biến cố lớn lao trong lịch sử cổ tiền Á Đông.
ABSTRACT
Among coin currencies, there were the coins bearing the regnal year of Qianlong and Quang Trung on the obverse and the inscription of “An Nam” on the reverse, which has drawn attention of ancient coin collectors and researchers. There have been many strong debates around these coins due to political tendencies or feelings.
Based on the viewpoint of considering “Annam” the official name of our country in the relation of “celestial empire-vassal”with China, the author reckons that the appearance these coins was an expression of that relationship. The coin of Qianlong-Annam came to be used in Vietnam in order to confirm the possession of the Qing troops when invading our country, as what the Qing Dynasty did for other vassals.Meanwhile, the coin of Quang Trung-Annam appeared after Quang Trung was recognized as King of Annam in 1789,which meant to confirm the power for the need of the legitimacy of King Quang Trung in internal and external affaires.
If these coins are placed in the right context of the history of that time, people will see their appearance is not a great event in the history of ancient Asian coins.
Các đồng tiền “An Nam” trong thư tịch cổ tiền học và những giải đáp lạc lõng
Các đồng tiền nói đến ở đây là những đồng tiền của niên hiệu Càn Long (1735-1799) và Quang Trung (1788-1792), mặt sau có hai chữ “An Nam” (Hán, loại rõ rệt hay kiểu cách). Theo tài liệu nắm trong tay, chúng tôi thấy đồng Càn Long có mặt trong sách của A. Schroeder (số 445) nhưng không có Quang Trung “An Nam”[1]. Đinh Phúc Bảo có hình Quang Trung “An Nam”, không dẫn giải nhưng nhắc ở phần Cổ tiền mục lục, quyển 5 mà không có Càn Long “An Nam”[2]. “Nhà văn” (theo cách tự xưng) Phạm Thăng đưa ra một dạng đồng Quang Trung “An Nam” trong sưu tập phong phú của mình[3]. A. Barker thì đưa hình Quang Trung “An Nam” nhưng không có chú thích riêng biệt, khác với trường hợp Càn Long “An Nam” lại dài dòng hơn[4]. Qua Nguyễn Anh Huy (sách và những bài viết khác)[5] mà biết rằng các đồng tiền “An Nam” đã được ghi nhận từ lâu trong nhiều sách, bài cũ của các tác giả Đông Tây khác. Và với tình hình sôi động tình cảm lịch sử trong nước, vấn đề tiền “An Nam” đã nổi lên ở mức độ không bình thường nhưng lại nhân danh nghiên cứu, với những lời lẽ xu nịnh, mắng chửi nặng nề, che lấp tính chất đương nhiên của một xuất hiện hợp lí như thế trong quá khứ đang tiếp diễn.
Cũng thật là dễ hiểu. Trong việc nghiên cứu, kết quả không chỉ tùy thuộc vào kiến thức mà còn là ở tâm cảm nữa. Mà sự tách biệt này không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Nghiên cứu, xét về mặt thuần lí, đòi hỏi sự thành lập các chuyên ngành cho có sự sâu sát từng vấn đề, từng lãnh vực riêng biệt nhưng không thể xoá bỏ tính chất thực tại vốn chỉ là một nên lại không thể ngăn cách các suy luận chồng lấn lên nhau, phụ giúp cho nhau. Cổ tiền học là một chuyên ngành dính dáng đến sử học vì tiền tệ là của con người làm ra, trong một thời đại lịch sử, các điều này có tác động đến các biến chuyển trong thời gian sinh họat của nó. Nhưng cổ tiền học cũng phải có những phương pháp làm việc riêng biệt để xây dựng chuyên ngành. Không cần phải đi vào chuyên sâu, chỉ là nhà sưu tập bình thường, ví dụ người ta cũng biết các trường hợp tiền có hai mặt giống nhau, hoặc khác nhau mà không cùng nguồn gốc thì chỉ là do lỗi kĩ thuật tạo nên. Mặt “trái” hay mặt “phải” cũng thế. Không có gì là sự cưng trọng, tôn sùng hay ghét bỏ trong hiện tượng ấy cả. Nhưng khi tiến lên một mức độ khác, tình hình lại phải tùy thuộc vào khả năng của người nghiên cứu trong thiện chí tìm tòi sự mở rộng kiến thức của họ. Làm người sưu tầm đã phải khổ tâm, để trở thành nhà cổ tiền học lại tăng thêm cực nhọc mà tiến qua lãnh vực sử học thì sự đòi hỏi không thể dừng lại ở những kiến thức phổ thông được. Nếu có chút hiểu biết về lí thuyết Gresham: “tiền xấu đuổi tiền tốt” – xấu hay tốt hiểu theo nghĩa giá trị trên thị trường, thì không ai lại giải thích việc lưu hành một đồng tiền, lấn át tiền khác bằng lí do tiền mang danh hiệu ông vua (Quang Trung), hay tập họp (Tây Sơn) ưa thích cả. Đã gọi là định luật thì nó mang tính bao quát, không tùy thuộc vào ông danh nhân hay tên bần tiện nào. Nghĩa là khi bước qua một lãnh vực khác, ở đây là sự bắt cầu từ cổ tiền học qua kinh tế / sử học, cần phải thận trọng, phải dè chừng những khoảng trống kiến thức chưa đạt tới, không thể tự phụ từ sự hiểu biết về trước của mình trong khuôn khổ cũ mà cho là có thẩm quyền để bàn tán lung tung về những lãnh vực mình chỉ biết loáng thoáng.
Nguồn: Nguyễn Anh Huy: Các đồng tiền đã được thu nhỏ cho gần với kích cỡ vật thật hơn.
Nguyên cớ sai lầm lại không phải chỉ ở lãnh vực kiến thức. Nhà cổ tiền học khi nhìn các đồng tiền “An Nam” kia đã tìm hiểu xem nó xuất hiện trong thời gian nào, mang đặc tính riêng biệt gì của vật thể để sắp xếp vị trí trong hệ thống chung, do đó cũng liên hệ đến các chủ nhân của vật dụng… nghĩa là phải đoán định cho một kết luận vốn cũng gây tranh cãi như ở bất cứ công trình kiến thức nào khác. Thế mà ở đây, như đã thấy, các nhân vật lịch sử và thời đại lại rơi đúng vào những vấn đề gây nhiều bàn tán sôi nổi, theo các khuynh hướng chính trị, tâm cảm có lúc tách rời với khung cảnh thật của quá khứ, ảnh hưởng đến cả quan điểm của nhà nghiên cứu nước ngoài, vốn với tinh thần cầu thị, cũng muốn dựa vào ý kiến của người bản xứ, cho là có thẩm quyền hơn về vấn đề đang bàn thảo. Như R. Allan Barker đã đem tiền An Pháp ghép vào với nhà Mạc rồi phân vân với địa điểm Hà Tiên, lấn sang một đồng Thái Bình[6] chỉ vì đi theo lập luận đương quyền mang tinh thần địa phương, giải thích đoạn văn của Lê Quý Đôn theo kiểu chính thống, để cho rằng chỉ vương triều Mạc mới có thẩm quyền đúc tiền, không kể rằng ông Tham quân ghi nhận một nhân vật, sự kiện đương thời, không có lí do gì phải nói về triều Mạc trăm năm trước, trong một quyển sách viết về Đàng Trong đang có họ Mạc lái buôn, tổng trấn thần phục họ Nguyễn đã xưng vương mà chưa tìm được người chuẩn nhận.
Tiền và quốc danh
Tất nhiên ở đây không bàn chuyện lan man về tiền tệ nói chung mà chỉ nói về hình thức đồng tiền thông dụng ngày xưa của Việt Nam, vốn cũng là lấy mẫu từ đồng tiền thông dụng của Á Đông, có hình dạng cố định từ 2300 năm trước, khởi thủy từ văn minh Trung Hoa. Ngoài các thứ tiền giấy xuất hiện muộn, còn hầu hết đều làm bằng kim khí – thông thường là chất đồng, có hình thức vành tròn lỗ vuông, cũng phần lớn một mặt có bốn chữ Hán với niên hiệu của ông vua đang trị vì cùng với những dấu hiệu riêng biệt mang dấu vết thời đại, biến động hay ý thích riêng tư, ngẫu nhiên… lúc chế tạo. Như đã thấy ở đây, các đồng tiền xuất hiện từ những thời cơ khác nhau, mang các niên hiệu Càn Long của nhà Thanh, và Quang Trung của đất nước vốn chỉ mới có tên là Việt Nam từ 1804, nhưng với đương thời là Đại Việt, lại mang dấu hiệu An Nam. Cho nên lại phải bàn lan man thêm về Quốc danh và Ý thức về quốc danh mới có thể dẫn đến hiểu đúng về các đồng tiền kia nay đã bị tinh thần thời đại đẩy vào những kết luận quá xa.
Nước có tên nhưng không phải lúc nào cũng được hiểu tách rời với dòng họ, con người đang nắm thực quyền trên vùng đất ấy. Người cầm quyền luôn luôn nhắc thần dân chớ quên điều đó. Hoặc bằng lệnh hẳn hoi như khi Trần Thái Tông buộc gọi vua là “Quốc Gia”. Như liên hệ với vấn đề đang bàn, ở Trung Quốc có các đồng Đường Quốc thông bảo của Hậu Đường (923 – 936), có đồng Chu nguyên thông bảo của Hậu Chu (951 – 960). Nhà Tống có các Tống nguyên thông bảo, Hoàng tống thông bảo để cho nhà Trần cũng đúc Trần nguyên thông bảo, Hoàng Trần thông bảo dù đã thêm chữ “trần” gắn vào các niên hiệu trên những đồng Khai Thái, Thiệu Phong.
Vì buộc hiểu Nước là Của Vua nên cái tên nước Đại Việt lưu truyền đến 7 thế kỉ chỉ được xuất hiện lẻ loi tội nghiệp trên tên vài quyển sách sử (mà có khi còn bị cắt mất chữ Đại), hay trên vài tấm bia đá… Trước đó, Đinh, Lê cũng không màng đến Quốc danh Đại Cồ Việt mà đúc tiền niên hiệu Đại (Thái) Bình, Thiên Phúc để chứng tỏ tính cách chủ nước của mình, vẫn thêm chữ “đinh”, “lê” mặt sau để xác định thêm Quốc tính, khỏi lẫn với các niên hiệu vay mượn của phương Bắc. Và như đã thấy, Đại Việt của Trần cũng không thấy xuất hiện trên đồng tiền. Danh hiệu đó rõ ràng không có được sức cạnh tranh rộng rãi, lâu dài của cái tên gây dị ứng ngày nay, có liên quan đến vấn đề đang bàn thảo: An Nam.
Cái tên chỉ vùng đất này cũng có lịch sử mang tính cách thời đại xuất hiện của nó, không tùy thuộc vào sự tôn xưng hay khinh ghét nào của người sau. Nhà Đường, triều đại trước thời nước Việt độc lập, có một vùng đất thuộc địa phía nam nên đặt tên là An Nam Đô hộ Phủ – cũng như ở phía tây có An Tây Đô hộ Phủ, giản dị như thế mà thôi. Tất nhiên cái tên An Nam có mang ý nghĩa tự phụ, trên trước của người cầm quyền đang ngự trị ở Trường An lúc ấy. Nhưng có vẻ vì thói quen trở thành thông tục, có thể nói đến một sự biếng lười của con người, một khi cái tên đã thành “tên” thì người ta dễ dàng chấp nhận nó như một cách dùng tiện lợi, có lẽ không quan tâm nhiều đến ý nghĩa muốn gán ghép ban đầu nữa. Điều này còn nhiều chứng thực về sau nhưng ngay thế kỉ X, đã có chứng cớ là đời Ngô lấy tên vùng đất mình cai trị là Đô Hộ Quốc, bởi vì Đô Hộ Phủ nay đã có bậc “vương”! Các triều vua Trung Quốc không đủ thực lực phái người đến cai trị vùng An Nam ngày trước thì phong cho người địa phương cầm quyền một chức tước của mình để cầm chân, để lấy uy thế, chìu theo hướng kẻ kia muốn làm chủ vùng đất, xưng “vương”. Thế là có tên An Nam Quận vương. Vị thế tương quan giữa ông Hoàng đế và ông Quận vương trấn nhậm cõi xa kia có lúc thay đổi thì chức tước cũng thay đổi theo. Hoàng đế bị dân mình hay dân ngoài đuổi chạy, lo thân không nổi thì cầu cứu kẻ lạ mình không đặt để kia, nâng cấp cho nó để hi vọng nhờ cậy, thế là vua Tống bị Kim, Mông Cổ uy hiếp liền phong Quốc vương cho vua Lí, không cần phải đợi nài nỉ nữa! Minh bị Thanh rượt đuổi, không những không kì kèo tước Quốc Vương với vua Lê bị con cháu nhà Mạc khiếu nại (cho là chính Trịnh mới nắm quyền thực sự), mà còn níu kéo Trịnh Tráng với danh hiệu Phó Quốc Vương nữa! Nhưng từ đó cũng hình thành một quan niệm chính quyền liên khu vực ở Á Đông được gọi là tương quan Thiên triều Phiên thuộc mà sự thực hiện đã gây ra nhiều tranh cãi dẫn đến nhờ cậy, binh đao. Chuyện sử chung liên quan đến các ý nghĩa gán ghép qua thời gian của đồng tiền đang bàn.
Dù là giới hạn trong khu vực Đông Á, tính chất quốc tế của quốc danh An Nam đó giải thích được sự thất thế của quốc danh Đại Việt mà các ông vua sử dụng cho việc nắm quyền bính bên trong. Lái buôn, giáo sĩ đến vùng đất này không biết đến tên Đại Việt. Marco Polo đưa về châu Âu tên Caugigu (Giao Chỉ Quốc), nơi đã có họ Trần làm chủ. Giáo sĩ tiếp xúc với dân chúng biết đến các tên bình dân Đàng Trong, Đàng Ngoài nhưng về “chữ nghĩa” thì gọi tên các nước Quảng Nam, An Nam/Giao Chỉ/Koche đến mức có thể giải thích danh xưng Cochinchina (Cauchechina 1529) có nguồn gốc liên hệ đến tên vùng “Koche gần China”! Bản đồ Taberd 1838, vào thời Minh Mạng còn ghi Tabula geographica Imperii Annamatici, dù với chữ quốc ngữ là Đại Nam họa quốc toàn đồ. Và không phải đó chỉ là do người ngoài sai lầm, khinh miệt nhạo báng. Cũng như ngày xưa với tên Đô Hộ Quốc, tên An Nam vẫn được chấp nhận trong lớp trí thức, thành thói quen của bình dân. Quyển sử Trần Trọng Kim ban đầu có tên là An Nam sử lược (1920) đến lúc tái bản 1953, qua sự thành lập Quốc Gia Bảo Đại mới đổi tên là Việt Nam sử lược. Đến cuối mùa thuộc địa còn có La civilisation annamite (1944) của Nguyễn Văn Huyên. Rồi không phải chỉ có chuyện phong kiến thực dân, đã có những tên An Nam Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Liên Đoàn. Còn ông Nguyễn Văn Vĩnh thì moi móc: “An Nam ta… gì cũng cười.”
Cho nên suy cho cùng, chữ An Nam ngoài sự vướng víu với ý nghĩa thuộc địa, phiên thuộc xa đã lẩn vào trong tiềm thức, thông thường vẫn được chấp nhận sử dụng không đắn đo. Nó chỉ nổi bật lên như một dấu vết ô nhục từ sau 1945 với sự thất bại của người Pháp, đi theo với một hệ thống văn từ sử học chính trị quy tội người Pháp đã gọi người Việt bằng tên An Nam, kèm theo những bằng chứng tàn tệ, đại loại lời mắng “sales annamites” / “đồ Annam dơ dáy, bẩn thỉu” cũng từng sẽ đi vào văn chương lịch sử của người ngoại quốc khi nói về thời kì Pháp chiếm hữu Việt Nam. Nhưng cũng phải nhận rõ rằng trong văn chương thuộc địa người Pháp vẫn dùng các từ Annam, annamite một cách bình thường. Trừ những miệt thị riêng biệt của một tác giả nào đó, còn thì các từ trên vẫn nằm trong giấy tờ, văn thư trang trọng của nhà nước thuộc địa khi nhắc tới các sinh họat của người dân, các phong tục annamite, các mandarin annamite, về “l’ Empereur annamite”… Nhìn theo hướng xấu xa, người ta viện lẽ rằng khi gọi tên người dân của một xứ, một vùng nào đó người Pháp đã ghép các tiếp vĩ ngữ mang một thứ bực kì thị rõ ràng, ví dụ sang trọng là France/francais, Angleterre/anglais, Saigon/saigonais, Tourane/touranais… thấp hơn, là Chine/chinois, Inde/indien, Hanoi/hanoien, Hue/hueen…. Do đó annamite ít thấy lại càng chứng tỏ vì người ta đã xếp dân Annam vào loại bét trong thiên hạ! Nhất là khi nó đi theo nhóm từ mắng mỏ: sales annamites kia.
Có lẽ hơi oan cho người Pháp khi cho rằng chính họ đã sáng tạo ra từ annamite. Vì thành kiến, vì biếng nhác, không ai chịu khó đi tìm bằng chứng xa hơn nhưng xét các tộc người mang tiếp vĩ ngữ i-t-e thì thấy quy tụ ở vùng Trung Đông là nhiều nhất, vùng của nơi xuất phát tôn giáo vẫn còn mang một mức độ tách biệt với nhiều người Việt Nam! Ở đó có tộc người Sémite, có nước Israel của dân Israelite, có con cháu Moab từ trong Kinh Thánh mang tên Moabites là dân tộc du cư bên bờ biển Chết. Một tông đoàn truyền giáo danh tiếng có mặt ở Việt Nam dựa vào tên chúa Jésus mà lấy tên là Jésuite, tiếng Việt là Dòng Tên (của Chúa)… Cả tên của một nước theo đạo Hồi mà cũng là “it”: Arabie Séoudite. Vậy có lẽ nên tạm chấp nhận là chính các giáo sĩ thuộc làu Kinh Thánh đã khai sinh ra từ annamite để gọi người Việt. Còn tức giận vì sự miệt thị “dơ” thì cũng nên nghĩ lại. Dưới thời Minh Mạng, có anh ở đảo Bành Hồ ngoại vi Trung Quốc, đỗ cử nhân nên thành có danh vọng, anh này bị bão dạt vào Việt Nam, không chịu cho nhà nước đưa về bằng thuyền mà lại đi đường bộ về Tàu. Đi đến đâu anh ta cũng được quan chức tiếp đón trân trọng (từ phục trở thành sợ Tàu thấy rõ), có ông quan đầu tỉnh rủi ro đang phơi áo bắt rận thì khách bước tới. Chưa hết chứng cớ: Hai ông danh sĩ, đại thần Lí Văn Phức, Nguyễn Công Trứ đại diện nhà vua/quốc gia cứ gãi sồn sột trong lúc ứng tiếp với người Pháp. Cũng chưa hết nữa: Bức hình anh em ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu lúc nhỏ cho thấy áo xống đàng hoàng nhưng lại đi chân đất, chứng tỏ các cậu ấm con quan Phụ chính Đại thần này, “ban ngày mang mảng đi chơi, Tối lặn mặt trời…” phủi chân lên giường ngủ chẳng cần rửa ráy gì cả[7]. Nói người thì cũng phải nghĩ đến ta. Học trò Collège Quinhon gọi một ông hiệu trưởng là “thằng” Boularand (nhưng lại kêu: Bà Boularand!) Không cần phải nhắc các tiếng gọi: thằng Tây, thằng Mĩ, thằng Nhựt… Ai muốn thêm chuyện đời nay thì cứ góp sức, tiếp tay. Và mong chấm hết chuyện sales annamites. Dài dòng vốn là để chỉnh lại chuyện các đồng tiền An Nam, để đặt chúng trở về vị trí lịch sử bình thường.
.....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét