Mấy hôm trước nghe các bác bảo phải cắt giảm chi thường xuyên, nhất là chi đi nước ngoài... để thêm được tý tiền nào thì tăng lương mức đó; nghe buồn quá. Bác Huệ tài chính còn dọa chỉ có mỗi cách là in tiền. Nói năng đúng là bạt mạng. Từ năm 1990 luật NHNN đã cấm in tiền để chi tiêu rồi cơ mà, định công khai phá luật chắc.
Bộ trưởng Kế hoạch: 'Muốn tăng lương, phải giảm đầu tư'
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, mức đầu tư 180.000 tỷ đồng từ ngân sách năm 2013 là rất thấp. Con số này thậm chí còn có thể thấp hơn nếu Chính phủ tiếp tục giữ lộ trình tăng lương cơ bản.
> Chính phủ xin giãn lộ trình tăng lương
> Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ lộ trình tăng lương
Phát biểu trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội chiều 30/10 xung quanh vấn đề đầu tư công, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh cho biết so với nhu cầu năm 2013, thì mức đầu tư dự kiến khoảng 180.000 tỷ đồng là rất thấp. Con số này thậm chí sẽ còn bị ảnh hưởng nếu nguồn thu từ đất (dự kiến khoảng 39.000 tỷ không đạt) hoặc Chính phủ phải bố trí nguồn để tăng lương theo đúng lộ trình (dự kiến khoảng 60.000 tỷ đồng).
Trong tình hình thu chi ngân sách rất khó khăn, Bộ trưởng Vinh cho rằng nếu vẫn tăng lương theo lộ trình đã duyệt, sẽ phải cân đối lại các khoản chi khác mà đặc biệt là chi cho đầu tư phát triển. "Giữ lộ trình tăng lương thì rất khó bố trí đủ nhu cầu đầu tư phát triển là 180.000 tỷ đồng", ông nói.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng đầu tư sẽ bị ảnh hưởng nếu giữ lộ trình tăng lương. Ảnh: Hoàng Hà |
Trong số 180.000 tỷ nêu trên, Chính phủ dự kiến dành 93.100 tỷ (tương đương 51,7%) cho các địa phương. Nếu loại trừ các khoản chi chung (trên 20.000 tỷ đồng), ngân sách Trung ương, theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh chỉ còn lại khoảng 66.000 tỷ đồng. “Như vậy, nếu tính cả khoản chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, thì địa phương đang được hưởng khoảng 73% ngân sách, trong khi Trung ương chỉ giữ khoảng 27%”, ông nói.
Đưa ra con số này, Bộ trưởng Vinh cho rằng do việc quyết định chi tiêu tại địa phương giờ đây sẽ phụ thuộc phần lớn vào quyết định của Hội đồng Nhân dân các cấp nên vai trò giám sát của các đại biểu quốc hội là đặc biệt quan trọng, qua đó tránh hiện tượng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả.
Người đứng đầu ngành kế hoạch cũng cho biết, để khắc phục tình trạng này, Bộ cũng như các cơ quan khác thuộc Chính phủ đã cố gắng đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc phân bổ vốn đầu tư trung hạn cho giai đoạn 2012 - 2015. “Hiện toàn bộ dự toán cho giai đoạn này đã được giao. Địa phương cũng đã nắm rõ danh mục nào được ngân sách đầu tư, danh mục nào phải tìm nguồn khác để chủ động”, ông cho biết.
Ngoài ra, theo Bộ trưởng Kế hoạch, Chính phủ cũng đang tính toán việc phát hành thêm khoảng 60.000 tỷ đồng trái phiếu, qua đó tạo nguồn ngân sách giúp địa phương hoàn thành các dự án còn dang dở. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng tổng vốn đầu tư cho 3 năm còn lại của giai đoạn 2012 - 2015 chỉ còn hơn 600.000 tỷ (2014 tối đa 222.000 tỷ, 2015 là 244.000 tỷ, trừ đi 10% dự phòng không thu đủ). Do vậy, các địa phường cần có kế hoạch đầu tư hợp lý, tránh dàn trải, lãng phí trong điều kiện nền kinh tế và ngân sách còn nhiều khó khăn.
Nhật Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét