Rủ nhau làm phim về lúa, bưởi, cam, quýt
Lúa, bưởi, cam, quýt, cá rô, cá tra, vịt gà... tất tần tật những cái thuộc “vị quê”, “hồn quê” đang ồ ạt đổ bộ lên phim truyền hình. Lên nương xuống ruộng, từ vườn nhà ra ao, chuồng, đủ cả.
Chưa bao giờ những câu chuyện nông thôn lại tranh nhau xuất hiện trên màn ảnh nhỏ xôm tụ như bây giờ.
Kênh HTV9 đang phát sóng phim Vườn yêu - câu chuyện về vườn cam sành Đồng Tháp. Kênh Vĩnh Long 1 thì có Bìm bịp kêu chiều - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Trung Dân nói về thanh niên nông thôn. Đôi cánh đồng tiền trên kênh VTV3 mô tả cuộc sống của ba thanh niên nông thôn khi lên thành phố lập nghiệp.
Chưa bao giờ những câu chuyện nông thôn lại tranh nhau xuất hiện trên màn ảnh nhỏ xôm tụ như bây giờ.
Kênh HTV9 đang phát sóng phim Vườn yêu - câu chuyện về vườn cam sành Đồng Tháp. Kênh Vĩnh Long 1 thì có Bìm bịp kêu chiều - tác phẩm đầu tay của đạo diễn Trung Dân nói về thanh niên nông thôn. Đôi cánh đồng tiền trên kênh VTV3 mô tả cuộc sống của ba thanh niên nông thôn khi lên thành phố lập nghiệp.
Trước đó, chỉ riêng trong năm 2012, một loạt phim về đề tài này đã lên sóng: Tình ca cao, Chuyện tình làng hoa, Lúa trổ bông, Đồng quê, Đất mặn, Tiếng tơ đồng, Qua ngày dông bão, Chuyện xứ dừa, Chàng mập nghĩa tình... Sắp tới sẽ là phim Ầu ơ ví dầu, Sông dài, Khúc nam ai, Chuyện làng bè, Gió về cù lao, Thương lắm đò ơi, Hương bưởi, Chân trời cỏ biếc, Cá lên bờ...
Nỗi niềm nông dân
Mới đây, một số phim nông thôn được làm chăm chút đã thu hút được sự chú ý của khán giả như Đồng quê, Đất mặn, Đàn trời..., hay Ma làng, Gió làng Kình trước đó. Nhà văn Võ Đắc Danh - tác giả của tác phẩm bút ký được chuyển thể thành phim Đất mặn - nhận xét: “Tôi thấy Đất mặn là một bộ phim tử tế với công chúng, với nông dân của những người làm nghề đàng hoàng. Nông thôn bây giờ có quá nhiều điều để phản ánh, nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm và cố gắng theo đuổi để làm cho ra một bộ phim tâm huyết”. Nhà văn tự nhận mình là “người nông dân cầm bút” này vẫn đau đáu với mong mỏi có thêm nhiều phim truyền hình như Đất mặn để “nói thay người nông dân những nỗi niềm”.
Tách khỏi người đồng đội Nguyễn Tường Phương, đạo diễn Lê Phương Nam gây ấn tượng đẹp với khán giả qua phim Đồng quê sau khi anh đoạt giải Cánh diều vàng với phim Vịt kêu đồng trước đó. Đồng quê chuyển thể từ tác phẩm văn học của nhà văn Phi Vân, một nhà văn có lòng “thương yêu người quê phải chịu đựng cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu, chịu cả những hủ tục hành hạ...”, đã làm khán giả xúc động và yêu mến dù việc tái hiện cuộc sống người nông dân thời điểm trước năm 1945 không hề dễ dàng và phim không phải không bị tì vết ở phương diện bối cảnh, trang phục...
Nguyên liệu tốt cũng cần đầu bếp giỏi
Nông thôn với đất và người thời xưa hoặc hiện đại đang mở ra một hướng đi hấp dẫn. Tuy nhiên, nguyên liệu tốt cũng cần đầu bếp giỏi mới có món ngon dọn lên bàn được. Nhìn chung, mô hình phim nông thôn hiện nay đang tập trung khai thác theo kiểu khá quen thuộc: vật nuôi, cây trồng. Sau vú sữa, cam sành, cây ca cao sẽ là bưởi, quýt... lên phim.
Nỗi niềm nông dân
Mới đây, một số phim nông thôn được làm chăm chút đã thu hút được sự chú ý của khán giả như Đồng quê, Đất mặn, Đàn trời..., hay Ma làng, Gió làng Kình trước đó. Nhà văn Võ Đắc Danh - tác giả của tác phẩm bút ký được chuyển thể thành phim Đất mặn - nhận xét: “Tôi thấy Đất mặn là một bộ phim tử tế với công chúng, với nông dân của những người làm nghề đàng hoàng. Nông thôn bây giờ có quá nhiều điều để phản ánh, nhưng không phải ai cũng đủ dũng cảm và cố gắng theo đuổi để làm cho ra một bộ phim tâm huyết”. Nhà văn tự nhận mình là “người nông dân cầm bút” này vẫn đau đáu với mong mỏi có thêm nhiều phim truyền hình như Đất mặn để “nói thay người nông dân những nỗi niềm”.
Tách khỏi người đồng đội Nguyễn Tường Phương, đạo diễn Lê Phương Nam gây ấn tượng đẹp với khán giả qua phim Đồng quê sau khi anh đoạt giải Cánh diều vàng với phim Vịt kêu đồng trước đó. Đồng quê chuyển thể từ tác phẩm văn học của nhà văn Phi Vân, một nhà văn có lòng “thương yêu người quê phải chịu đựng cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu, chịu cả những hủ tục hành hạ...”, đã làm khán giả xúc động và yêu mến dù việc tái hiện cuộc sống người nông dân thời điểm trước năm 1945 không hề dễ dàng và phim không phải không bị tì vết ở phương diện bối cảnh, trang phục...
Nguyên liệu tốt cũng cần đầu bếp giỏi
Nông thôn với đất và người thời xưa hoặc hiện đại đang mở ra một hướng đi hấp dẫn. Tuy nhiên, nguyên liệu tốt cũng cần đầu bếp giỏi mới có món ngon dọn lên bàn được. Nhìn chung, mô hình phim nông thôn hiện nay đang tập trung khai thác theo kiểu khá quen thuộc: vật nuôi, cây trồng. Sau vú sữa, cam sành, cây ca cao sẽ là bưởi, quýt... lên phim.
Chỉ riêng con cá ba sa có đến ba phim cùng đề cập: Bìm bịp kêu chiều, Cá lên bờ và Chuyện làng bè... Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chia sẻ: “Theo quan điểm của tôi, nông thôn vẫn luôn là đề tài nóng bởi dân số VN hiện nay nông dân chiếm đến 70%. Thế nhưng với một số bộ phim gần đây, khán giả cảm thấy các phim na ná nhau vì khai thác hoài chuyện đã qua, thiếu đi sức sống của nông thôn hiện tại”.
Việc lặp đi lặp lại “yếu tố nông thôn” đã khiến nhiều bộ phim đi vào sự nhàm chán vì chuyện mới nói mãi cũng thành cũ và một số biên kịch cứ lấy môtip, tình huống cũ ra đem vào phim mới. Chẳng thế mà xem Vườn yêu (đang phát sóng lúc 22g hằng ngày trên HTV9), khán giả cứ cảm thấy quen quen vì câu chuyện chàng công tử nhà giàu ban đầu đụng nhau “chan chát” với cô thiếu nữ thôn quê rồi sau đó đem lòng yêu cũng na ná như Cá rô em yêu anh (phát sóng trên HTV9 năm ngoái). Chỉ khác là câu chuyện tình trong Cá rô em yêu anh được tô điểm bởi trái vú sữa lò rèn, còn Vườn yêu là vườn cam sành Đồng Tháp.
Năm 2009, khi bộ phim Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa lên sóng HTV9 với ba nhân vật đậm chất nông dân - Hai Lúa, Ba Đời và Tư Ếch - đã tạo được cảm tình nơi khán giả. Sau đó, bộ phim này được phát sóng lại nhiều lần trong các kênh truyền hình khác. Trong vòng ba năm có thêm hai bộ phim nữa cũng khai thác theo kiểu “nông thôn có ba ông nông dân”. Đó là phim Chuyện tình làng hoa (với ba nhân vật Sáu Kiểng, Chín Bông, Tư Cải) và Tay chơi miệt vườn (ông Tổ, ông Giá, ông Thống).
Việc lặp đi lặp lại “yếu tố nông thôn” đã khiến nhiều bộ phim đi vào sự nhàm chán vì chuyện mới nói mãi cũng thành cũ và một số biên kịch cứ lấy môtip, tình huống cũ ra đem vào phim mới. Chẳng thế mà xem Vườn yêu (đang phát sóng lúc 22g hằng ngày trên HTV9), khán giả cứ cảm thấy quen quen vì câu chuyện chàng công tử nhà giàu ban đầu đụng nhau “chan chát” với cô thiếu nữ thôn quê rồi sau đó đem lòng yêu cũng na ná như Cá rô em yêu anh (phát sóng trên HTV9 năm ngoái). Chỉ khác là câu chuyện tình trong Cá rô em yêu anh được tô điểm bởi trái vú sữa lò rèn, còn Vườn yêu là vườn cam sành Đồng Tháp.
Năm 2009, khi bộ phim Cuộc phiêu lưu của Hai Lúa lên sóng HTV9 với ba nhân vật đậm chất nông dân - Hai Lúa, Ba Đời và Tư Ếch - đã tạo được cảm tình nơi khán giả. Sau đó, bộ phim này được phát sóng lại nhiều lần trong các kênh truyền hình khác. Trong vòng ba năm có thêm hai bộ phim nữa cũng khai thác theo kiểu “nông thôn có ba ông nông dân”. Đó là phim Chuyện tình làng hoa (với ba nhân vật Sáu Kiểng, Chín Bông, Tư Cải) và Tay chơi miệt vườn (ông Tổ, ông Giá, ông Thống).
Khán giả luôn trông chờ những bộ phim nông thôn hấp dẫn như Đàn trời, Đồng quê, Đất mặn (từ trên xuống)... - Ảnh đoàn phim cung cấp
Cưỡi ngựa ngắm “tam nông”
Trong thực trạng hiện nay, các kịch bản được viết bởi những người có sự hiểu biết về văn hóa, con người địa phương chưa đủ sâu, chưa đủ độ lắng để có được những câu chuyện hay. Ấy là chưa kể đến việc vì biên kịch không đủ vốn sống, trải nghiệm về cuộc sống thường ngày của người miền Tây Nam bộ nói riêng và người nông dân nói chung nên không tránh khỏi cái nhìn sơ lược, như thể cưỡi ngựa ngắm “tam nông”.
Nên nông thôn - nông nghiệp - nông dân nhiều khi chỉ là một khái niệm thiếu sức sống. Nhân vật hành xử, nói năng cứ y như dân thị thành giữa bối cảnh sông nước miền Tây. Vườn yêu là một ví dụ cụ thể. Hai vai nữ chính Trang và Nhi là những cô gái quê miền Tây thứ thiệt nhưng cách nói chuyện, đi đứng hiện đại không khác gì những người sống ở thành thị. Cách khai thác sự “đụng độ” giữa Trang và công tử Trường chỉ là những màn đấu võ mồm qua lại, chưa có độ duyên của cô gái quê thật sự.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần kể lại kinh nghiệm: “Sau Ma làng 1, tôi bắt tay vào thực hiện Ma làng 2. Kịch bản ban đầu do một nhóm tác giả viết. Sau khi đọc kịch bản này, tôi thấy các bạn trẻ ấy chẳng hiểu gì về nông thôn cả. Tôi đang phải ngồi để chỉnh sửa lại từ đầu”. Ông kết luận: “Vấn đề cốt lõi là những người viết kịch bản phần lớn là người thành phố. Họ không đi thực tế nhiều mà ngồi một chỗ viết thì làm sao am hiểu để viết ra được câu chuyện về nông thôn. Cách khai thác của họ chỉ mới theo khái niệm với hình ảnh nông thôn xưa. Nông thôn hiện nay có nhiều trí thức rồi, không như ngày xưa nữa”.
Nông thôn - nông dân và đời sống “nhà quê” là một chủ đề rộng, có thể khai thác từ nhiều góc độ với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu chuyện khác nhau. Vấn đề duy nhất mà khán giả đòi hỏi ở nhà làm phim chính là một bộ phim hay chứ không sợ trùng lặp đề tài. Muốn phim về nông thôn không lâm vào cảnh phim nào cũng như phim nào thì yếu tố quan trọng đầu tiên phải kể đến chính là kịch bản. Thế nhưng, việc tìm kiếm kịch bản hay lại là câu chuyện chưa có hồi kết!
Luồng gió trong lành
Sự “no dồn đói góp” thôn quê trên phim truyền hình dạo này cũng dễ lý giải: khán giả đã quá chán ngán với những bộ phim mà nhân vật cứ đi, đứng, nằm, ngồi xoay quanh bốn bức tường và vũ trường, khách sạn, công ty. Những bộ phim truyền hình đề tài nông thôn thổi luồng gió trong lành với những khung hình đẹp: ngôi nhà cổ bình yên, cánh đồng lúa mút mắt, cây cầu tre, đường đất... Thị giác và lòng thương nhớ đồng quê của khán giả thị thành được thỏa mãn, còn người quê thì thấy thích vì đất và người quê mình lên phim.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần kể lại kinh nghiệm: “Sau Ma làng 1, tôi bắt tay vào thực hiện Ma làng 2. Kịch bản ban đầu do một nhóm tác giả viết. Sau khi đọc kịch bản này, tôi thấy các bạn trẻ ấy chẳng hiểu gì về nông thôn cả. Tôi đang phải ngồi để chỉnh sửa lại từ đầu”. Ông kết luận: “Vấn đề cốt lõi là những người viết kịch bản phần lớn là người thành phố. Họ không đi thực tế nhiều mà ngồi một chỗ viết thì làm sao am hiểu để viết ra được câu chuyện về nông thôn. Cách khai thác của họ chỉ mới theo khái niệm với hình ảnh nông thôn xưa. Nông thôn hiện nay có nhiều trí thức rồi, không như ngày xưa nữa”.
Nông thôn - nông dân và đời sống “nhà quê” là một chủ đề rộng, có thể khai thác từ nhiều góc độ với hàng trăm, thậm chí hàng ngàn câu chuyện khác nhau. Vấn đề duy nhất mà khán giả đòi hỏi ở nhà làm phim chính là một bộ phim hay chứ không sợ trùng lặp đề tài. Muốn phim về nông thôn không lâm vào cảnh phim nào cũng như phim nào thì yếu tố quan trọng đầu tiên phải kể đến chính là kịch bản. Thế nhưng, việc tìm kiếm kịch bản hay lại là câu chuyện chưa có hồi kết!
Luồng gió trong lành
Sự “no dồn đói góp” thôn quê trên phim truyền hình dạo này cũng dễ lý giải: khán giả đã quá chán ngán với những bộ phim mà nhân vật cứ đi, đứng, nằm, ngồi xoay quanh bốn bức tường và vũ trường, khách sạn, công ty. Những bộ phim truyền hình đề tài nông thôn thổi luồng gió trong lành với những khung hình đẹp: ngôi nhà cổ bình yên, cánh đồng lúa mút mắt, cây cầu tre, đường đất... Thị giác và lòng thương nhớ đồng quê của khán giả thị thành được thỏa mãn, còn người quê thì thấy thích vì đất và người quê mình lên phim.
Theo Tuổi Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét