Đây là dự án sáp nhập thứ ba trong khuôn khổ kế hoạch cải tổ ngành ngân hàng mà chính phủ Việt Nam bắt đầu tiến hành từ năm 2011.
Theo hãng tin Reuters, tính đến cuối tháng Ba năm nay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chiếm 8,6% tổng tín dụng, mức cao nhất tại Đông Nam Á. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong nhiều năm qua, nguồn tín dụng được đổ vào lĩnh vực bất động sản quá lớn và các ngân hàng đã không giám sát chặt chẽ những khoản cho vay.
Ông Tô Duy Lâm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã nhận được văn bản từ Ngân hàng Nhà nước Trung ương, chấp thuận kế hoạch sáp nhập.
Vẫn theo quan chức này, « DaiABank và HD Bank đều là những ngân hàng hoạt động tốt, không nằm trong diện 9 ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ». Đại diện hai ngân hàng nói trên từ chối bình luận về thông tin này.
Cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép thực hiện dự án hợp nhất ba ngân hàng thương mại cổ phần là Đệ Nhật, Tín Nghĩa và Saigon. Tháng Tám vừa qua, dự án sáp nhập thứ hai được thực hiện. Ngân hàng Habubank có tỷ lệ nợ xấu lên tới hơn 16%, chủ yếu do đã cấp tín dụng cho hai doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nghiêm trọng là tập đoàn Vinashin và công ty cổ phần thủy sản Bình An. Do vậy, Habubank bị sáp nhập vào ngân hàng SHB.
Theo hãng tin Reuters, tính đến cuối tháng Ba năm nay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam chiếm 8,6% tổng tín dụng, mức cao nhất tại Đông Nam Á. Nguyên nhân chính của tình trạng này là trong nhiều năm qua, nguồn tín dụng được đổ vào lĩnh vực bất động sản quá lớn và các ngân hàng đã không giám sát chặt chẽ những khoản cho vay.
Ông Tô Duy Lâm, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết đã nhận được văn bản từ Ngân hàng Nhà nước Trung ương, chấp thuận kế hoạch sáp nhập.
Vẫn theo quan chức này, « DaiABank và HD Bank đều là những ngân hàng hoạt động tốt, không nằm trong diện 9 ngân hàng phải thực hiện tái cơ cấu bắt buộc của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ». Đại diện hai ngân hàng nói trên từ chối bình luận về thông tin này.
Cuối năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép thực hiện dự án hợp nhất ba ngân hàng thương mại cổ phần là Đệ Nhật, Tín Nghĩa và Saigon. Tháng Tám vừa qua, dự án sáp nhập thứ hai được thực hiện. Ngân hàng Habubank có tỷ lệ nợ xấu lên tới hơn 16%, chủ yếu do đã cấp tín dụng cho hai doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nghiêm trọng là tập đoàn Vinashin và công ty cổ phần thủy sản Bình An. Do vậy, Habubank bị sáp nhập vào ngân hàng SHB.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét