Nghiên cứu KH tại VN: Tiếp tục tụt hạng
TT - Theo công bố mới nhất của Viện SCImago (Tây Ban Nha - một tổ chức có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học), vị trí của các viện, trường đại học của Việt Nam tiếp tục tụt hạng.
Ông Phạm Bích San - phó tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam - khi nghe thông tin này đã cho rằng “không ngạc nhiên”, và khẳng định đất nước khó vươn lên khi khoa học tiếp tục tụt hậu.
Theo công bố của SCImago Institutions Rankings (Tây Ban Nha), xếp hạng năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa học của các viện, trường ĐH của VN giảm mạnh so với năm 2011.
Phòng thí nghiệm trọng điểm của ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG |
Không những vậy, theo các chuyên gia, những công trình nghiên cứu có chất lượng chủ yếu do nước ngoài chủ trì, người VN chỉ đóng vai trò thu thập dữ liệu.
Tụt hạng
Tính về mặt số lượng bài báo công bố năm 2012, các viện, trường của VN nằm trong danh sách này đều có số lượng tăng đáng kể so với năm trước, tuy nhiên về xếp hạng thì lại bị tụt khá nhiều. Đáng chú ý là ĐH Quốc gia Hà Nội bị tụt gần 200 bậc ở mức thế giới, xếp hạng khu vực cũng bị tụt đáng kể. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên lọt vào danh sách này và thứ hạng cũng chỉ cách ĐH Quốc gia Hà Nội bốn bậc ở phạm vi thế giới.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Viện nghiên cứu y khoa Garvan, ĐH New South Wales (Úc), SCImago là một tổ chức uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học. Họ làm việc chặt chẽ với các trung tâm như Scopus, Thomson ISI và tiếp cận được nhiều dữ liệu khoa học của hai trung tâm này. SCImago là nhóm nghiên cứu có uy tín trong chuyên ngành đo lường khoa học, từng công bố phương pháp xếp hạng và đã được cộng đồng khoa học công nhận. Theo đó, việc đánh giá ĐH dựa vào sáu tiêu chí chính: đầu ra của nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tính tập trung hay chuyên môn hóa trong nghiên cứu, chất lượng tập san khoa học, tính xuất sắc trong nghiên cứu khoa học, và tầm ảnh hưởng. Tất cả những tiêu chí này hoàn toàn hợp lý và được giới khoa học quốc tế sử dụng. Họ công khai dữ liệu, cho phép chúng ta kiểm tra dữ liệu và phương pháp phân tích của họ. Bảng xếp hạng của SCImago là bảng xếp hạng về năng lực và chất lượng nghiên cứu khoa học.
"Nếu Thái Lan tự làm khoảng 50% các công trình nghiên cứu có chất lượng thì VN chỉ khoảng 10-20%"
GS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN
|
Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, chất lượng bài báo khoa học của VN nếu so trong khu vực Đông Nam Á chỉ đứng sau Singapore và Thái Lan (về tần số trích dẫn, chỉ số xuất sắc). Điểm đáng lưu ý là theo GS Tuấn, những bài báo chất lượng của VN chủ yếu là do nước ngoài chủ trì, người VN chỉ thu thập dữ liệu, còn việc phân tích, đánh giá và công bố do người nước ngoài thực hiện. Nếu Thái Lan tự làm khoảng 50% các công trình nghiên cứu có chất lượng thì VN chỉ khoảng 10-20%. “Tôi nghĩ mục tiêu của chúng ta không phải là lọt vào top 200, 400... của bảng xếp hạng này mà cần tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất, hoàn thiện cơ chế tài trợ cho nghiên cứu, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, không nên chạy theo số lượng” - ông Tuấn nói thêm.
NĂM 2011
|
NĂM 2012
| |||
KHU VỰC
|
THẾ GIỚI
|
KHU VỰC
|
THẾ GIỚI
| |
VIện Khoa học và công nghệ VN
|
519
|
1.967
|
561
|
2.058
|
ÐH Quốc gia TP.HCM
|
720
|
2.765
|
744
|
2.774
|
ÐH Quốc gia Hà Nội
|
775
|
2.965
|
854
|
3.155
|
Đánh giá tương đối
Đánh giá về việc tụt hạng này, GS.TS Nguyễn Hữu Đức cho rằng việc xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học của SCImago hoàn toàn khách quan dựa trên số liệu thu thập được từ trung tâm dữ liệu Scopus. Tuy nhiên, với các trường ĐH ở VN thì việc tham gia những bảng xếp hạng thế giới thường xảy ra sai số nhất định. Chẳng hạn có tác giả sơ suất chỉ ghi tên đơn vị là Trường ĐH Khoa học tự nhiên mà không ghi rõ thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội thì cơ sở dữ liệu không tính đó là sản phẩm khoa học của ĐH Quốc gia Hà Nội. Thứ nữa là do hệ thống tên gọi tiếng Anh của các trường ĐH đôi khi không được thống nhất hoặc cách dùng không ổn định. Hệ thống tìm kiếm của các bảng xếp hạng không đủ thông minh để khắc phục các thiếu sót ấy. Sai số này có khi lên đến 20-30%.
Nói về vị trí của các trường, viện VN trong bảng xếp hạng này, GS Tuấn cho rằng nên đánh giá một cách tương đối. Các ĐH VN chưa có những quy định về cách viết tên trường trong giao dịch quốc tế, nếu có thì các nhà khoa học cũng không tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định. Ví dụ như ĐH Quốc gia TP.HCM xuất hiện trong các cơ sở dữ liệu dưới ít nhất là năm tên khác nhau! Ngay cả Viện Khoa học và công nghệ VN cũng thế, có người chỉ đơn giản viết VAST! Ngoài ra, hai ĐH quốc gia là tập hợp của nhiều ĐH, và nhà khoa học của ĐH thành viên có khi không ghi tên ĐH Quốc gia (tức không ghi tên ĐH “mẹ”). Điều này tuy nhỏ nhưng ảnh hưởng lớn đến cách tính năng suất khoa học của ĐH VN. Riêng trường hợp của ĐH Quốc gia TP.HCM, theo GS Tuấn, sau khi so sánh và đối chiếu những số liệu của trường và SCImago thì thấy độ tương đồng cũng khoảng 80%. Nói cách khác, trong trường hợp VN, chúng ta chỉ nên xem cách xếp hạng của SCImago một cách tương đối vì những lý do trên.
Theo bảng xếp hạng năm 2012, có bốn đơn vị là Viện Khoa học công nghệ VN, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng của SCImago. Nếu tính theo quốc gia, Viện Khoa học và công nghệ VN đứng đầu VN, kế đến là ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (xếp thứ 4 quốc gia, 857 khu vực và 3.160 thế giới).
|
MINH GIẢNG - NGỌC HÀ
_______________
Khoa học tụt hậu, đất nước khó vươn lên
Ông Phạm Bích San - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
|
- Thứ nhất là nằm ở khâu đào tạo. Không có một trường ĐH VN nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH đứng đầu thế giới và nay đang tụt hạng sâu hơn.
Thứ hai là về tổ chức. Đây là vấn đề rất quan trọng, lẽ ra không được tách rời hệ thống nghiên cứu và hệ thống đào tạo thì lâu nay chúng ta lại đi theo hướng đó. Khi chúng ta tách ra hai hệ thống thì kinh phí đầu tư nghiên cứu từ ngân sách chủ yếu chảy về các viện, dĩ nhiên các nhà nghiên cứu thích về làm việc ở các viện hơn. Hậu quả là trường ĐH không có giảng viên giỏi để sinh viên được cập nhật kiến thức mới, sớm bước vào nghiên cứu khoa học, trong khi các viện nghiên cứu thiếu sự tiếp xúc với sinh viên, nguồn cảm hứng và nguồn nhân lực có chất lượng cho nghiên cứu tương lai.
Thứ ba là thiếu tiêu chuẩn đánh giá. Không thể đánh giá theo kiểu hành chính như chúng ta thường làm, là đến chỗ làm việc đúng giờ và hoàn thành công việc theo kế hoạch. Trong khoa học phải có hệ thống tạp chí nghiên cứu uy tín, các hội đồng đánh giá độc lập và trong công nghệ thì phải để cho thị trường đánh giá. Công nghệ mà không bán được thì công nghệ đó có để làm gì? Chúng ta đang rất thiếu cơ chế để vận hành những yếu tố đó.
Thứ tư là vấn đề đầu tư, nôm na là cách trả tiền cho những người làm công tác khoa học. Trả tiền bình quân như nhau cho tất cả mọi người sẽ không còn khoa học. Và để cho cán bộ tài chính quyết định sự hợp lý của mức chi cho công tác khoa học thì sẽ biến hoạt động trí óc sáng tạo thành công việc của lao động giản đơn. Nên chúng ta không có khoa học mà chỉ có cái gì gần giống như thế.
* Là người trong giới khoa học kỹ thuật, cảm nghĩ của ông thế nào khi đi dự các hội thảo quốc tế trong khi mặt bằng nghiên cứu, sáng chế của ta đang ở mức thấp như vậy?
- Nói thật là tôi rất xấu hổ.
* Về phát triển khoa học và công nghệ, Hội nghị Trung ương 6 vừa qua xác định đổi mới công tác quản lý nhà nước, đổi mới tổ chức, hoạt động và cơ chế, chính sách là khâu đột phá. Ông nghĩ sao?
- Đổi mới là cần thiết lắm rồi. Không phải tự nhiên mà nhiều nước phát triển trên thế giới lại trao cho ĐH quyền tự trị. Bên cạnh những vấn đề vĩ mô như thế, để khoa học công nghệ phát triển được cũng phải đi vào giải quyết những khía cạnh rất cụ thể. Tôi xin nêu ví dụ về việc làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, kinh phí từ 2-3 tỉ đồng, thông thường đòi hỏi số lượng cả trăm báo cáo chuyên đề. Thật ra các báo cáo chuyên đề đó không liên quan nhiều đến báo cáo cơ bản của đề tài, nhưng nó vẫn tồn tại như một tiêu chí để thanh toán tiền cho nhà khoa học. Vậy thì có phải thay đổi cách làm đề tài khoa học cấp nhà nước không? Cho nên, Hội nghị Trung ương nói tập trung ưu tiên tháo gỡ các vướng mắc trong công tác kế hoạch, đầu tư, tài chính, đặc biệt là cơ chế cấp phát, thanh quyết toán kinh phí cho các hoạt động khoa học và công nghệ là rất đúng. Vấn đề còn lại là đưa chủ trương vào đời sống như thế nào.
VÕ VĂN THÀNH thực hiện
(1)
Cần nhìn thẳng vào sự thật
22/10/2012 07:58:20
22/10/2012 07:58:20
Hàng năm bằng cấp thạc sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ cứ được chuẩn hóa tăng dần. Đây là điều đáng mừng song lại đáng lo. Mừng vì đội ngũ nghiên cứu khoa học ngày một đông đúc, bề mặt tri thức xã hội rõ ràng được nở mày nở mặt với các nước năm châu bốn bể.
Lo là số lượng các nhà nghiên cứu khoa học nhiều, nhà nước phải chi trả lương cho lực lượng này theo bằng cấp ắt là nhiều song số đề tài nghiên cứu khoa học khi làm đề tài bảo vệ luận án không hiệu quả.
Lo là số đề tài nghiên cứu chẳng ứng dụng được gì cho thực tế xã hội, sau khi nhận được bằng cấp công nhận thì tài năng cũng thui chột theo năm tháng.
NGUYỄN VĂN TUẤN
Lo là số lượng các nhà nghiên cứu khoa học nhiều, nhà nước phải chi trả lương cho lực lượng này theo bằng cấp ắt là nhiều song số đề tài nghiên cứu khoa học khi làm đề tài bảo vệ luận án không hiệu quả.
Lo là số đề tài nghiên cứu chẳng ứng dụng được gì cho thực tế xã hội, sau khi nhận được bằng cấp công nhận thì tài năng cũng thui chột theo năm tháng.
NGUYỄN VĂN TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét