Khác biệt khi 3 con học ở Việt Nam, Đan Mạch và Canada: Học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, con tôi đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải. Còn ở Đan Mạch và Canada?
Học lớp Một ở Mỹ không cần sách giáo khoa
Tôi có 3 đứa con, đã từng học tập tại châu Á, châu Âu và bây giờ là châu Mỹ. Tôi viết bài này để so sánh với hệ thống giáo dục tại Việt Nam
Khi còn ở Việt Nam, con trai lớn của tôi học mầm non tại một trường ở TP HCM. Từ môi trường này, bé rất ngoan ngoãn và nề nếp, viết chữ đẹp, vẽ giỏi, hát hay.
Khi con trai tôi bước vào lớp một, học rất giỏi, viết chữ rất đẹp. Tuy nhiên sau một học kỳ, bài vở mỗi ngày một nhiều. Đến nỗi, con vừa về đến nhà, đã ngồi ngay vô bàn học bài, chừa ra một chút thời gian để tắm và ăn tối, sau đó thì ngồi làm toán, rèn chữ… đến nửa đêm.
Hồi đó, cũng vì chưa có nhiều kinh nghiệm, nhìn học sinh các nước phát triển học hành mà sốt hết cả ruột, nên tôi còn đăng ký cho cháu học thêm tiếng Hoa vào tối thứ 7, tiếng Anh vào sáng chủ nhật.
Lúc đó thấy con học hành suốt ngày, thương con lắm nhưng tôi vẫn cố biện hộ "Thương cho roi, cho vọt". Con nhà người ta cũng học như thế cả, có sao đâu. Nếu mình thương con quá, để nó ở nhà, lại thành hại con. Không tạo cho nó cơ hội học hành, phát triển, cho bằng bạn, bằng bè thì nó lại nhìn con nhà người ta mà tủi thân thì tội nghiệp.
Được khoảng 2 tháng thì việc học thêm phải dừng lại vì tôi thấy con mình có quá nhiều bài rèn chữ. Có khi một ngày phải chép đến 3 bài văn dài.
Được khoảng 2 tháng thì việc học thêm phải dừng lại vì tôi thấy con mình có quá nhiều bài rèn chữ. Có khi một ngày phải chép đến 3 bài văn dài.
Từ một đứa trẻ có nét chữ nắn nót, tròn trịa, vở viết lúc nào cũng sạch đẹp với những nét viết đẹp như chữ in, cháu đã biến thành một anh thợ tốc ký, nét chữ trở nên biến dạng đến mức tôi phát sốc.
Nhưng nếu không viết như vậy thì làm thế nào có thể hoàn thành các bài tập về nhà mà các cô giao cho? Có khi hơn 10 giờ đêm, con ngủ gục ở bàn học. Sáng dậy sớm đi học nhìn rất mệt mỏi, cháu bị sụt cân nhanh chóng.
Đến cậu con trai thứ hai, vì lúc đó, trường dòng đã nhận đủ học trò, nên tôi lại phải xin cho cháu học ở một trường khác, trường mầm non này tuyệt đối không dạy các chương trình lớp một.
Đến cậu con trai thứ hai, vì lúc đó, trường dòng đã nhận đủ học trò, nên tôi lại phải xin cho cháu học ở một trường khác, trường mầm non này tuyệt đối không dạy các chương trình lớp một.
Vì không có thời gian nên tôi cũng không dạy thêm được cho con, cũng chủ quan nghĩ rằng thời điểm này báo chí nói là theo nghiên cứu thì học trước tuổi cũng không tốt, nên thôi cứ để con học hành bình thường.
Kết quả, bé vào lớp một học lực tụt hẳn so với bạn bè, vì bạn bè của cháu đã biết đọc, biết viết giống như anh hai của cháu khi các bạn ấy vào lớp một. Bằng cách này, hay cách khác, các bạn ấy đã được học trước. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm, nhưng còn biết làm sao.
Các bài học dần trở nên quá sức của cháu, chưa kể việc các cháu bị cô giáo phạt, đánh và bị dọa nạt là nếu về méc cha mẹ những chuyện xảy ra ở trường là sẽ bị thế này, thế kia.
Kết quả, bé vào lớp một học lực tụt hẳn so với bạn bè, vì bạn bè của cháu đã biết đọc, biết viết giống như anh hai của cháu khi các bạn ấy vào lớp một. Bằng cách này, hay cách khác, các bạn ấy đã được học trước. Lúc này, tôi cảm thấy ân hận lắm, nhưng còn biết làm sao.
Các bài học dần trở nên quá sức của cháu, chưa kể việc các cháu bị cô giáo phạt, đánh và bị dọa nạt là nếu về méc cha mẹ những chuyện xảy ra ở trường là sẽ bị thế này, thế kia.
Thế nên, cả hai đứa trẻ tội nghiệp của tôi càng ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, hay khóc trong mơ vì những nỗi sợ hãi ban ngày.
Không ít lần tôi đã thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường về nhiều vấn đề trên, cũng như về số lượng bài vở, và các vấn đề khác, nhưng cũng chỉ mất thời gian.
Không ít lần tôi đã thẳng thắn trao đổi với giáo viên và nhà trường về nhiều vấn đề trên, cũng như về số lượng bài vở, và các vấn đề khác, nhưng cũng chỉ mất thời gian.
Lại nói về chế độ cải cách giáo dục tân tiến, tôi chẳng thấy nó tân tiến một chút nào cả, con tôi vẫn phải đến trường với một tâm hồn nặng trĩu những căng thẳng và mệt mỏi vì sợ cô giáo, vì học hành quá mệt mỏi, chưa kể những chiếc cặp sách cồng kềnh quá tải.
Ở Việt Nam, giao thông cũng là một điều cực kỳ đáng sợ. Vì thế, dù bận mấy thì bận, tôi vẫn đưa đón con mỗi ngày, vừa đỡ cho con được những chiếc cặp nặng nề, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho con.
Khi bé gái út của tôi vào lớp một, rất may bé đã biết đọc, viết chút ít do học theo anh hai của bé dù bé không được đi học mẫu giáo.
Lúc này, việc làm ăn của tôi tiến triển tốt đẹp hơn, cộng thêm sự giúp đỡ từ gia đình nên tôi đã có tiền thuê người giúp việc và gia sư giỏi kèm cặp từng môn cho các con. Việc này giúp các cháu tiến bộ rất nhanh.
Ở Việt Nam, giao thông cũng là một điều cực kỳ đáng sợ. Vì thế, dù bận mấy thì bận, tôi vẫn đưa đón con mỗi ngày, vừa đỡ cho con được những chiếc cặp nặng nề, vừa đảm bảo an toàn giao thông cho con.
Khi bé gái út của tôi vào lớp một, rất may bé đã biết đọc, viết chút ít do học theo anh hai của bé dù bé không được đi học mẫu giáo.
Lúc này, việc làm ăn của tôi tiến triển tốt đẹp hơn, cộng thêm sự giúp đỡ từ gia đình nên tôi đã có tiền thuê người giúp việc và gia sư giỏi kèm cặp từng môn cho các con. Việc này giúp các cháu tiến bộ rất nhanh.
Đúng lúc này, nhờ nghề thiết kế tay trái, tôi nhận được hợp đồng làm việc tại châu Âu và được bảo lãnh 3 con đi cùng.
Các con tôi bắt đầu một cuộc sống mới ở Đan Mạch. Ở đây tôi chỉ xin nói về điều kiện học tập.
>> Xem tiếp câu chuyện các bé đi học ở Đan Mạch và Canada
Yvonne R
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét