Quốc ca Việt Nam và thói quen lười biếng, vô ý thức
Lâu nay, ở rất nhiều sự kiện, chỉ còn bật nhạc chứ chẳng mấy người hát quốc ca. Ngay cả ở Quốc hội chuyện hát quốc ca cũng có lúc trồi, lúc sụt. Kỳ họp Quốc hội thứ 9 Quốc hội khóa 13 đã khép lại và được đánh giá là đạt được nhiều thành công. Nhưng đáng tiếc là đi cùng với những thành công ấy lại vẫn còn những “hạt sạn” không nhỏ.
thói quen lười biếng? ảnh: TTBC Quốc hội.
Đấy là chuyện nhiều phiên thảo luận trực tiếp tại Nghị trường, số Đại biểu vắng khá nhiều. Đấy là chuyện Quốc hội bỗng dưng nghỉ sớm hơn 2 giờ đồng hồ vì không có Đại biểu nào phát biểu. Đấy là chuyện có dấu hiệu Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua luật hộ cho nhau – chuyện đã từng xảy ra ở kỳ họp trước, nay lại tái diễn. Và, thêm một chuyện buồn nữa được tìm thấy ở kỳ họp này là nhiều Đại biểu Quốc hội không hát quốc ca trong cả phiên khai mạc và bế mạc.Vì sao người Việt Nam lại không chịu hát quốc ca Việt Nam trong một sự kiện trọng đại của đất nước như vậy? Nói không ngoa, nếu chúng ta quên hát quốc ca thì cũng đồng nghĩa với việc đánh rơi mất sự tự tôn tinh thần dân tộc.
Nhà sử học Dương Trung Quốc kể rằng, có lần Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kể tại Mặt trận tổ quốc Việt Nam là ông đã từng sang một nước Bắc Âu. Khi cử hành quốc ca thì thấy ông Vua của nước bạn đứng cạnh hát rất lớn.
Nhưng đến khi quốc ca Việt Nam nổi lên thì không nghe thấy tiếng hát. Và ông Vua quay sang hỏi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: Quốc ca nước bạn không có lời à? Và chính Chủ tịch nước đã nói rằng, câu hỏi của bạn làm tôi rất xấu hổ.
Nhân chuyện hát Quốc ca ở Quốc hội lúc trồi, lúc sụt, ông Quốc bình luận: “Mọi người phải ý thức, lãnh đạo càng to thì phải hát càng to, chứ đừng nghĩ mình có đặc quyền gì ở đây cả”.
Ngược dòng lịch sử, ngày 13/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bốn ngày sau (17/8/1945), trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, Tiến quân ca lần đầu tiên đã được cất lên trước đông đảo quần chúng nhân dân.
Hai ngày sau, cũng tại Quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, trong khí thế long trời lở đất của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, dưới cờ đỏ sao vàng, dàn đồng ca Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát vang Tiến quân ca.
Rồi tới ngày 2/9/1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trọng thể trong Lễ Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tiến quân ca được cất lên trong hoạt động đối ngoại của nước ta do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì lúc tổ chức lễ đón phái đoàn Hoa Kỳ tại trung tâm Hà Nội, lần đầu tiên vào năm 1945.
Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm Quốc ca. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến hôm nay và về sau, Tiến quân ca vẫn là Quốc ca Việt Nam, và được khẳng định trong Hiến pháp 2013.
Suốt mấy chục năm qua, Quốc ca đã được đưa vào các trường học phổ thông như một yêu cầu bắt buộc vào sáng thứ 2 hàng tuần. Khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên nền nhạc hùng tráng, mỗi thiếu niên đã được hun đúc tinh thần yêu quê hương, đất nước, nhắc nhở các em nhớ rằng nước Việt Nam có một lịch sử hào hùng, nhưng trong đó luôn chứa đựng những đau thương chưa bao giờ chìm lấp.
Ở độ tuổi hồn nhiên trong sáng ấy, các em hát vang bài Quốc ca của dân tộc, như một phần máu thịt của chính mình. Và thật cảm động khi ngay cả những trường dạy học sinh bị khiếm thị, khiếm thính ở nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng được dạy hát quốc ca… bằng tay.
Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi biết chuyện đã rất buồn và băn khoăn, nhiều khóa trước đây Quốc hội thực hiện hát quốc ca rất tốt, vậy thì vì sao bây giờ nhiều Đại biểu lại lười nhác như vậy?
Và, ông Mão nói thẳng: “Đấy là ý thức, là trách nhiệm của mỗi Đại biểu Quốc hội khi được đại diện cho nhân dân cả đất nước này. Không hát quốc ca thì đúng là không thể chấp nhận được”.
Nguy hiểm là thói quen vô thức ấy đã xảy ra ở rất nhiều sự kiện khác nhau chứ không riêng gì tại Quốc hội. Quốc thiều được cử lên dường như chỉ là một thủ tục hết sức qua loa. Rất ít người hát. Nhiều người hát sai lời. Thậm chí tại một số sự kiện còn sử dung bản ghi âm có sẵn khi thực hiện nghi thức chào cờ.
GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ rằng, khi tham gia hai khóa Quốc hội XI, XII lần nào họp ông cũng hát quốc ca. Mỗi khi tham dự các sự kiện có lễ chào cờ, ông đều hát quốc ca.
Giáo sư Thuyết bình luận: “Chúng ta lâu nay vẫn có thói quen bật nhạc chứ không hát quốc ca, đấy là thói quen lười biếng, vô ý thức. Có lẽ bây giờ chỉ còn học sinh hát quốc ca chăng?”.
Người Việt Nam mà không hát quốc ca Việt Nam, nhìn ở góc độ nào thì cũng là điều không thể chấp nhận được. Chính phủ thì đã ra hẳn một Nghị định từ năm 2013 để chấn chỉnh vấn đề này, thế nhưng kết quả thu được có lẽ cũng chưa được khả quan cho lắm, mà minh chứng rõ nhất là ngay ở Quốc hội, nhiều vị Đại biểu... lười hát Quốc ca.
Ngọc Quang
(Giáo Dục)
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Quoc-ca-Viet-Nam-va-thoi-quen-luoi-bieng-vo-y-thuc-post159690.gd
Lời 1
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lịch sử quốc ca việt nam
Cũng tại Quốc hội khóa 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Văn Cao làm quốc ca việt nam chính thức. Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "...19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Văn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Văn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...
Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều năm kinh nghiệm và một thời gian dài trăn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhớ. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà ông Văn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập...
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca - quoc ca viet nam, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Văn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát quoc ca viet nam vang lên...
Gần hai mươi năm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được quốc hội khóa 1 thông qua là quốc ca việt nam. Bài quốc ca việt nam cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.
Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc,
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa,
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca,
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu,
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường.
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lời 2
Đoàn Quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới
Đứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng
Tiến mau ra sa trường
Tiến lên! Cùng tiến lên!
Nước non Việt Nam ta vững bền.
Lịch sử quốc ca việt nam
Cũng tại Quốc hội khóa 1, cùng lúc thông qua Quốc kỳ, Quốc hội cũng đã nhất trí lấy bài hát Tiến quân ca của Văn Cao làm quốc ca việt nam chính thức. Theo lời nhạc sĩ Văn Cao, bài Tiến quân ca được hoàn thành vào cuối tháng 10-1944. Nhà văn Vũ Bằng nhớ lại trong một bài viết như sau: "...19-8 là ngày khởi nghĩa cả nước vùng lên mở hội, từ thôn quê đến thành thị, từ ngõ hẻm đến hang cùng, cuồn cuộn những làn sóng gớm ghê, đâu đâu cũng vang âm những tiếng hát "Tiến quân ca" và "Diệt phát xít"".
Trước khi sáng tác Tiến quân ca, Văn Cao đã từng viết các bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca. Được giác ngộ cách mạng, ông chú tâm sáng tác nhiều bài hát động viên nhân dân đấu tranh. Tiến quân ca được viết cuối năm 1944 tại căn gác hẹp nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đó cũng là thời kỳ tiền khởi nghĩa, khí thế cách mạng rất sôi sục, tin chiến thắng Võ Nhai lan truyền về Hà Nội khiến các tầng lớp đồng bào đều phấn chấn. Sau này, chính nhạc sĩ Văn Cao đã nhớ lại: "Trước mắt tôi, mảnh trời xám và lùm cây của Hà Nội không còn nữa. Tôi đang sống ở một khu rừng nào đó trên kia, trên Việt Bắc. Có nhiều mây và nhiều hy vọng. Và bài hát đã xong...
Nhạc sĩ viết tiếp: "Quốc ca là sự hình thành của nhiều năm kinh nghiệm và một thời gian dài trăn trở. Khi viết, tôi chỉ nghĩ làm sao đáp ứng nhu cầu quần chúng, làm sao để họ dễ thuộc, dễ nhớ. Tháng 11-1944, tại sàn gác nhà ông Văn Lang ở làng Bát Tràng, một địa chỉ bí mật của cách mạng lúc bấy giờ, tự tay tôi đã viết Tiến quân ca lên đá in trong trang văn nghệ đầu tiên của tờ báo Độc lập...
Ngày 17-8-1945, một cuộc mít tinh lớn tại Quảng trường Nhà hát lớn, dàn đồng ca của thiếu niên tiền phong hát Tiến quân ca - quoc ca viet nam, chào cờ đỏ sao vàng. Nhạc sĩ Văn Cao nhớ rằng ông đã khóc khi thấy một lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn được thả từ trên bao lơn Nhà hát xuống trong khi bài hát quoc ca viet nam vang lên...
Gần hai mươi năm đã qua, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được quốc hội khóa 1 thông qua là quốc ca việt nam. Bài quốc ca việt nam cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.
http://www.quoccavietnam.com/
Đường vinh quang xây xác quân thù. Xác quân thù nào? 350.000 quân VNCH hay một triệu quân Bắc Việt?
Trả lờiXóaLàm gì mà ghê thế:
Trả lờiXóaĐứng đều lên gông xích ta đập tan
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn......Tết Mậu Thân ta vào Huế trả thù....
XóaQuyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn
Trả lờiXóaĐã hy sinh rồi thì còn tươi thắm gì ?
Ta hy sinh để đời mấy thằng quan tham thêm tươi thắm.
Xóa