Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Cái loa rè và các loại loa di động trên phố

Tôi từng viết bài "Khốn nạn nhất là cái loa phường" và một số bình luận rải rác trong Blog. Học tập nhà nước, dân gian cũng phát minh ra cái loa đường, họ đặt loa tự động lên xe đạp, xe máy, đưa đi đến mọi hang cùng ngõ hẻm, chĩa vào tất cả các gia đình để quảng cao bán và mua đủ thứ. Khốn nạn hơn, còn có một số đoàn xiếc, rạp chiếu phim, siêu thị, trung tâm thương mại cho loa công suất lớn lên ô tô rồi cũng chạy trên phố quảng cáo thu hút khách. Không hiểu chính quyền hiện nay sinh ra để làm gì mà không quản lý vô số tệ nạn trên của xã hội, thậm chí còn tự mình duy trì cái loa phường khốn nạn như vậy. Hôm qua đi tuyến Hà Nội - Bất Bạt, thấy dọc hai bên đường chăng đầy cờ hoa băng bảng khẩu hiệu đỏ rực quảng cáo cho đại hội Đảng các cấp, vô cùng tốn kém, lãnh phí và phi văn hóa. Khẩu hiệu nào cũng "muôn năm"; đất nước đã bao giờ vô văn hóa như bây giờ ? Xem thêm: Thành ngữ mới: ĐỜI ĐỜI BỀN VỮNG
Cái loa rè và trẻ con khóc
(LĐĐS) - Số 28 Đào TuấnNăm 2009, khi đưa chuyện “cái loa phường” được đưa lên AP, hãng thông tấn Mỹ đã chọn 3 chi tiết cực đặc sắc: 60 cái loa trên địa bàn một phường với một phát thanh viên bắt nhân dân phải “chịu đựng” từ văn bản “Gia đình hạnh phúc” của chính quyền, cho đến lời kêu gọi “làm giàu đời sống tinh thần” và cả chuyện thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ.
Có cả trăm ý kiến, cả ngàn nỗi thống khổ, cả vạn bức xúc mỗi khi sự tồn tại của “cái loa phường” được nhắc lại. (ảnh minh họa) Một lần, tôi suýt bị tai nạn giao thông khi đi ngang qua cái loa phường vì tưởng ai đó gọi mình. Âm thanh hỗn tạp không nghe rõ mà càng cố nghe cũng không nghe được gì. 


Cái loa chỗ tôi ở thường được dùng để quảng cáo, toàn vào các giờ cao điểm, sáng 5h đài huyện nói, xong đến đài xã, mà khổ nỗi, mỗi xã lại có bản tin khác nhau, nhà tôi nằm giữa ba cột loa, hai cái của làng và một cái của làng bên, cách cột loa 20m, mỗi sáng và chiều tối lại phải nghe ba cột loa “cãi nhau”. Ở nơi tôi đang sống (TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), loa phường bắt đầu phát từ 4h45. Bắt đầu bằng... sôi và hú.

Tôi sống tại một ngôi nhà tập thể của quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cạnh nhà tôi có một chị vừa về làm dâu trong khu tập thể sinh cháu nhỏ, sau hai tháng cố gắng đã phải bỏ về nhà mẹ đẻ chỉ vì không thể chịu được âm thanh của mấy chiếc loa phường phát ra mỗi sáng, hai đứa con sinh đôi của chị cứ khóc toáng lên mỗi khi nghe âm thanh này.

Có cả trăm ý kiến, cả ngàn nỗi thống khổ, cả vạn bức xúc mỗi khi sự tồn tại của “cái loa phường” được nhắc lại.

Tại sao cái loa phường không chịu về hưu dù mỗi lần sự hỗn tạp vang lên là một lần trẻ con khóc và những người dân khốn khổ phải bịt tai chịu đựng sự tra tấn?

Tại sao nó vẫn cứ tồn tại dù không biết nói cho ai nghe, nói để làm gì?

Phải nhắc lại những câu hỏi tại sao cho sự tồn tại trây ì bất hợp lý của nó hôm nay là bởi “sự tồn tại của cái loa phường” năm nào cũng được xới xáo. Năm nào cũng gây ra nỗi bức xúc mang tính xã hội. Nhưng sau đó, vẫn cứ là “sôi và hú”, bắt đầu lúc 5h.

Năm 2009, khi đưa chuyện “cái loa phường” được đưa lên AP, hãng thông tấn Mỹ đã chọn 3 chi tiết cực đặc sắc:

60 cái loa trên địa bàn một phường với một phát thanh viên bắt nhân dân phải “chịu đựng” từ văn bản “Gia đình hạnh phúc” của chính quyền, cho đến lời kêu gọi “làm giàu đời sống tinh thần” và cả chuyện thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ.

Cái loa ấy có làm các gia đình hạnh phúc, có làm giàu đời sống tinh thần?

Chủ tịch phường Khương Mai, quận Thanh Xuân - một trong khoảng 500 vị dân bầu trên toàn thành phố Hà Nội - nói với AP: "Tôi phải thừa nhận rằng, những người sống gần những cái loa rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ".

Còn một người dân thì bảo, “Nếu hàng xóm nhà tôi mà gây ồn như thế, tôi sẽ đưa họ ra tòa. Thế mà loa phường cứ gây ô nhiễm tiếng ồn mãi".

Có những cái nghe mãi cũng không thể nào quen được. Và hình như sự chịu đựng nào cũng chỉ có giới hạn mà thôi.

Nguồn: Laodong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét