Tuyển Việt Nam - Manchester City: Trận thua 1-8 và miếng hamburger giá... 40 tỉ đồng
Đã có những chuyên gia phát triển thương hiệu cho rằng Việt Nam đang lãng phí chuyến đi của Manchester City khi “tất tần tật” mọi việc đều cho SHB và VFF “chạy đôn chạy đáo” tổ chức. Lẽ ra việc một CLB lớn của nước Anh sang Việt Nam thi đấu chính là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch khi giới thiệu tiềm năng của mình thông qua những hoạt động của Man “xanh” ở Việt Nam.
Bị động trong khâu tổ chức
Việc Manchester City sang Việt Nam không nằm trong kế hoạch ban đầu của đội bóng này. Họ lên kế hoạch đi Indonesia sau khi tham gia giải đấu ở Australia. Bất ngờ, tuyển Indonesia bị FIFA cấm thi đấu và Liên đoàn bóng đá nước này cũng chẳng còn ham hố đón tiếp Man “xanh”. Đội bóng thành Manchester chuyển hướng sang Việt Nam và cũng đúng lúc ông bầu Đỗ Quang Hiển cần quảng bá mạnh mẽ SHB hơn khi họ đã có kế hoạch phát triển một loại thẻ đồng thương hiệu. Hai ý tưởng gặp nhau và câu chuyện Manchester City đến Việt Nam được quyết định trong thời gian ngắn kỷ lục: Từ lúc bầu Hiển công bố (ngày 21.6) cho đến ngày thi đấu dự kiến (27.7) chỉ hơn một tháng, trong khi để chuẩn bị một trận đấu tương tự, người ta thường mất 1 năm cho công tác chuẩn bị.
Manchester City thậm chí còn “chưa chắc” đến Việt Nam cho đến tận đầu tháng 7 và họ phải cứ ít nhất 2 phái đoàn đến khảo sát rồi mới tiến hành ký hợp đồng. Trong khi đó vì chưa có sự chuẩn bị, phía Việt Nam quá bị động trong hàng loạt vấn đề, từ đó dẫn đến những hậu quả mà BTC phải… chữa cháy.
Các cầu thủ Man City được cho là thiếu thân thiện và chỉ đến Việt Nam đá bóng vì tiền. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Đầu tiên là giá vé. Những nhà tổ chức không “đo” thị trường và sức hút, ảnh hưởng của Manchester City ở Việt Nam nên đưa ra mức vé quá vội và vàng quá cao. Cảnh hưởng của CLB Manchester City, tất nhiên, không thể so với Manchester United trong cộng đồng người hâm mộ (NHM) Việt Nam, thậm chí cũng không thể so với cộng đồng fan Arsenal, thế nhưng giá vé xem Man “xanh” lại cao kỷ lục mà không dựa trên bất kỳ cơ sở nào. Thậm chí khi giá đưa ra, BTC còn không chắc chắn thành phần Man “xanh” sang Việt Nam có những cầu thủ ngôi sao nào. Giá vé chính là nguyên nhân khiến NHM e dè trong việc tiếp cận trận đấu dẫn đến khả năng ế ẩm.
Vì “trót” đưa ra giá vé cao và không thể có quyết định hạ giá, BTC trận đấu phải đưa ra hàng loạt chương trình “chữa cháy” như việc “khuyến mại” NHM đến xem bằng việc mời những ca sĩ “hạng A” như Mỹ Tâm đến biểu diễn trước khi trận đấu tổ chức, hay tổ chức quay thưởng trúng giải. Đây là những chương trình phát sinh.
Thậm chí, 2 tỉ đồng từ nguồn thu bán vé trận đấu (trung bình 50.000 đồng/vé) để trao tặng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ LĐTBXH cũng được cho là nhằm làm cho NHM không cảm thấy “ác cảm” với giá vé, dù cho đến giờ, cũng chưa ai lý giải tại sao một trận đấu quan trọng như vậy lại tổ chức vào Thứ Hai thay vì ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Bị động là điều có thể thấy rõ, Hội CĐV Manchester City tại Việt Nam được thành lập một cách… chớp nhoáng, chỉ cách trận đấu có vài ngày. Thế nên mới xảy ra chuyện dở khóc dở cười là có fan Manchester City được hỏi là “Hâm mộ Man City từ bao giờ” thì được trả lời rất thành thật: “Em hâm mộ Man xanh được… hai hôm rồi”.
Hàng loạt kế hoạch khác phát sinh như cầu thủ Manchester đi thăm làng trẻ SOS, đi gặp gỡ sinh viên Đại học QG, thậm chí HLV Pellegrini đi dạo phố, vào uống càphê cũng nằm ngoài kế hoạch ban đầu…
Món ăn nhanh trị giá chục tỉ
SHB bỏ ra một khoản tiền không nhỏ, không dưới 2 triệu USD để “trải thảm” mời Man City đến Việt Nam. Số tiền ấy với một ngân hàng trong thời điểm này cũng không nhỏ, nhưng bầu Hiển vẫn chịu chơi và chịu chi là có lý do.
Ông Hiển chấp nhận lỗ dù ai cũng biết rằng nếu tiêu thụ hết vé thì khoản lỗ cũng chưa chắc đã nhiều như dự kiến (bán hết vé, BTC sẽ thu về khoảng 40 tỉ, vừa vặn 2 triệu USD) nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta được gì sau trận đấu này hay đơn giản là chừng ấy tiền bỏ ra để xem một trận đấu như chúng ta xem xiếc và Manchester City cũng như một vị khách du lịch: Đến và… một đi không trở lại.
Đã có những chuyên gia phát triển thương hiệu cho rằng Việt Nam đang lãng phí chuyến đi của Manchester City khi “tất tần tật” mọi việc đều cho SHB và VFF “chạy đôn chạy đáo” tổ chức. Lẽ ra việc một CLB lớn của nước Anh sang Việt Nam thi đấu chính là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch khi giới thiệu tiềm năng của mình thông qua những hoạt động của Man “xanh” ở Việt Nam.
Không có bóng dáng ngành du lịch, cũng không có bóng dáng ngành văn hóa trong việc tận dụng và đánh bóng mình trước truyền thông thế giới, đặc biệt trước truyền thông Anh - đất nước mà công dân của họ vừa được miễn thị thực khi đến Việt Nam.
Điều đáng nói là trong khi nhiều nước ĐNÁ như Thái Lan, Singapore, Malaysia rất biết cách gắn hoạt động, quảng bá du lịch gắn với những sự kiện thể thao lớn, thì Việt Nam coi như “việc của người khác”.
Nó cũng là câu chuyện vì sao khách nước ngoài khi đến Việt Nam thường “một đi không trở lại” và những đội bóng cũng vậy: Juventus, Botafogo, Barca B, Ajax B, Olympic Brazil hay Arsenal đã từng đến Việt Nam và… không hề có ý định quay lại.
Manchester City có thể sẽ rơi vào trạng thái đó, chỉ là một món ăn nhanh đến từ nước Anh, có giá trị tạo cảm giác no bụng tức thời nhưng về lâu dài vẫn là số 0, cho dù để có món ăn nhanh đó, người ta phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng.
Niềm vui sau trận thắng 8-1 của các cầu thủ Man City
và nỗi buồn của ĐTVN. Ảnh: QUANG THẮNG
Tối qua (27.7), Manchester City đã thi đấu với ĐTVN ở Mỹ Đình. Đây là một trong những trận đấu quan trọng nhất trong năm của bóng đá Việt Nam và cũng được đón chờ nhất. Thế nhưng, ngay từ khi Manchester City sang Việt Nam, người ta có cảm giác rằng người Anh mang tới Hà Nội một “miếng hamburger” chứ không phải là một bữa tiệc thịnh soạn để lại nhiều dư vị. Chỉ có điều “món ăn nhanh” ấy trị giá lên tới... 40 tỉ đồng. Và kết quả là một nỗi buồn của các CĐV với trận thua quá đậm 1-8.Bị động trong khâu tổ chức
Việc Manchester City sang Việt Nam không nằm trong kế hoạch ban đầu của đội bóng này. Họ lên kế hoạch đi Indonesia sau khi tham gia giải đấu ở Australia. Bất ngờ, tuyển Indonesia bị FIFA cấm thi đấu và Liên đoàn bóng đá nước này cũng chẳng còn ham hố đón tiếp Man “xanh”. Đội bóng thành Manchester chuyển hướng sang Việt Nam và cũng đúng lúc ông bầu Đỗ Quang Hiển cần quảng bá mạnh mẽ SHB hơn khi họ đã có kế hoạch phát triển một loại thẻ đồng thương hiệu. Hai ý tưởng gặp nhau và câu chuyện Manchester City đến Việt Nam được quyết định trong thời gian ngắn kỷ lục: Từ lúc bầu Hiển công bố (ngày 21.6) cho đến ngày thi đấu dự kiến (27.7) chỉ hơn một tháng, trong khi để chuẩn bị một trận đấu tương tự, người ta thường mất 1 năm cho công tác chuẩn bị.
Manchester City thậm chí còn “chưa chắc” đến Việt Nam cho đến tận đầu tháng 7 và họ phải cứ ít nhất 2 phái đoàn đến khảo sát rồi mới tiến hành ký hợp đồng. Trong khi đó vì chưa có sự chuẩn bị, phía Việt Nam quá bị động trong hàng loạt vấn đề, từ đó dẫn đến những hậu quả mà BTC phải… chữa cháy.
Các cầu thủ Man City được cho là thiếu thân thiện và chỉ đến Việt Nam đá bóng vì tiền. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Đầu tiên là giá vé. Những nhà tổ chức không “đo” thị trường và sức hút, ảnh hưởng của Manchester City ở Việt Nam nên đưa ra mức vé quá vội và vàng quá cao. Cảnh hưởng của CLB Manchester City, tất nhiên, không thể so với Manchester United trong cộng đồng người hâm mộ (NHM) Việt Nam, thậm chí cũng không thể so với cộng đồng fan Arsenal, thế nhưng giá vé xem Man “xanh” lại cao kỷ lục mà không dựa trên bất kỳ cơ sở nào. Thậm chí khi giá đưa ra, BTC còn không chắc chắn thành phần Man “xanh” sang Việt Nam có những cầu thủ ngôi sao nào. Giá vé chính là nguyên nhân khiến NHM e dè trong việc tiếp cận trận đấu dẫn đến khả năng ế ẩm.
Vì “trót” đưa ra giá vé cao và không thể có quyết định hạ giá, BTC trận đấu phải đưa ra hàng loạt chương trình “chữa cháy” như việc “khuyến mại” NHM đến xem bằng việc mời những ca sĩ “hạng A” như Mỹ Tâm đến biểu diễn trước khi trận đấu tổ chức, hay tổ chức quay thưởng trúng giải. Đây là những chương trình phát sinh.
Thậm chí, 2 tỉ đồng từ nguồn thu bán vé trận đấu (trung bình 50.000 đồng/vé) để trao tặng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của Bộ LĐTBXH cũng được cho là nhằm làm cho NHM không cảm thấy “ác cảm” với giá vé, dù cho đến giờ, cũng chưa ai lý giải tại sao một trận đấu quan trọng như vậy lại tổ chức vào Thứ Hai thay vì ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật.
Bị động là điều có thể thấy rõ, Hội CĐV Manchester City tại Việt Nam được thành lập một cách… chớp nhoáng, chỉ cách trận đấu có vài ngày. Thế nên mới xảy ra chuyện dở khóc dở cười là có fan Manchester City được hỏi là “Hâm mộ Man City từ bao giờ” thì được trả lời rất thành thật: “Em hâm mộ Man xanh được… hai hôm rồi”.
Hàng loạt kế hoạch khác phát sinh như cầu thủ Manchester đi thăm làng trẻ SOS, đi gặp gỡ sinh viên Đại học QG, thậm chí HLV Pellegrini đi dạo phố, vào uống càphê cũng nằm ngoài kế hoạch ban đầu…
Món ăn nhanh trị giá chục tỉ
SHB bỏ ra một khoản tiền không nhỏ, không dưới 2 triệu USD để “trải thảm” mời Man City đến Việt Nam. Số tiền ấy với một ngân hàng trong thời điểm này cũng không nhỏ, nhưng bầu Hiển vẫn chịu chơi và chịu chi là có lý do.
Ông Hiển chấp nhận lỗ dù ai cũng biết rằng nếu tiêu thụ hết vé thì khoản lỗ cũng chưa chắc đã nhiều như dự kiến (bán hết vé, BTC sẽ thu về khoảng 40 tỉ, vừa vặn 2 triệu USD) nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta được gì sau trận đấu này hay đơn giản là chừng ấy tiền bỏ ra để xem một trận đấu như chúng ta xem xiếc và Manchester City cũng như một vị khách du lịch: Đến và… một đi không trở lại.
Đã có những chuyên gia phát triển thương hiệu cho rằng Việt Nam đang lãng phí chuyến đi của Manchester City khi “tất tần tật” mọi việc đều cho SHB và VFF “chạy đôn chạy đáo” tổ chức. Lẽ ra việc một CLB lớn của nước Anh sang Việt Nam thi đấu chính là cơ hội tuyệt vời cho ngành du lịch khi giới thiệu tiềm năng của mình thông qua những hoạt động của Man “xanh” ở Việt Nam.
Không có bóng dáng ngành du lịch, cũng không có bóng dáng ngành văn hóa trong việc tận dụng và đánh bóng mình trước truyền thông thế giới, đặc biệt trước truyền thông Anh - đất nước mà công dân của họ vừa được miễn thị thực khi đến Việt Nam.
Điều đáng nói là trong khi nhiều nước ĐNÁ như Thái Lan, Singapore, Malaysia rất biết cách gắn hoạt động, quảng bá du lịch gắn với những sự kiện thể thao lớn, thì Việt Nam coi như “việc của người khác”.
Nó cũng là câu chuyện vì sao khách nước ngoài khi đến Việt Nam thường “một đi không trở lại” và những đội bóng cũng vậy: Juventus, Botafogo, Barca B, Ajax B, Olympic Brazil hay Arsenal đã từng đến Việt Nam và… không hề có ý định quay lại.
Manchester City có thể sẽ rơi vào trạng thái đó, chỉ là một món ăn nhanh đến từ nước Anh, có giá trị tạo cảm giác no bụng tức thời nhưng về lâu dài vẫn là số 0, cho dù để có món ăn nhanh đó, người ta phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng.
http://laodong.com.vn/the-thao/tuyen-viet-nam-manchester-city-tran-thua-18-va-mieng-hamburger-gia-40-ti-dong-358147.bld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét