Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Hồ Cương Quyết chiếu phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát để quyên tiền giúp ngư dân Việt Nam

Hoan hô vnexpress.net đưa tin về ông André Menras - Hồ Cương Quyết và Bộ phim nổi tiếng của ông: Hoàng Sa - nỗi đau mất mát (xem phim ở đây). Rất mong bộ phim này sớm được Cục Điện Ảnh cấp giấy phép công chiếu tại Việt Nam.

Hồ Cương Quyết chiếu phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát để quyên tiền giúp ngư dân Việt Nam

Mang hai bộ phim Hoàng Sa - nỗi đau mất mát do chính mình viết kịch bản và đạo diễn, cùng André Menras - một người Việt đi chiếu khắp châu Âu, ông Tây thu được hàng trăm triệu đồng để tặng gia đình ngư dân Việt.
Sắp chiếu phim tài liệu 'André Menras - Một người Việt'
Ông Tây tên André Menras, nhân vật chính trong bộ phim André Menras- Một người Việt của Hãng phim tài liệu Trung ương - một người Pháp yêu Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.
Người đàn ông này là nhân chứng lịch sử Việt Nam suốt từ thời chống Pháp, kháng Mỹ và cả ngày nay. Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã cấp thẻ chứng minh cho ông với tên họ Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam. Đến nay, dù tuổi đã tròn 60, ông vẫn tổ chức những hoạt động thiện nguyện để giúp đất nước, con người Việt Nam.
Hai ngày qua, ông Hồ Cương Quyết cùng với các cơ quan chức năng ở Quảng Ngãi tổ chức trao hơn 157 triệu đồng giúp đỡ 39 gia đình ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Những ngư dân này gặp nạn và mất tài sản khi đánh bắt ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Trong đó, ông giúp 10 triệu đồng cho gia đình ông Trần Phương đang bị Trung Quốc lấy tàu và tặng 2 triệu đồng mỗi người cho 14 ngư dân trở về nhà hôm 23/5 sau 5 ngày bị Trung Quốc giữ tại đảo Phú Lâm.
Ông Hồ Cương Quyết trong một lần trao tiền hỗ trợ các gia đình ở huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi) có người thân gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa trong lúc hành nghề. Ảnh: Trí Tín
Ông Hồ Cương Quyết (phải) trong một lần trao tiền hỗ trợ ngư dân ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.
"Toàn bộ số tiền được Hiệp hội Hữu nghị phát triển, trao đổi sư phạm Pháp - Việt của tôi quyên góp từ việc công chiếu tại các nước Châu Âu hai bộ phim liên quan đến Việt Nam", André Menras bày tỏ. Công việc chiếu phim quyên góp tiền giúp ngư dân này vẫn đang được Hồ Cương Quyết tiếp tục thực hiện.

Từ lâu, André Menras đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Tháng 9/1968, chàng trai 23 tuổi này sang Việt Nam dạy học. Hai năm sau người thanh niên cùng bạn Jean Pierre Debris phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn. Vì hành động này, André bị bắt giam tại khám Chí Hòa. Tết 1971, một người bạn tù trí thức đặt tên cho ông là Hồ Cương Quyết.
Năm 1972, André Menras và Jean Pierre Debris bị chính quyền Sài Gòn trục xuất. Từ đó, hai người đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền rồi viết sách tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - Chúng tôi tố cáo của hai ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, tạo phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên khắp thế giới. Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1977 André Menras được Chính phủ mời sang thăm Việt Nam.
Hồ Cương Quyết đồng cảm, chia sẻ nỗi đau mất chồng, con ở vùng biển Hoàng Sa của những người vợ, người mẹ ở làng chài thôn Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
André Menras chia sẻ nỗi đau mất chồng con ở vùng biển Hoàng Sa của những người vợ, người mẹ làng chài Gành Cả, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.
Quay lại Việt Nam năm 2002, ông lập Hiệp hội Phát triển Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Từ năm 2004 đến nay, đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, André Menras cùng ăn ở, kéo lưới đánh bắt cá với người dân Quảng Ngãi để thực hiện phim tài liệu về đời sống ngư dân.
Cục Điện Ảnh đã cấp giấy phép công chiếu bộ phim "André Menras- Một người Việt" tại Việt Nam. Phim tài liệu có thời lượng 36 phút do ông Đào Thanh Tùng đạo diễn và biên kịch, kể câu chuyện về cuộc đời Hồ Cương Quyết.
Sáng nay, André Menras lại tiếp tục đi tàu vượt biển ra huyện đảo Lý Sơn để trao 152 triệu đồng giúp đỡ 38 gia đình ngư dân nơi đây.
Trí Tín

Sắp chiếu phim tài liệu 'André Menras - Một người Việt'

Tấm lòng của người Pháp yêu Việt Nam và gắn bó như quê hương thứ hai của mình được tái hiện trên phim.

Bộ phim có thời lượng 36 phút do ông Đào Thanh Tùng đạo diễn và biên kịch, kể về ông André Menras, một người Pháp có cảm tình đặc biệt với Việt Nam. Ông là nhân chứng lịch sử trong nhiều giai đoạn cách mạng Việt Nam, từ thời chống thực dân Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ và kéo dài đến nay.
Năm 2009, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cấp thẻ chứng minh lấy họ tên ông là Hồ Cương Quyết, công nhận là công dân Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao phiến đá tạc chữ
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao phiến đá tạc chữ "Tâm", ghi nhận tấm lòng của ông Hồ Cương Quyết gắn bó máu thịt với Việt Nam từ thời chiến đến thời bình.
Cảm nhận về tính cách cũng như tấm lòng của ông Hồ Cương Quyết, đạo diễn Đào Thanh Tùng muốn tái hiện lại những hình ảnh chân thật về cuộc sống cũng như con người ông trong phim tài liệu. Đạo diễn nói: "Mặc dù sinh ra, lớn lên ở nước Pháp nhưng anh Quyết đã thể hiện tình yêu mãnh liệt với Việt Nam. Anh sống tử tế, hết lòng với quê hương thứ hai của mình. Đến nay, dù tuổi đã tròn 60, anh vẫn quyết làm điều gì đấy để giữ nguyên vẹn tình yêu của mình với đất nước, con người Việt Nam”.
Từ lâu, André Menras (Hồ Cương Quyết) đã trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Tháng 9/1968, chàng trai 23 tuổi André Menras sang Việt Nam dạy học. Tháng 7/1970, anh cùng bạn Jean Pierre Debris phất cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và rải truyền đơn chống cuộc chiến xâm lược của Mỹ trước tòa nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn. Sau đó, André bị bắt và giam cầm tại khám Chí Hòa. Tết 1971, một người bạn tù trí thức đặt tên cho ông là Hồ Cương Quyết.
Năm 1972, André Menras và Jean Pierre Debris bị chính quyền Sài Gòn trục xuất. Từ đó, hai người đi vòng quanh thế giới để tuyên truyền rồi viết sách tố cáo tội ác của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Cuốn Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - Chúng tôi tố cáo của hai ông được dịch ra nhiều thứ tiếng, tạo phong trào phản đối chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam trên khắp thế giới. Sau ngày Việt Nam thống nhất, năm 1977 André Menras được Chính phủ nước ta mời sang thăm.
Quay lại Việt Nam năm 2002, ông lập Hiệp hội Phát triển - Trao đổi sư phạm Pháp - Việt. Từ năm 2004 đến nay, ông đều đặn sang Việt Nam trao tặng học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học. Ông cùng ăn ở, kéo lưới đánh bắt cá với người dân Quảng Ngãi để thực hiện phim tài liệu về đời sống ngư dân.
Ông Hồ Cương Quyết(phải) kéo lưới, đánh bắt cá cùng ngư dân huyện đảo Lý Sơn(Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
Ông Hồ Cương Quyết (phải) kéo lưới, đánh bắt cá cùng ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Hiện André Menras mang hai quốc tịch Pháp - Việt, với một suy nghĩ bất biến: “Sự tình cờ ngẫu nhiên của cuộc sống và lịch sử đã trao cho tôi nhiệm vụ đoàn kết với Việt Nam”.
Dự kiến cuối tháng 5, ông Hồ Cương Quyết sẽ từ Pháp về Việt Nam, đến Quảng Ngãi để trao tiền hỗ trợ cho ngư dân huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Số tiền này quyên góp được qua các buổi chiếu bộ phim tài liệu André Menras - Một người Việt tại châu Âu thời gian qua. Phim cũng được ra mắt trong nước dịp này.
Trí Tín

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét