Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Cần bao nhiêu lần “rút kinh nghiệm” về công tác bổ nhiệm cán bộ nữa?

Cần bao nhiêu lần “rút kinh nghiệm” về công tác bổ nhiệm cán bộ nữa?

(Tamnhin.net) -Vẫn với điệp khúc "Qua việc này " sự kiện A, sự kiện B ... gì gì nữa cần rút kinh nghiệm ... cụ thể lần này đáng ra cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về trách nhiệm cá nhân trong việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng.


                   
                    Văn bản trả lời đại biểu Quốc hội của Bộ Giao thông Vận tải

Tại văn bản trả lời chất vấn đề ngày 4/6, Bộ trưởng Thăng khẳng định chức danh Cục trưởng Cục Hàng hải là do Bộ trưởng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Như vậy một câu hỏi đặt ra là vấn đề trách nhiệm của việc bổ nhiệm và miễn nhiệm này thuộc về ai và trách nhiệm như thế nào ? hay chỉ là có thêm một lần rút kinh nghiệm .... ?


Ngài Bộ trưởng cho biết quá trình thực hiện chủ trương bổ nhiệm, kết quả lấy phiếu kín tại buổi họp giữa đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Nội vụ và đại diện Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương với Hội đồng Thành viên,Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) ngày15/12/2011, 6/6 thành viên hội đồng thành viên nhất trí việc điều động và bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng giữ chức Cục trưởng.Từ kết quả này thì bộ trưởng ra quyết định ? Câu hỏi lại đặt ra như những vấn đề nan dải lâu nay có phải chăng trách nhiệm về việc này lại thuộc về " tập thể " ? Có điều kết quả 6/6 này thể hiện trách nhiệm của tập thể nào ? hay cả 6/6 tập thể có đại diện phiếu biểu quyết?

và trước khi ký quyết định bổ nhiệm đã được các cơ quan liên quan thẩm định chặt chẽ theo quy định.

Vậy nên việc bổ nhiệm ông Dũng đã được thực hiện đúng thẩm quyền, quy trình, quy định của pháp luật, từ khi xin chủ trương đến khi quyết định là gần 5 tháng, Ngài Bộ trưởng trả lời. Nhưng vấn đề là kết quả của quy trình,quy định,thẩm định theo pháp luật đã dẫn đến có một quyết định bổ nhiệm sai hay đúng và trách nhiệm này thuộc về ai ? mà ai cần rút kinh nghiệm ?

Ngày 16/2 đoàn thanh tra Chính phủ đã trao đổi với lãnh đạo Vinalines về những dấu hiệu sai phạm của tập thể Hội đồng Thành viên Vinalines mà đứng đầu là ông Dũng.Như vậy là các thông tin sai phạm của người được bổ nhiệm cũng đã được thông báo, nhưng tại sao lại có tình huống  là  trong suốt thời gian thực hiện quy trình bổ nhiệm Bộ không nhận được bất kỳ thông tin nào từ các cơ quan chức năng hay đơn thư khiếu nại, tố cáo nào về sai phạm của ông Dũng. 

Việc điều tra tại Vinalines của cơ quan công an là bí mật, nên Bộ hoàn toàn không được biết. Như vậy cần xem lại quy trình thẩm định ở phần câu trả lời trên theo Bộ trưởng nói là đúng quy trình và đúng luật nhưng những thông tin về sai phạm lại không được biết thì quả là lại thêm một lần đặt dấu hỏi "cần rút kinh nghiệm" trong quy trình thảm định sao?

Có một vấn đề có lẽ cũng cần dấu hỏi ? nữa là theo Bộ trưởng Thăng giải thích, thực chất việc bổ nhiệm ông Dũng làm cục trưởng về cấp bổ nhiệm và chức vụ Đảng là thấp hơn. Có lẽ là một hình thức hạ cấp ? Vậy thì trong quy trình hạ cấp cũng phải rõ nguyên nhân là vi sao phải hạ cấp chứ ?

Việc thanh tra tại Vinalines là thực hiện theo kế hoạch thanh tra năm 2011,không phải thanh tra đột xuất hoặc thanh tra theo đơn tố giác, tố cáo.

Theo quy định hiện hành của pháp luật, khi một doanh nghiệp hay một đơn vị trong quá trình thanh tra thì mọi hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị được thanh tra vẫn diễn ra bình thường trong đó có công tác nhân sự.Thời điểm bổ nhiệm ông Dũng là trước khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.Như vậy lại có thêm một dấu hỏi nữa đặt  ra là quy trình thẩm định và  thời gian thẩm định, kết quả thẩm định có phụ thuộc vào lết quả thanh tra hay không ?

“Phải khẳng định việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng" là đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục và đã được các cơ quan chức năng có liên quan thẩm định kỹ. Nhưng dấu hỏi là thẩm định kỹ đến đâu mà lại không thấy được như kết quả thanh tra thông báo ? Và một vấn đề lại đặt ra với từ "rút kinh nghiệm" Hay nó cách khác là cần bao nhiêu lần rút kinh nghiệm nữa để  lại được rút kinh nghiệm khi chưa có kinh nghiệm để mà rút, và Bộ trưởng trả lời  thêm qua việc này  Bộ Giao thông Vận tải cũng rút kinh nghiệm là cần phải chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí và dư luận”,

Cũng tại buổi chất vấn ngày 4/6  các đại biểu Quốc hội nêu vấn đề, qua tiếp xúc cử tri,nhiều ý kiến đề nghị đại biểu chất vấn Bộ trưởng về dự án xây dựng trụ sở mới của Bộ, vì trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, số tiền chi cho dự án quá lớn (hơn 12.000 tỷ đồng) và băn khoăn việc lập dự án với quy mô như vậy đã đúng với quy định hiện hành về xây dựng và sử dụng trụ sở của cơ quan nhà nước chưa? hay việc lập dự án này cũng lại cần thêm một dấu hỏi cần rút kinh nghiệm không ?

Ngài Bộ trưởng khẳng định, đề án này được xây dựng trên cơ sở định hướng cho cả quá trình trong giai đoạn dài đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, không phải tiến hành ngay trong thời điểm hiện nay.

Và “Nguồn kinh phí được dự kiến chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn tự huy động”, Như vậy Bộ trưởng  có thể cho biết nguồn kinh phí huy động của Bộ giao thông vận tải là những nguồn nào không và quy trình huy động vốn để thực hiện đề án này ra sao ? ..... Câu hỏi này chắc lại cần thêm một lần "rút kinh nghiệm " để trả lời chăng ? 

LanHương TH&PT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét