(baodautu.vn) Campuchia đang là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều dự án trồng cao su của doanh nghiệp Việt Nam.
VRG hướng đến mục tiêu 140.000 ha
Theo
kế hoạch sản xuất - kinh doanh 5 năm (2011 – 2015) của Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VRG
sẽ trồng mới 200.000 ha cao su, gồm 60.000 ha trong nước và 140.000 ha ở
nước ngoài. Đến năm 2015, tổng diện tích sẽ đạt 500.000 ha.
Đại
diện VRG cho biết, VRG bắt đầu triển khai các dự án đầu tư trồng cao su
tại Campuchia từ năm 2007. Tính đến tháng 8/2011, tổng diện tích đất
phía bạn giao cho Tập đoàn, các công ty con của VRG và thành viên Hiệp
hội Cao su Việt Nam là 132.341 ha. Tập đoàn đang triển khai 15 dự án và
chuẩn bị cho 1 dự án khác, với tổng vốn đầu tư 13.816 tỷ đồng. Đến tháng
9/2011, số vốn đã chuyển qua Campuchia hơn là 3.832 tỷ đồng. Tổng diện
tích trồng cao su tính đến cuối năm 2011 đạt khoảng 51.000 ha.
Theo
ông Lương Thế Phiệt, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn), Chính phủ Campuchia cam kết dành 300.000 ha cho
Việt Nam đầu tư trồng cây công nghiệp. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đang tìm cách hiện thực hóa cam kết này.
“Cuộc chơi” mới của Gemadept
Ông
Nguyễn Thanh Tịnh, Phó phòng Nghiên cứu và Phát triển (Công ty cổ phần
Gemadept) cho biết, lợi thế của việc trồng cao su tại Campuchia là điều
kiện thổ nhưỡng và thời tiết phù hợp, diện tích trồng rất lớn, thuận
tiện cho phát triển quy mô lớn, nên tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với tại
Việt Nam.
Theo
ông Tịnh, Gemadept hiện có dự án trồng 30.000 ha cao su ở Campuchia,
với tổng vốn đầu tư lên đến 150 triệu USD. Dự án khởi động từ năm ngoái
và đến nay đã trồng được 500 ha.
Trao
đổi về dự án này, ông Đỗ Văn Minh, Tổng giám đốc Gemadept cho biết,
trong chiến lược đầu tư của Gemadept từ nay đến năm 2016, giai đoạn 2012
- 2013 đầu tư khoảng 14,5 triệu USD/năm, năm 2014 đầu tư gần 8 triệu
USD, năm 2015 đầu tư 8,3 triệu USD và năm 2016 đầu tư 9,7 triệu USD.
“Gemadept
đã thành lập 3 công ty con ở Campuchia để thực hiện dự án. Nếu Công ty
không đầu tư tiếp trong vài năm tới, thì có thể bán lại dự án và kiếm
lời ít nhất gấp 3 lần, vì các nhà đầu tư Trung Quốc, Malaysia và
Singapore đang săn lùng các dự án như vậy ở Campuchia. Dự kiến, dự án
cao su của Gemadept có thể cho mủ từ năm 2016. Khi toàn bộ diện tích đi
vào khai thác, với giá bán mủ là 3.000 - 4.000 USD/tấn, thì Công ty có
thể thu được lợi nhuận bình quân 100-150 triệu USD/năm”, ông Minh cho
biết.
Hoàng Anh Gia Lai sẽ niêm yết cổ phiếu cao su
Theo
ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), trong
bối cảnh quỹ đất trong nước có hạn và lợi nhuận từ cây cao su hiện đang
lớn hơn lợi nhuận từ bất động sản, nên HAGL chủ trương đẩy mạnh đầu tư
sang Campuchia và Lào. Mục tiêu của HAGL là trong năm 2012 - 2013 phải
trồng xong và bắt đầu khai thác 51.000 ha cao su tại Tây Nguyên, Lào và
Campuchia. Tính đến cuối năm 2011, HAGL đã trồng được 35.740 ha. Do vậy,
khi 51.000 ha theo kế hoạch cho mủ, mỗi năm, HAGL có thể thu về khoảng
127.500 tấn mủ khô xuất khẩu, mang lại doanh số khoảng 382,5 triệu USD.
HAGL
đang lên kế hoạch niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Cao su HAGL (trực
thuộc Tập đoàn) trên thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài.
Cụ
thể, theo Phó tổng giám đốc HAGL Võ Trường Sơn, Tổng công ty Cao su
HAGL dự kiến sẽ niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm
2014 và thị trường chứng khoán Singapore vào năm 2015.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét