Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

(1) Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó

VHNA tóm tắt nội dung sách “Vì sao các quốc gia thất bại” do TS Nguyễn Quang A dịch:


(1) Nguồn gốc của Quyền lực, Thịnh vượng và Nghèo khó
NHỮNG LỜI KHEN NGỢI  
cuốn sách Vì sao các Quốc gia Thất bại

“Acemoglu và Robinson đã có một đóng góp quan trọng cho cuộc tranh luận về vì sao các quốc gia nhìn giống nhau lại hết sức khác nhau đến vậy trong sự phát triển kinh tế và chính trị của chúng. Thông qua một lượng lớn thí dụ lịch sử rộng, họ cho thấy bằng cách nào những sự phát triển thể chế, đôi khi dựa trên hoàn cảnh rất tình cờ, đã có những hệ quả to lớn. Tính mở của một xã hội, sự sẵn sàng của nó để cho phép sự phá hủy sáng tạo, và pháp trị dường như là có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế.”
  • Kenneth J. Arrow, giải Nobel Kinh tế, 1972.
“Các tác giả đã chứng minh một cách thuyết phục rằng các nước thoát khỏi nghèo chỉ khi chúng có các thể chế kinh tế thích hợp, đặc biệt quyền sở hữu tư nhân và cạnh tranh, Một cách độc đáo hơn, họ chứng tỏ các nước có nhiều khả năng hơn để phát triển các thể chế đúng khi chúng có một hệ thống chính trị đa nguyên mở với sự cạnh tranh cho chức vụ chính trị, một số lượng cử tri rộng rãi, và một sự cởi mở cho các nhà lãnh đạo chính trị mới. Quan hệ mật thiết này giữa các thể chế chính trị và kinh tế là tâm điểm của đóng góp lớn của họ, và đã dẫn đến một nghiên cứu đầy sức sống về một trong những vấn đề cốt yếu trong kinh tế học và kinh tế học chính trị.”

  • Gary S. Becker, giải Nobel Kinh tế, 1992.
“Cuốn sách quan trọng và sâu sắc này, được xếp chặt bằng những thí dụ lịch sử, đưa ra lý lẽ ủng hộ rằng các thể chế chính trị bao gồm ủng hộ các thể chế kinh tế bao gồm là chìa khóa cho sự thịnh vượng bền vững. Cuốn sách điểm lại bằng cách nào một số chế độ tốt được đưa vào và sau đó có một vòng xoáy thiện, trong khi các chế độ tồi vẫn ở trong một vòng xoáy luẩn quẩn. Đấy là phân tích quan trọng không được quên.”
  • Peter Diamond, giải Nobel Kinh tế, 2010.
“Đối với những người nghĩ rằng số phận kinh tế của một quốc gia được định đoạt bởi địa lý hay văn hóa, Daron Acemoglu và Jim Robinson có tin xấu. Chính là các thể chế do con người tạo ra, chứ không phải địa hình địa thế hay đức tin của cha ông chúng ta, là cái quyết định liệu một quốc gia là giàu hay nghèo. Tổng hợp một cách xuất sắc công trình của các nhà lý luận từ Adam Smith đến Douglass North với nghiên cứu kinh nghiệm gần đây hơn của các sử gia kinh tế, Acemoglu và Robinson đã tạo ra một cuốn sách hấp dẫn và rất dễ đọc.”
  • Niall Ferguson, tác giả của The Ascent of Money.
“Acemoglu và Robinson – hai chuyên gia hàng đầu thế giới về phát triển – tiết lộ vì sao không phải địa lý, bệnh tật, hay văn hóa là cái giải thích vì sao một số quốc gia giàu và một số nghèo, mà đúng hơn là vấn đề của các thể chế và chính trị. Cuốn sách rất dễ tiếp cận này cung cấp sự thấu hiểu đáng hoan nghênh cho các chuyên gia và các bạn đọc phổ thông như nhau.”
  • Francis Fukuyama, tác giả của The End of History Last Man The Origins of Political Order
“Một cuốn sách xuất sắc và gây phấn khích – thế nhưng cũng là một lời kêu gọi thức tỉnh gây lo lắng sâu sắc. Acemoglu và Robinson trình bày một lý thuyết đầy thuyết phục về hầu như mọi thứ cần làm với sự phát triển kinh tế. Các nước trỗi dậy và thăng tiến khi họ đặt các thể chế chính trị đúng ủng hộ tăng trưởng vào vị trí, và thất bại – thường một cách ngoạn mục – khi các thể chế đó chai cứng lại hay không thích nghi. Những người mạnh mẽ luôn luôn và ở mọi nơi đều tìm cách chộp lấy sự kiểm soát hoàn toàn chính phủ, làm xói mòn sự tiến bộ xã hội rộng lớn hơn vì sự tham lam của riêng họ. Chặn những người đó với nền dân chủ hữu hiệu hoặc đứng nhìn quốc gia bạn thất bại.”
  • Simons Johnson, đồng tác giả của 13 Bankers và giáo sư tại MIT Sloan.
“Hai nhà kinh tế học giỏi nhất và uyên bác nhất thế giới, hướng vào vấn đề khó nhất của mọi vấn đề: vì sao một số quốc gia nghèo và số khác giàu? Được viết với một sự hiểu biết sâu sắc về kinh tế học và lịch sử chính trị, đây có lẽ là tuyên bố mạnh mẽ nhất từng được đưa ra cho đến nay rằng ‘thể chế là quan trọng’. Một cuốn sách khiêu khích, làm sáng tỏ, vậy mà hoàn toàn làm say đắm.”
  • Joel Mokyr, giáo sư Robert H. Strotz về Nghệ thuật và Khoa học và giáo sư Kinh tế học và Lịch sử, Northwestern University
“Trong [cuốn sách] dễ đọc một cách thú vị qua bốn trăm năm lịch sử một cách dễ dàng này, hai người khổng lồ của khoa học xã hội đương đại đưa cho chúng ta một thông điệp gây cảm hứng và quan trọng: chính tự do là cái khiến thế giới giàu. Những kẻ bạo chúa ở mọi nơi hãy run sợ!”
  • Ian, Morris, Standford University, tác giả của Why the West Rules – for Now
“Hãy tưởng tượng ngồi quanh một chiếc bàn lắng nghe Jared Diamond, Joseph Schumpeter, và James Madison ngẫm nghĩ về hơn hai ngàn năm của lịch sử chính trị và kinh tế. Hãy tưởng tượng rằng họ dệt các ý tưởng của họ vào một khung khổ lý thuyết mạch lạc dựa trên việc hạn chế sự khai thác, khuyến khích sự phá hủy sáng tạo, và tạo ra các thể chế chính trị mạnh chia sẻ quyền lực, và bạn bắt đầu thấy đóng góp của cuốn sách xuất sắc và được viết một cách lôi cuốn này.”
  • Scott E. Page, University of Michigan và Santa Fe Institute.
“Trong cuốn sách có phạm vi hết sức rộng này, Acemoglu và Robinson hỏi một câu hỏi đơn giản nhưng quan trọng, vì sao một số quốc gia trở nên giàu có và các quốc gia khác vẫn nghèo? Câu trả lời của họ cũng đơn giản – bởi vì một số chính thể phát triển các thể chế chính trị bao gồm hơn. Điểm đáng chú ý về cuốn sách này là tính dứt khoát và tính sáng sủa của cách viết, sự tao nhã của lý lẽ, và sự phong phú đặc biệt về chi tiết lịch sử. Cuốn sách này là cuốn phải đọc tại một thời điểm khi các chính phủ khắp thế giới phương Tây phải tìm ra ý chí chính trị để giải quyết khủng hoảng nợ có quy mô khác thường.”
  • Steven Pincus, giáo sư Bradford Durfee về Lịch sử và Nghiên cứu Quốc tế và Vùng, Yale University
“Là chính trị, ngu ạ! Đó là lời giải thích đơn giản nhưng hấp dẫn của Acemoglu và Robinson cho vì sao nhiều nước đến vậy không phát triển. Từ Chính thể Chuyên chế của nhà Stuart đến trước chiến tranh miền Nam, từ Sierra Leone đến Colombia, công trình có quyền uy này cho thấy giới ưu tú hùng mạnh gian lận các quy tắc như thế nào để làm lợi cho bản thân họ gây tổn hại cho nhiều người. Lên kế hoạch chi tiết một tiến trình cẩn trọng giữa những người bi quan và những người lạc quan, các tác giả đã chứng minh địa lý và lịch sử không phải là định mệnh. Nhưng họ cũng chứng minh bằng tư liệu các ý tưởng và chính sách kinh tế hợp lý thường đạt được ít đến thế nào khi thiếu sự thay đổi chính trị căn bản.”
  • Dani Rodrik, Kennedy School  of Government, Havard University
“Đây không chỉ là một cuốn sách hấp dẫn và lý thú: nó là một cuốn sách thực sự quan trọng. Nghiên cứu hết sức độc đáo mà các giáo sư Acemoglu và Robinson đã tiến hành, và tiếp tục làm, về các lực lượng kinh tế, chính trị, và các lựa chọn chính sách tiến triển cùng nhau như thế nào, và các thể chế tác động ra sao đến sự tiến triển đó, là thiết yếu để hiểu thành công và thất bại của các xã hội và các quốc gia. Và ở đây, trong cuốn sách này, những hiểu biết sâu sắc này đến dưới dạng rất dễ tiếp cận, quả thực rất lôi cuốn. Những người cầm cuốn sách này lên và bắt đầu đọc sẽ gặp rắc rối đặt nó xuống.”
  • Michael Spence, giải Nobel Kinh tế, 2001
“Cuốn sách hấp dẫn và dễ đọc này tập trung vào sự đồng tiến hóa phức tạp của các thể chế chính trị và kinh tế, trong các hướng tốt và xấu. Nó tìm thấy một sự cân đối tế nhị giữa logic của ứng xử chính trị và ứng xử kinh tế và những sự chuyển hướng được tạo ra bởi các sự kiện lịch sử bất ngờ, lớn và nhỏ, tại các ‘critical juncture – bước ngoặt’. Acemoglu và Robinson cung cấp một dải rất rộng các thí dụ lịch sử để chứng tỏ những sự dịch chuyển như vậy có thể nghiêng ra sao theo hướng các thể chế thuận lợi, đổi mới tiến bộ, và thành công kinh tế hoặc theo hướng các thể chế đàn áp và cuối cùng suy tàn hay trì trệ. Bằng cách nào đó họ có thể gây ra cả sự kích thích lẫn sự suy ngẫm.”
  • Robert Solow, giải Nobel Kinh tế, 1987

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét