Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012
(1) Cái nôi của dân tộc Trung Quốc
Phan Ba's Blog
Dòng sông mang tên Hoàng Hà uốn lượn hơn 5000 kilômét từ Cao nguyên Tây Tạng cho tới cửa sông ở Vịnh Bột Hải. Một chuyến đi dọc theo bờ của nó cho thấy cường quốc thế giới này đẩy mạnh sự thăng tiến của nó nhanh cho tới đâu – và tàn nhẫn cho tới đâu
Andreas Lorenz
Phan Ba dịch từ Der Spiegel số 22 / 2012
Thanh Hải là nơi tận cùng của thế giới. Cả một thời gian dài, tỉnh hẻo lánh ở giữa Cao nguyên Tây Tạng và sa mạc ở phía Bắc này được xem là Siberia của Trung Quốc. Những người thống trị ở Bắc Kinh gửi tù nhân của họ đến đây, hình sự cũng như chính trị.
Vùng đất này hẻo lánh cho tới mức hiện giờ đến trại lao động cũng bị giải tán và được chuyển đến những vùng dễ đi lại hơn. Trong Chủ nghĩa Xã hội đặc biệt của Trung Quốc, cả trại giam cũng phải tạo ra lợi nhuận – điều không muốn thành công ở Thanh Hải hoang vắng.
Thanh Hải có nghĩa là “Biển Xanh”, theo tên của một hồ nước mặn lớn ở phía Đông của tỉnh. Nhưng cả những cánh đồng cỏ vô tận cũng giống như một biển xanh, những cánh đồng mà người dân du mục Tây Tạng thả những con bò Tây Tạng và những đàn cừu của họ trên đó. Người chăn cừu thường không còn ngồi trên yên ngựa nữa, mà trên một chiếc xe gắn máy.
Trước tỉnh lỵ Tây Ninh của tỉnh, con đường đi cao lên mái nhà của thế giới. Cờ cầu nguyện Tây Tạng bay phất phới trên những con đèo trên núi, một vài đèo cao trên 5000 mét.
Hoàng Hà bắt nguồn từ trong phong cảnh đầy huyền thoại và đầy những sinh vật thần thoại này, cách biên giới của Vùng Tự trị Tây Tạng không xa lắm – “mẫu hà” của Trung Quốc. Nó được xem như là biểu tượng cho cả quốc gia với lịch sử nhiều thiên niên kỷ của nó và với nền văn hóa hướng đến chính mình. “Ai kiểm soát Hoàng Hà, người đấy sẽ kiểm soát Trung Quốc” – câu châm ngôn đúng vô thời hạn này được cho là của Đại Vũ, người trị vì đầu tiên của nhà Hạ. Người này, nếu như ông ấy có thật, được cho là đã sống khoảng 2200 trước Công Nguyên.
Sông Nil là những gì cho người Ai Cập, Mississippi cho người Mỹ, Rhein cho người Đức thì đấy là Hoàng Hà cho người Trung Quốc. Có những tượng đài khổng lồ mang nhiều biểu tượng đứng cạnh bờ của nó, thể hiện những người mẹ đang bồng con. Tổ tiên của người Trung Quốc ngày nay được cho rằng đã khắc những ký tự đầu tiên lên mai rùa ở gần bờ sông bùn lầy của nó, Hiên Viên Hoàng Đế huyền thoại được cho là đã cai trị ở đây, ngày xưa mỗi năm dòng sông được hiến dâng một cô gái đẹp.
Dòng sông uốn lượn 5464 kilômét qua đất nước rộng lớn này, nhà triết học Khổng Tử đã sinh ra đời ở gần bờ sông của nó mà thuyết của ông ấy về một sự “hài hòa” bao gồm hết thảy hiện đã trở thành chính sách nhà nước của những người Cộng Sản ở Bắc Kinh. Ở dòng sông này, Mao Trạch Đông và các đồng chí của ông ấy đã lui về vùng hoàng thổ của Bắc Trung Quốc năm 1935 trong cuộc chiến với chính phủ Tưởng Giới Thạch đang thống trị thời bấy giờ. Dưới cái tên “Vạn Lý Trường Chinh”, lần thoát khỏi vòng vây của quân lính quốc gia Trung Quốc đã thăng tiến trở thành huyền thoại chính của ĐCS.
Thỉnh thoảng, các chúa tể chiến tranh của Trung Quốc còn sử dụng dòng sông như là vũ khí nữa: ở gần thành phố Trịnh Châu, tướng Tưởng Giới Thạch đã cho nổ đê năm 1938, để ngăn chận cuộc tiến công của quân đội Nhật – bạn và thù đã chết đuối hàng trăm ngàn người.
Ngày nay, Hoàng Hà là nguồn nước quan trọng nhất cho 140 triệu người và hàng ngàn nhà máy. Ở cạnh dòng chảy của nó có không biết bao nhiêu là khoáng sản, than đá, dầu, khí đốt và đất hiếm, những cái ngày càng quan trọng hơn cho sự tăng trưởng của Trung Quốc.
Có thể nhận thấy được ở Hoàng Hà cái giá khổng lồ nào mà lần thăng tiến của Trung Quốc vào hàng ngũ của các quốc gia hùng mạnh nhất Trái Đất đã phải trả, những kẻ thống trị nó đã đối xử nhẫn tâm với nhân dân của chính họ như thế nào, họ đã khai thác cướp bóc thiên nhiên không thương tiếc cho tới đâu. Nhưng cũng có thể phát hiện ra sức mạnh mà đất nước này tiến lên cùng với nó – cũng như dòng sông này. Và một hành trình xuôi theo dòng sông cho thấy rõ: Trung Quốc, đất nước trung tâm, đã đầy tự tin lấy lại chỗ đứng quen thuộc của nó – sau một thế kỷ bị hạ nhục bởi các thế lực thù địch.
Ai muốn tiến đến nguồn của Hoàng Hà đều phải dừng lại ở thị trấn nhỏ bé Maduo trên Cao nguyên Thanh Hải. Maduo cao hơn mực nước biển 4300 mét, nhà cửa vừa mới được quét vôi lại, cảnh sát vừa xây xong cho mình một trụ sở mới. Người dân du cư Tây Tạng xung quanh đó mua ở Maduo ngũ cốc, thuốc men, những thứ cần thiết cho cuộc sống.
Những người công nhân di cư cũng đã đến đây từ lâu, nơi mà không khí loãng khiến cho hô hấp trở nên khó khăn và mỗi một lần cố sức đều bị trừng phạt bằng cơn đau đầu. Đó là những con người như Li Bing, 23 tuổi, từ tỉnh An Huy ở phía Đông của Trung Quốc. Từ năm năm nay, anh ấy may và bán vật trang trí cho chùa và cờ cầu nguyện trong gian hàng nhỏ chưa tới năm mét vuông của anh ấy. Việc anh ấy, một người Trung Quốc vô đạo, lại buôn bán chính các đồ vật tôn giáo Tây Tạng, có một lý do đơn giản theo cách nhìn của anh ấy: “Người Tây Tạng làm việc với đơn đặt hàng và tiếp vận không được chuyên nghiệp.”
Hiện giờ, Li đã mang vợ của anh ấy đến và đã đầu tư tính ra là tròn 20.000 euro vào cửa hàng. Đôi vợ chồng sống trong một góc nhỏ trên gian phòng bán hàng mà ở trong đó còn có cả cái máy may cho cờ cầu nguyện nữa. “Cuộc sống ở đây rẻ”, họ nói. “Chúng tôi chỉ trở về An Huy khi có được một triệu nhân dân tệ.” Đấy là khoảng 120.000 euro – đối với Li và Yu thì đó là một số tiền sẽ khiến cho họ trở nên thật sự giàu có. Cũng có khả năng là hai người đấy sẽ đạt được điều đó.
Đó là nhiều dòng nước nhỏ, những dòng nước chảy xuống từ dãy núi Bayan Har ở phía Đông Bắc của Cao nguyên Tây Tạng, hợp nhất lại với nhau và chảy qua các hồ Gyaring và Goring trên núi. Ở một ngọn đồi trên các hồ đấy, Đảng Cộng Sản đã cho dựng một đài kỷ niệm, vươn lên trời như một cái sừng cách điệu của một con bò Tây Tạng. Trên một tấm bảng đồng là những lời tuyên bố về tầm quan trọng của dòng sông cho sự nhận dạng của Trung Quốc: “Hoàng Hà là cái nôi của dân tộc. Vùng Hoàng Hà là nơi sản sinh ra nền văn hóa Trung Quốc cổ xưa vĩ đại. Tinh thần của dòng sông là tinh thần của nhân dân Trung Quốc.”
Nhưng đến ở trên này mà thế giới cũng không còn yên ổn nữa. “Ngày xưa lạnh hơn bây giờ nhiều”, nhân viên trông vườn quốc gia nói, người canh giữ con đường vào hai hồ. “Thỉnh thoảng, tuyết đã cao tới mức vào sáng sớm tôi không mở cửa ra được, ngày nay thì nó chỉ tới mắt cá chân của tôi thôi.” Con đường dẫn đến bờ sông đang được sửa chữa; nó lún xuống vì tuyết vĩnh cữu tan ra.
Nhưng có lỗi trong sự biến đổi môi trường này không chỉ là những cái ống đang nhả khói và khí thải của ô tô 4000 mét ở dưới kia sâu trong nội địa của đất nước. Cả những người chăn cừu Tây Tạng cũng tham gia vào trong việc phá hủy quê hương của họ. Vì nhu cầu len đắt tiền từ Cashmere tăng cao nên dân du cư chăn những đàn cừu ngày càng lớn hơn trên đồng cỏ. Và những con cừu Cashmere đối xử rất tàn bạo với các cánh đồng cỏ của chúng, chúng giật cọng cỏ với rễ ra nên đất bị cát hóa.
Bây giờ, những cánh đồng cỏ truyền thống của dân du cư đã bị rào lại. Chính phủ chuyển những người chăn cừu sang các vùng khác, và điều đấy lại gây ra nhiều căm ghét ở người Tây Tạng.
Nằm ở đầu lối vào thị trấn là tu viện Gasawang: một vài ngôi nhà gạch, một vài lều của dân du mục. Đấy là trung tâm của tôn giáo là gốc rễ cho Hoàng Hà. Một vị sư già dẫn khách tham quan vào căn nhà chính và thuật lại lịch sử của ông ấy. Từ 1961 cho tới 1980, người Trung Quốc đã ném ông vào từ, ông ấy nói.
Trong gian cầu kinh, ông ấy treo bốn bức ảnh của Đạt lại Lạt ma, một bức đứng ở phía sau một chai rượu mạnh Tuo rỗng có hoa nhân tạo cắm ở trong đó. Ông cụ còn sắp xếp một chỗ ngồi mang tính biểu tượng cho Đức Đạt lại Lạt ma nữa, cái mà ông cũng trang hoàng bằng một bức ảnh.
Trong vùng tự trị Tây Tạng, treo ảnh Đạt lại Lạt ma là việc bị cấm nghiêm khắc. Nhưng trong Thanh Hải láng giềng là sự can thiệp của chính trị có cởi mở hơn một chút, ở đây người ta còn được phép trưng bày ảnh của nhà sư bị chính phủ chửi rủa như là “kẻ chia rẽ” và “tên phản bội”. Đức Đạt lại Lạt ma, sống lưu vong từ năm 1959 ở Ấn Độ, cũng là một đứa con của Hoàng Hà, trước đây gần 77 năm, ông sinh ra đời trong làng Taktser trong Thanh Hải.
(Còn tiếp)
Nhãn:
Lịch sử,
Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét