Nhớ "ngày xưa tuơi đẹp", mỗi khi thấy lệnh CẤM ai cũng chú ý chấp hành ...Không bù cho ngày nay các cơ quan công quyền đua nhau ra lệnh cấm, rốt cuộc chẳng cấm được ai lại còn gây tâm lý coi thường pháp luật trong xã hội. Những lệnh cấm vô lý không chỉ thấy trong các lĩnh vực thông thường như vệ sinh công cộng, trật tự đường phố.., mà trong các lĩnh vực trọng yếu kinh tế-chính trị-xã hội. Có lẽ ngành Giao thông đứng đầu bảng với những lệnh cấm ngớ ngẫn nhất khiến vị bộ trưởng của ngành này đã trở nên rất "nỗi tiếng" trong thời gian gần đây. Dư luận hẳn còn nhớ lệnh cấm xe gắn máy lưu hành theo biển số chẵn/lẽ...đã ra đời và "chết yểu" như thế nào. Không dừng lại ở đó, mới đây lại có lệnh "cấm lưu hành xe không chính chủ" khiến thiên hạ thất điên bát đảo, kẻ cười , người chống, kẻ lo..., lo nhất là mấy ông có "vợ không chính chủ"! http://quechoa.vn/2012/11/13/vo-chinh-chu/ (Blog Quechoa)
Nguyên nhân từ đâu mà ra nông nỗi này? Nói do "mất dân chủ" thì nghe có vẽ to tát quá chăng? Nhưng đúng vậy! Vì chỉ khi cơ quan công quyền coi thường công chúng họ có xu hướng đưa ra nhiều lệnh cấm hơn là cho phép. Ở những quốc gia văn minh người dân được quyền làm bất cứ điều gì không bị pháp luật cấm trong khi ở Việt Nam thì cấm những gì có nhiều người làm, và càng cấm, càng nhiều người vi phạm. Sự yếu kém về phương pháp và quy trình ra lệnh cấm cũng là một nguyên nhân. Khác với thế giới, các cơ quan hữu trách Việt Nam hễ thấy không kiểm soát được cái gì thì cấm cái đó; cấm lập tức không cần điều tra, khảo sát hoặc thăm dò dư luận...! Nhiều trường hợp lệnh cấm trái với pháp luật hoặc vi hiến. Đã vậy, khi một lệnh cấm đưa ra sai cũng chẳng cần xin lỗi, thậm chí không cần chính thức rút bỏ, cứ để đấy với những lời giải thích loanh quanh, cùng lắm là kiểm điểm rút kinh nghiệm và kết luận "chậm đi vào cuộc sống"....Thế là êm chuyện!
Nhưng đừng tưởng thế là xong và cứ tiếp tục diễn mãi nhé! Nhìn lại mà coi, do ngày càng phải "chung sống" với quá nhiều lệnh cấm vô lý, dân chúng trở nên không cần phân biệt đâu là lệnh cấm đúng/sai, hễ thấy cấm là "dị ứng" không muốn chấp hành . Còn nhớ vụ cấm đi xe máy không đội mũ bảo hiểm tuy rất cần thiết và hợp thông lệ quốc tế, nhưng Việt Nam đã phải nhiều lần cấm đi cấm lại mà đến nay chưa hẳn đã "đi vào cuộc sống". Có lẽ không nước nào trên thế giới có nhiều văn bản cấm dưới luật (như thông tư, nghị định, quy đinh vv...) bằng ở Việt Nam. Những văn bản này thường chồng chéo lên nhau, đôi khi phủ định nhau, rất khó cho người tử tế chấp hành, nhưng dễ cho kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng, người dân xây nhà trên đất của mình thì đều bị cấm và phạt vạ, trong khi nhà cửa lộn xộn vẫn thi nhau mọc lên vô tội vạ khắp mọi nơi. Lệnh cấm nhiều nhưng ít khả thi khiến người dân mất tin tưởng vào pháp quyền hoặc lẫn lộn đúng/sai dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật trong khi kẻ xấu tha hồ "lách luật" như loài chuột! Hiện tượng chống người thi hành công vụ ngày càng tăng cho thấy điều gì, nếu không phải là thái độ bất tuân lệnh từ dân chúng? Nó bắt nguồn từ đâu, nếu không phải là từ tâm trạng bức xúc trước những quy định vô lý, vô cảm của các cơ quan công quyền?
Nguyên nhân từ đâu mà ra nông nỗi này? Nói do "mất dân chủ" thì nghe có vẽ to tát quá chăng? Nhưng đúng vậy! Vì chỉ khi cơ quan công quyền coi thường công chúng họ có xu hướng đưa ra nhiều lệnh cấm hơn là cho phép. Ở những quốc gia văn minh người dân được quyền làm bất cứ điều gì không bị pháp luật cấm trong khi ở Việt Nam thì cấm những gì có nhiều người làm, và càng cấm, càng nhiều người vi phạm. Sự yếu kém về phương pháp và quy trình ra lệnh cấm cũng là một nguyên nhân. Khác với thế giới, các cơ quan hữu trách Việt Nam hễ thấy không kiểm soát được cái gì thì cấm cái đó; cấm lập tức không cần điều tra, khảo sát hoặc thăm dò dư luận...! Nhiều trường hợp lệnh cấm trái với pháp luật hoặc vi hiến. Đã vậy, khi một lệnh cấm đưa ra sai cũng chẳng cần xin lỗi, thậm chí không cần chính thức rút bỏ, cứ để đấy với những lời giải thích loanh quanh, cùng lắm là kiểm điểm rút kinh nghiệm và kết luận "chậm đi vào cuộc sống"....Thế là êm chuyện!
Nhưng đừng tưởng thế là xong và cứ tiếp tục diễn mãi nhé! Nhìn lại mà coi, do ngày càng phải "chung sống" với quá nhiều lệnh cấm vô lý, dân chúng trở nên không cần phân biệt đâu là lệnh cấm đúng/sai, hễ thấy cấm là "dị ứng" không muốn chấp hành . Còn nhớ vụ cấm đi xe máy không đội mũ bảo hiểm tuy rất cần thiết và hợp thông lệ quốc tế, nhưng Việt Nam đã phải nhiều lần cấm đi cấm lại mà đến nay chưa hẳn đã "đi vào cuộc sống". Có lẽ không nước nào trên thế giới có nhiều văn bản cấm dưới luật (như thông tư, nghị định, quy đinh vv...) bằng ở Việt Nam. Những văn bản này thường chồng chéo lên nhau, đôi khi phủ định nhau, rất khó cho người tử tế chấp hành, nhưng dễ cho kẻ xấu lợi dụng. Chẳng hạn trong lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng, người dân xây nhà trên đất của mình thì đều bị cấm và phạt vạ, trong khi nhà cửa lộn xộn vẫn thi nhau mọc lên vô tội vạ khắp mọi nơi. Lệnh cấm nhiều nhưng ít khả thi khiến người dân mất tin tưởng vào pháp quyền hoặc lẫn lộn đúng/sai dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật trong khi kẻ xấu tha hồ "lách luật" như loài chuột! Hiện tượng chống người thi hành công vụ ngày càng tăng cho thấy điều gì, nếu không phải là thái độ bất tuân lệnh từ dân chúng? Nó bắt nguồn từ đâu, nếu không phải là từ tâm trạng bức xúc trước những quy định vô lý, vô cảm của các cơ quan công quyền?
Cảnh sát bất lực trước dòng người vượt đền đỏ tại một ngã tư HàNội
Rốt cuộc chính những lệnh cấm vô căn cứ, thiếu tính khả thi không chỉ gây lãng phí công của và tài sản của người dân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực thi pháp luật của toàn bộ hệ thống Nhà nước. Chẳng hay các nhà chức trách có nhận ra hậu quả này không (?) Có lẽ là chưa, vì trên thực tế thấy họ vẫn bất chấp nỗi bức xúc ngày càng dâng cao trong công chúng và tiếp tục cho ra đời những lệnh cấm vô lý. Nghị định 71/CP mới đây về cấm lưu thông xe không chính chủ là một ví dụ. (Xem thêm tại đây: http://phapluatxahoi.vn/2012110909211257p1001c1053/nghi-dinh-71cp-co-hieu-luc-tu-10112012-nhieu-chu-phuong-tien-chua-chiu-hieu.htm ).
Trần Kinh Nghị
Trần Kinh Nghị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét