BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012
1. Giữ thêm 50 năm nữa?
“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”
“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.
“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”
“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.
“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.
“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.
“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”
“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.
“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái ly có thay đổi không?”. Giáo sư lại hỏi.
“Không ạ”. Các sinh viên trả lời.
“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”
Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt ly xuống!’
“Chính xác!” giáo sư nói: “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.
2. Chúng ta đã lớn lên chưa?
Một người đàn ông đi ngang qua một chú voi đang bị xích, đột nhiên ông dừng lại và tự hỏi tại sao một chú voi lớn như vậy lại không tự làm đứt một sợi dây thùng nhỏ buộc ở chân và trốn thoát. Thậm chí còn không có cả dây xích và lồng giữ. Hiển nhiên là chú voi hoàn toàn có thể làm được, bất cứ lúc nào chú muốn nhưng vì một lý do nào đó chú đã không làm như vậy.
Người đàn ông đã đến gặp người quản tượng gần đó và hỏi anh ấy vì lý do tại sao con voi vẫn đứng yên ở đó và không bao giờ bỏ đi. Người huấn luyện voi trả lời: “À, khi mà con voi này còn nhỏ và bé hơn bây giờ, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kích cỡ dây thừng giống như bây giờ để trói chúng. Ở độ tuổi đó, các sợi dây vẫn đủ sức để giữ chúng. Khi mà voi lớn lên, chúng tin rằng chúng không có đủ khả năng phá được dây. Con voi này luôn tin rằng sợi dây có thể giữ chúng lại và không bao giờ thử trốn thoát”.
Người đàn ông đã rất ngạc nhiên. Những con vật to lớn như vậy đều có khả năng làm được, nhưng chúng đã không bao giờ tin và sẽ mãi mắc kẹt ở nơi này.
----------
Có câu chuyện ” Vịt phải biết bơi ” tương tự câu chuyện thứ 2 của bác Alan Phan
Ở xóm Chài có một đàn vịt đàn vịt rất đông, ngày ngày bơi lội tung tăng dưới ao, rất vui vẻ. Chú vịt con Út Bông mới ra đời rất nhút nhát và sợ nước nên không biết bơi, ngày ngày chỉ đứng trên bờ nhìn anh chị mình nô đùa dưới ao mà thèm thuồng. Bố mẹ vịt Bông lo lắng thấy con mình ngày càng tách khỏi đàn nên bàn bạc tìm cách giúp vịt Bông tin vào khả năng bơi lội vốn có của loài vịt…
Một buổi sáng, thấy con đứng trên bờ nhìn anh chị vui chơi ngoài hồ, vịt mẹ dỗ dành: Út Bông yêu quý, con trèo lên lưng mẹ để mẹ cõng ra chơi với các anh chị nhé, vui lắm. Nghe lời, Bông chèo lên lưng mẹ và bám chặt.
Một buổi sáng, thấy con đứng trên bờ nhìn anh chị vui chơi ngoài hồ, vịt mẹ dỗ dành: Út Bông yêu quý, con trèo lên lưng mẹ để mẹ cõng ra chơi với các anh chị nhé, vui lắm. Nghe lời, Bông chèo lên lưng mẹ và bám chặt.
Hai mẹ con đi vòng quanh hồ, bao nhiêu là cảnh đẹp mà Bông chưa thấy bao giờ. Bông cũng nô đùa cùng các anh chị và nghịch nước, rất thích thú. Rồi bỗng nhiên Bông giật mình thấy mình quờ quạng dưới nước. Hóa ra nhân lúc Bông không để ý, vịt mẹ đã lặn xuống sâu và bơi ra chỗ khác. Bông hốt hoảng thấy mình chơi vơi giữa nước, xung quanh chỉ có tiếng cổ vũ của bố mẹ cùng các anh chị, nó quẫy đạp la hét. Bỗng nó chợt nhận thấy mình vẫn đang nổi trên mặt nước mà chẳng hề hấn gì. Bình tĩnh hơn một chút, nó chỉ quờ nhẹ chân đã thấy mình di chuyển được một đoạn khá dài, một lúc sau đã đến bên bố mẹ và hòa vào đàn vịt cùng nhau bơi lội tung tăng. Vậy là vịt Bông nhút nhát đã biết bơi.
Còn vấn đề ở Việt Nam thì ai cũng biết , nhưng nó cũng cần thời gian để chuyển hóa , đấy là quy luật rồi . Khổng Minh trước kia xuống núi , tài năng thì tinh thông lý số , âm dương , nhìn lên thông thiên văn , dưới tường địa lý , tướng pháp , nên muốn thay đổi quy luật của trời đất cuối cùng cũng là cát bụi trở về với cát bụi ! Nên dù biết đấy , nhưng cũng không thay đổi được !
Xét theo thuyết tương đối thì việc cá nhân cầm cái cốc trong 30 phút mới mỏi dừ tay nhưng với 1 thể chế chính trị không hợp thời thì quá trình để nó tự mục ruỗng đến sụp đổ thì có thể 5-7 năm, 100 năm hay thậm trí còn hơn thế!
Con voi cũng vậy. Có thể nó nhận thức được sức mạnh bão táp của nó chỉ trong 1 giây nhưng cũng có thể hết đời nó cũng ko nhận ra. Thậm trí hết cả đời con cháu nó vẫn tin rằng chúng sinh ra để làm nô lệ!
Con voi cũng vậy. Có thể nó nhận thức được sức mạnh bão táp của nó chỉ trong 1 giây nhưng cũng có thể hết đời nó cũng ko nhận ra. Thậm trí hết cả đời con cháu nó vẫn tin rằng chúng sinh ra để làm nô lệ!
Hồ Chủ Tịch chọn đúng thời điểm để gành chính quyền từ tay Pháp-Nhật-Bảo Đại. Nói về chuyện chúng ta ngày hôm nay, thời điểm chín muồi của chúng ta là ngay bây giơ hay phải đợi 100 năm nữa?
Bạn không hiểu hay cố tình không hiểu ý của bác Alan ở đây?!
Bài toàn 1 là cho các vị lãnh đạo
Bài toán 2 cho 90 triệu con người trong đó có bạn và chúng ta ở đây.
“Ngộ” ra một vấn đề khác rất nhiều so với “Ngộ giúp vấn đề”
Bài toàn 1 là cho các vị lãnh đạo
Bài toán 2 cho 90 triệu con người trong đó có bạn và chúng ta ở đây.
“Ngộ” ra một vấn đề khác rất nhiều so với “Ngộ giúp vấn đề”
Con voi có thể giật đứt được sợi dây. Yes
Nhưng 90 triệu con kiến thì rất khó, kể cả khi nó nhận thức được rằng nó có thể giật đứt sợi dây, thì lại có vài cục đường hay cục shit phát sinh làm sao lãng sự đoàn kết của nó.
Vì vậy mà 4000 năm qua, hình như mới chỉ có 3, 4 lần nó dứt được, mà đều do tác động của ngoại lực là chính, hoặc bị dồn tới đường cùng.
Lại không giải được bài toán vài chục sao này rồi…
Nhưng 90 triệu con kiến thì rất khó, kể cả khi nó nhận thức được rằng nó có thể giật đứt sợi dây, thì lại có vài cục đường hay cục shit phát sinh làm sao lãng sự đoàn kết của nó.
Vì vậy mà 4000 năm qua, hình như mới chỉ có 3, 4 lần nó dứt được, mà đều do tác động của ngoại lực là chính, hoặc bị dồn tới đường cùng.
Lại không giải được bài toán vài chục sao này rồi…