Đã có nhiều bài báo kêu gọi sự thức tỉnh của chúng ta, khi nói về rừng. Nhưng hiện trạng về rừng trên khắp đất nước chỗ nào cũng đáng báo động. Đó là điều có lẽ không ai không biết. Mỗi lần ngó lên đỉnh núi trơ cằn, nhìn xuống thung lũng nham nhở, mịt mù khói lửa của các cuộc khai thác và khai hoang, khẩn hoá, hẳn lòng ta không mấy người không bị cắn rứt, không đặt câu hỏi.
Thế nhưng, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá khốc liệt. Khói lửa nương rẫy. Khói lửa mở mang các công trình lớn nhỏ. Khói lửa rừng cháy. Và khói lửa đủ các lý do ngạo nghễ ùn ùn, lem lém trước mắt chúng ta. Những cuộc săn lùng gỗ diễn ra thường ngày, vào sâu trong các ngõ ngách của rừng được bắt đầu bằng những bản hợp đồng, cùng với nhịp điệu kéo lên hạ xuống, khi nhịp nhàng, khi lén lút của các trạm barie với đủ các thủ tục. Những cuộc săn bắt thú quý thỏa thuê vẫn diễn ra ào ạt và các bảng hiệu mua bán thú quý đề khắp nơi trên các trục đường.
Những thước phim ca ngợi nông trường, lâm trường này kia khác nọ có nhiều thành tích trồng rừng, bảo vệ rừng cùng các bài phóng sự, ghi nhanh, nêu gương cá nhân, tập thể chẳng báo nào không có. Ấy vậy mà rừng vẫn lùi xa vào ký ức con người. Có bao nhiêu lý lẽ để cơ quan này, tư nhân nọ làm được hợp đồng khai thác gỗ tự nhiên. Còn bóng dáng ngẩn ngơ cô độc của bà con các dân tộc, những người sống dưới các tán rừng xa, giờ đây trở nên nghèo khó đến mức nói ra chỉ thêm buồn. Biết làm thế nào khác được? Mặc dù chúng ta luôn tiếp nhận hàng ngày các lượng thông tin, và sự phân tích các lượng thông tin ấy về tác hại của công cuộc phá rừng. Nhưng rừng vẫn không ngừng bị hủy diệt, để cho các bãi gỗ đầy lên, những đoàn xe chở gỗ và các nhà kinh doanh gỗ - những "ông vua bà chúa" mới vẫn nghiễm nhiên dùng tờ xanh tờ đỏ để chi phối tới các bàn làm việc nghiêm trang!
Ai và làm thế nào để chặn đứng được lưỡi hái tàn bạo đang ngày đêm liếm đi sự sống của thiên nhiên và đe doạ cuộc sống của chúng ta? Năm nào rừng cũng có vài vụ việc được đưa ra ánh sáng. Nhưng rốt cuộc là rừng vẫn không yên. Hãy tiếp tục truy quét bọn sâu mọt ở các bàn giấy và bọn lái gỗ thao túng! Hãy đánh thức nhau sớm tỉnh táo để cùng nhau giữ lấy những gì còn lại! Thực tế đã có biết bao Hội nghị lớn nhỏ, biết bao Hội thảo khoa học, và cũng đã có bao nhiêu công văn, chỉ thị từ trên xuống dưới, bao nhiêu báo cáo từ dưới lên trên. Trên đi kiểm tra, dưới kiến nghị đủ cả, tốn kém vô chừng, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị thua.
Rừng thua thì ai thắng? Bà con các dân tộc, các anh chị em công nhân bảo vệ rừng, trồng rừng thua thì ai thắng? Đã và đang có lệnh đóng cửa rừng, một giải pháp tích cực. Nhưng cụ thể thì các xí nghiệp chế biến và khai thác gỗ, các Liên hiệp gỗ, những nơi làm trong quy hoạch, làm trong kế hoạch của quốc gia cũng như chương trình của địa phương lại bị lao đao, bị thua trước thực tế ngặt nghèo. Bà con các dân tộc sống ở núi rừng, anh chị em công nhân lâm nghiệp sống chết với rừng lúc nào cũng trông chờ những biện pháp hữu hiệu, Nhưng trớ trêu thay, họ không có con đường nào khác để có đóng góp, nhất là đóng thuế nông nghiệp. Lại nữa, việc phát - đốt - chọc - trỉa, quá trình sản xuất nương rẫy là quá trình tạo nên một nền văn hoá riêng. Những lễ tục xoay vòng quanh quá trình đó như là một nhu cầu tình thần được tạo nên từ lâu đời, không thể thiếu chứ chưa nói tới bỏ hẳn. Làm nương phát rẫy đối với bà con các dân tộc Tây nguyên nói chung không phải mang tính chất kiếm sống đơn thuần, mà đó là tập quán, là phong tục, là cuộc sinh tồn nơng tựa vào thiên nhiên. Đồng thời với cuộc chiến đấu nương theo quy luật tự nhiên ấy là cuộc sống tâm linh đầy huyền bí của các thần linh, tạo nên một sắc độ văn hóa riêng biệt vừa độc đáo vừa đa dạng của một vùng dân cư lâu đời, có nền móng và truyền thống vững chắc.
Vì vậy, một khi có những chương trình xây dựng mới, ở đâu không quan tâm đến việc điều tra nghiên cứu dân tộc học, không tổ chức được các cuộc điền dã giúp các nhà chuyên môn nhận mặt tận nơi, nhằm hiểu sâu sắc hơn phong tục tập quán thì ở đấy tiến hành rất kém hiệu quả, thậm chí trở thành áp đặt dẫn đến phản tác dụng. Vẫn để định canh định cư không thể áp dụng ở vùng này, như ở vùng khác, ở cư dân này giống nh ở cư dân khác. Việc tổ chức đời sống vật chất không gắn liền với lễ tục, với các nhu cầu đời sống tinh thần khiến cho công cuộc cải tạo trở thành những mâu thuẫn mới rất nặng nề, như chia rẽ dân tộc, mặc cảm thấp kém, hơn thua dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Khoảng cách thời gian từ sau ngày thống nhất đất nước tới nay đã có hơn ba mươi năm rồi. Ba mươi năm! Có bao nhiêu làng định cư thành công và không thành công? Có bao nhiêu cuộc dời cư, xây dựng vùng kinh tế mới hiệu quả và không hiệu quả? Rồi binh đoàn, sư đoàn, với những chiến dịch khai hoang làm lúa nước tạo nên một không khí mới với những tổn hại không ai tính được. Hiểm hoạ của việc khai hoang không tính toán, của việc khai thác gỗ tràn lan, của các công trình xây dựng thiếu khoa học dẫn đến núi rừng trơ trọi, đồi trọc nối tiếp đồi trọc, đất rừng xói lở, đẩy lùi cuộc sống của người dân sống dưới các tán rừng đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn. Và từ sự khó khăn đời sống kéo dài đã gây nên những uất ức, những phản ứng dây chuyền, khiến lòng người bức xúc, núi rừng chẳng được bình yên. Hãy nhìn thẳng vào sự thật và bình tĩnh tìm ra những biện pháp tích cực nhất, nghiêm ngặt nhất nhằm bảo vệ được số rừng còn lại. Hãy trừng trị đích đáng những tên buôn lậu rừng, những kẻ tiếp tay cho chúng. Rừng xanh đang kêu gọi chúng ta hãy thức tỉnh. Thiên nhiên sẽ trả thù sự vô trách nhiệm và thờ ơ của chúng ta!
Trung Trung Đỉnh
Ai và làm thế nào để chặn đứng được lưỡi hái tàn bạo đang ngày đêm liếm đi sự sống của thiên nhiên và đe doạ cuộc sống của chúng ta? Năm nào rừng cũng có vài vụ việc được đưa ra ánh sáng. Nhưng rốt cuộc là rừng vẫn không yên. Hãy tiếp tục truy quét bọn sâu mọt ở các bàn giấy và bọn lái gỗ thao túng! Hãy đánh thức nhau sớm tỉnh táo để cùng nhau giữ lấy những gì còn lại! Thực tế đã có biết bao Hội nghị lớn nhỏ, biết bao Hội thảo khoa học, và cũng đã có bao nhiêu công văn, chỉ thị từ trên xuống dưới, bao nhiêu báo cáo từ dưới lên trên. Trên đi kiểm tra, dưới kiến nghị đủ cả, tốn kém vô chừng, nhưng rừng vẫn tiếp tục bị thua.
Rừng thua thì ai thắng? Bà con các dân tộc, các anh chị em công nhân bảo vệ rừng, trồng rừng thua thì ai thắng? Đã và đang có lệnh đóng cửa rừng, một giải pháp tích cực. Nhưng cụ thể thì các xí nghiệp chế biến và khai thác gỗ, các Liên hiệp gỗ, những nơi làm trong quy hoạch, làm trong kế hoạch của quốc gia cũng như chương trình của địa phương lại bị lao đao, bị thua trước thực tế ngặt nghèo. Bà con các dân tộc sống ở núi rừng, anh chị em công nhân lâm nghiệp sống chết với rừng lúc nào cũng trông chờ những biện pháp hữu hiệu, Nhưng trớ trêu thay, họ không có con đường nào khác để có đóng góp, nhất là đóng thuế nông nghiệp. Lại nữa, việc phát - đốt - chọc - trỉa, quá trình sản xuất nương rẫy là quá trình tạo nên một nền văn hoá riêng. Những lễ tục xoay vòng quanh quá trình đó như là một nhu cầu tình thần được tạo nên từ lâu đời, không thể thiếu chứ chưa nói tới bỏ hẳn. Làm nương phát rẫy đối với bà con các dân tộc Tây nguyên nói chung không phải mang tính chất kiếm sống đơn thuần, mà đó là tập quán, là phong tục, là cuộc sinh tồn nơng tựa vào thiên nhiên. Đồng thời với cuộc chiến đấu nương theo quy luật tự nhiên ấy là cuộc sống tâm linh đầy huyền bí của các thần linh, tạo nên một sắc độ văn hóa riêng biệt vừa độc đáo vừa đa dạng của một vùng dân cư lâu đời, có nền móng và truyền thống vững chắc.
Vì vậy, một khi có những chương trình xây dựng mới, ở đâu không quan tâm đến việc điều tra nghiên cứu dân tộc học, không tổ chức được các cuộc điền dã giúp các nhà chuyên môn nhận mặt tận nơi, nhằm hiểu sâu sắc hơn phong tục tập quán thì ở đấy tiến hành rất kém hiệu quả, thậm chí trở thành áp đặt dẫn đến phản tác dụng. Vẫn để định canh định cư không thể áp dụng ở vùng này, như ở vùng khác, ở cư dân này giống nh ở cư dân khác. Việc tổ chức đời sống vật chất không gắn liền với lễ tục, với các nhu cầu đời sống tinh thần khiến cho công cuộc cải tạo trở thành những mâu thuẫn mới rất nặng nề, như chia rẽ dân tộc, mặc cảm thấp kém, hơn thua dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Khoảng cách thời gian từ sau ngày thống nhất đất nước tới nay đã có hơn ba mươi năm rồi. Ba mươi năm! Có bao nhiêu làng định cư thành công và không thành công? Có bao nhiêu cuộc dời cư, xây dựng vùng kinh tế mới hiệu quả và không hiệu quả? Rồi binh đoàn, sư đoàn, với những chiến dịch khai hoang làm lúa nước tạo nên một không khí mới với những tổn hại không ai tính được. Hiểm hoạ của việc khai hoang không tính toán, của việc khai thác gỗ tràn lan, của các công trình xây dựng thiếu khoa học dẫn đến núi rừng trơ trọi, đồi trọc nối tiếp đồi trọc, đất rừng xói lở, đẩy lùi cuộc sống của người dân sống dưới các tán rừng đã khó khăn ngày càng khó khăn hơn. Và từ sự khó khăn đời sống kéo dài đã gây nên những uất ức, những phản ứng dây chuyền, khiến lòng người bức xúc, núi rừng chẳng được bình yên. Hãy nhìn thẳng vào sự thật và bình tĩnh tìm ra những biện pháp tích cực nhất, nghiêm ngặt nhất nhằm bảo vệ được số rừng còn lại. Hãy trừng trị đích đáng những tên buôn lậu rừng, những kẻ tiếp tay cho chúng. Rừng xanh đang kêu gọi chúng ta hãy thức tỉnh. Thiên nhiên sẽ trả thù sự vô trách nhiệm và thờ ơ của chúng ta!
Trung Trung Đỉnh
Rừng thua là chiến bại của pháp luật và con người. Con người sống nhờ rừng, nhưng con người không bảo vệ được rừng.
Trả lờiXóaĐôi khi mình nghĩ con người thật vô ơn, phản trắc với người bạn thiên nhiên của mình.
Mình cũng đồng ý với bạn. Đi trên những dòng sông, khu rừng, dãy núi... bị tàn phá, sao mà thấy xót xa và thương chúng thế. Chúng đã nuôi nấng, che chở cho con người, nhưng con người thì lại vô tư tàn phá chúng.
Trả lờiXóaKhông biết sau này hết rừng thì con người sẽ sống ra sao đây.