CHỨC DANH TỔNG THỐNG VÀ DANH SÁCH 44 ĐỜI TỔNG THỐNG HOA KỲ
Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia (head of state) và cũng là người đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạongành hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ).[3]
Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá.
Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ bốn năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bốn mươi ba cá nhân đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 56 nhiệm kỳ bốn năm.[4]
Ngày 20 tháng 1 năm 2009, Barack Obama trở thành vị tổng thống lần thứ 44 và hiện tại của Hoa Kỳ.
Cờ Tổng thống Hoa Kỳ
Năm 1783, Hiệp định Paris (1783) đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ nhị Quốc hội Lục địa đã phát thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép quốc hội – cơ quan liên bang duy nhất – quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống-vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ.
Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá.
Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ bốn năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Hoa Kỳ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Hoa Kỳ.
Bốn mươi ba cá nhân đã được bầu hoặc kế nhiệm trong chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thời gian phục vụ của tất cả các tổng thống là 56 nhiệm kỳ bốn năm.[4]
Ngày 20 tháng 1 năm 2009, Barack Obama trở thành vị tổng thống lần thứ 44 và hiện tại của Hoa Kỳ.
Cờ Tổng thống Hoa Kỳ
Năm 1783, Hiệp định Paris (1783) đã mang lại cho Hoa Kỳ một nền độc lập và hòa bình nhưng với một cơ cấu chính phủ chưa rõ ràng. Đệ nhị Quốc hội Lục địa đã phát thảo ra Các điều khoản Hợp bang vào năm 1777 có nói đến một hợp bang vĩnh viễn nhưng chỉ cho phép quốc hội – cơ quan liên bang duy nhất – quá ít quyền lực để tài trợ cho chính mình hay bảo đảm rằng những nghị quyết của quốc hội có được thi hành hay không. Việc này một phần phản ánh quan điểm chống-vương quyền trong thời cách mạng và hệ thống chính trị Mỹ mới này rõ ràng được tạo dựng lên để ngăn chặn sự trỗi dậy của một bạo chúa Mỹ.
Tuy nhiên, trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế do sự sụp đổ của đồng tiền Lục địa theo sau cuộcCách mạng Mỹ, sự sống còn của chính phủ Mỹ bị đe dọa bởi sự bất ổn chính trị tại một số tiểu bang, bởi những nỗ lực của những người thiếu nợ muốn dùng chính phủ nhân dân để xóa nợ cho họ, và bởi sự bất lực thấy rõ của Quốc hội Lục địa trong việc cưỡng bách công chúng thi hành bổn phận của mình từng được áp dụng trong thời chiến. Quốc hội có vẽ cũng không thể trở thành một diễn đàn hợp tác sản xuất trong số các tiểu bang khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại. Để đối phó, Hội nghị Philadelphia được triệu tập, bề ngoài như có vẽ phát thảo ra các tu chính choCác điều khoản Hợp bang, nhưng thay vào đó đã bắt đầu thảo ra một hệ thống chính phủ mới gồm có ngành hành pháp có nhiều quyền lực hơn trong khi vẫn duy trì hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực với chủ đích là ngăn chặn bất cứ ai có ý muốn làm đế vương khi đang làm tổng thống.
Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bangcó chức danh là “President of the United States in Congress Assembled” (có nghĩa là Tổng thống Hoa Kỳ tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt thành “President of the United States” (Tổng thống Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo.
Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài.
Các cá nhân chủ trì Quốc hội Lục địa trong thời Cách mạng Mỹ và dưới Hiến pháp Hợp bangcó chức danh là “President of the United States in Congress Assembled” (có nghĩa là Tổng thống Hoa Kỳ tại Quốc hội nhóm họp), thường viết tắt thành “President of the United States” (Tổng thống Hoa Kỳ). Tuy nhiên, chức vụ này có ít quyền lực hành pháp riêng biệt. Sau khi Hiến pháp Hoa Kỳ được thông qua năm 1788, một ngành hành pháp riêng biệt được tạo ra và được Tổng thống Hoa Kỳ lãnh đạo.
Quyền hành pháp của tổng thống theo Hiến pháp Hoa Kỳ, bị kiềm chế bởi hệ thống kiểm soát và cân bằng quyền lực của hai ngành lập pháp và tư pháp của chính phủ liên bang, được tạo ra để giải quyết một số vấn đề chính trị mà quốc gia non trẻ đang đối diện và lại phải đối phó với các thử thách trong tương lai trong lúc đó vẫn ngăn cản được sự trỗi dậy của một kẻ độc tài.
Trách nhiệm và quyền lực
Vai trò lập pháp theo Điều khoản I Hiến pháp
Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ qui định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các qui trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa:
Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.
Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống.
Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai trường hợp có thể xảy ra:
Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.
Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Trường hợp này được biết đến là “pocket veto” (tạm dịch là “phủ quyết gián tiếp”).
Năm 1996, Quốc hội tìm cách nâng cao quyền phủ quyết của tổng thống qua Đạo luật phủ quyết từng phần (Line Item Veto Act). Dự luật này cho phép tổng thống ký thành luật bất cứ đạo luật chi tiêu nào trong khi đó có quyền phủ quyết các mục chi tiêu nào đó trong đạo luật này, đặc biệt là bất cứ khoản chi tiêu mới nào, hay bất cứ tổng số chi tiêu nào, hoặc bất cứ lợi ích về thuế có giới hạn mới nào. Một khi tổng thống đã phủ quyết một mục nào đó trong đạo luật thì Quốc hội cũng có thể tái thông qua mục đó. Nếu tổng thống lại phủ quyết thì Quốc hội Hoa Kỳ có thể gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống bằng cách thông thường là biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận tại cả hai viện lập pháp. Trong vụ kiện tụng Clinton đối đầu Thành phố New York, 524 U.S. 417 (1998),Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng việc thay đổi quyền lực phủ quyết như thế là vi hiến.
Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp
Quyền lực đối ngoại và chiến tranh
Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16, người đã thành công giữ vững liên bang trong thờiNội chiến Hoa Kỳ.
Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnhQuân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự;Alexander Hamilton giải thích điều này trong bài viết Federalist số 69:
Tổng thống phải là tổng tư lệnh lục quân và hải quân của Hoa Kỳ. … Điều này không bao trùm hơn quyền tư lệnh tối cao và quyền điều khiển các lực lượng hải quân và quân sự … trong khi đó quyền lực này của vua Anh bao trùm cả việc tuyên chiến, tuyển mộ thành lập quân đội và đặt ra các qui định đối với các hạm đội và lục quân. Tất cả những quyền lực như thế … phải do quốc hội đảm trách.[5]
Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dỏi quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các qui định và chi tiêu quân sự.
Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi đượcThượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành.
Mặc dù không được qui định trong hiến pháp nhưng tổng thống đôi khi cũng có quyền thực hiện những “thỏa ước hành pháp” trong quan hệ đối ngoại. Thường thường, những thỏa ước này có liên quan đến các vấn đề nằm trong phạm vi quyền lực hành pháp; thí dụ, thỏa ước với một quốc gia nào đó mà Hoa Kỳ có lực lượng quân sự hiện diện tại đó, cách nào để một quốc gia thi hành các hiệp định về bản quyền, hay làm sao để thực hiện việc giao dịch thư từ ngoại quốc. Tuy nhiên, thế kỷ 21 đã cho thấy rằng có một sự mở rộng rất lớn về những thỏa hiệp hành pháp như thế. Những người chỉ trích đã chống lại việc nới rộng việc sử dụng những thỏa ước hành pháp như thế vì chúng đã bỏ qua các qui trình tạo ra hiệp định và cũng như loại bỏ sự kiểm soát và cân bằng quyền lực mà hiến pháp đã qui định đối với ngành hành pháp trong quan hệ đối ngoại. Những người ủng hộ đáp trả lại rằng những thỏa ước như thế tạo ra một giải pháp mang tính thời đại khi nhu cầu hành động nhanh chóng, bí mật và đồng điệu ngày càng gia tăng.
Quyền lực hành pháp
Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là “trông coi việc luật pháp được thi hành một cách trung thực.” Để thực hiện bổn phận này, tổng thống được giao trách nhiệm nắm giữ 4 triệu công chức ngành hành pháp liên bang.
Tổng thống bổ nhiệm rất nhiều công chức trong ngành hành pháp: một vị tổng thống sắp nhận nhiệm sở có thể thâu nhận đến 6.000 viên chức trước khi ông nhận chức và thêm 8.000 người nữa trong suốt nhiệm kỳ của mình. Các đại sứ, các thành viên Nội các Hoa Kỳ, và những viên chức liên bang khác là được tổng thống bổ nhiệm với sự góp ý và ưng thuận của đa số tạiThượng viện Hoa Kỳ. Những cuộc bổ nhiệm viên chức được thực hiện vào thời điểm Thượng viện nghĩ họp chỉ có hiệu lực tạm thời và sẽ hết hạn vào lúc Thượng viện nhóm họp lại.
Quyền của tổng thống sa thải các viên chức hành pháp từ lâu nay là một vấn đề tranh chấp chính trị. Thông thường, tổng thống có quyền sa thải các viên chức hành pháp theo ý của mình.[6] Tuy nhiên, theo luật định thì Quốc hội có thể ngăn chặn và kiềm chế quyền của tổng thống khi sa thải các ủy viên của các cơ quan độc lập đặc trách về các qui định kiểm soát về các vấn đề đặc biệt nào đó hay một số các viên chức hành pháp cấp thấp.[7]
Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng qui trình thay đổi luật.
Quyền tư pháp
Tổng thống cũng có quyền đề cử các thẩm phán liên bang trong đó bao gồm các phẩm phán tòa phúc thẩm và Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các thẩm phán được đề cử này phải đượcThượng viện Hoa Kỳ chấp thuận. Thật không dễ dàng đối với các vị tổng thống có ý định quay chiều hướng pháp lý liên bang về phía một lập trường tư tưởng đặc biệt nào đó bằng việc đề cử các vị thẩm phán có tư tưởng ủng hộ lập trường đó. Khi đề cử các thẩm phán tòa án sơ thẩm, tổng thống thường tôn trọng truyền thống xưa nay là hỏi thăm ý kiến của thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho tiểu bang mà thẩm phán sẽ được đề cử. Tổng thống cũng có thể ban hành lệnh ân xá hay giảm án và việc này thường hay xãy ra ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình.
Tổng thống George W. Bush đọc Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 2007, cùng với Phó tổng thống Dick Cheney và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi phía sau ông.
Đặc quyền Hành pháp cho phép tổng thống cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do vì vấn đề an ninh quốc gia. Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khi Quốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liên quan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốc Anh. Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nào nhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này. Khi Tổng thống Richard Nixon tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp này như một lý do để không giao nộp những bằng chứng mà Quốc hội Hoa Kỳ đòi cung cấp trong Vụ tai tiếng Watergate, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã phán quyết vụ Hoa Kỳ đối đầu Nixon, 418 U.S. 683 (1974) rằng đặc quyền hành pháp không có hiệu lực trong trường hợp một vị tổng thống cố tìm cách tránh né truy tố hình sự. Khi Tổng thống Bill Clinton tìm cách sử dụng đặc quyền hành pháp có liên quan trong Vụ tai tiếng Lewinsky, Tối cao Pháp viện phán quyết vụ Clinton đối đầu Jones, 520 U.S. 681 (1997) rằng đặc quyền hành pháp cũng không được sử dụng trong những vụ thưa kiện dân sự. Các vụ kiện này đã lập nên tiền lệ rằng đặc quyền hành pháp được công nhận tuy nhiên phạm vi giới hạn của đặc quyền này vẫn chưa được định nghĩa rỏ ràng.
Đề xuất và phụ trợ làm luật
Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay thảo ra các qui trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình thức “Diễn văn về Tình trạng Liên bang” trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt.
Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp.
Tiến trình bầu tổng thống
George Washington, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ
Điều kiện để trở thành tổng thống
Đoạn 5, Phần 1, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ có ấn định những điều kiện cơ bản mà một người cần hội đủ để trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Một vị tổng thống phải:
là một công dân Mỹ được sinh ra tại Hoa Kỳ;[8]
ít nhất là 35 tuổi;
là thường trú nhân tại Hoa Kỳ ít nhất là 14 năm.
Một người hội đủ các điều kiện nói trên nhưng vẫn không đủ tư cách để giữ chức tổng thống vì một trong các điều kiện sau đây:
Tu chính án 22 qui định rằng không có người nào hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống quá hai lần. Tu chính án 22 cũng có nói rỏ rằng nếu bất cứ người nào hội đủ điều kiện để làm tổng thống hay quyền tổng thống trên hai năm của một nhiệm kỳ mà một người khác được bầu làm tổng thống (thí dụ người này thay thế một vị tổng thống bị trất phế) thì người này chỉ có thể được bầu làm tổng thống một lần mà thôi. Các học giả vẫn còn tranh cãi liệu có phải một người không còn hội đủ điều kiện để được bầu làm tổng thống vẫn có thể được bầu làm phó tổng thống theo như qui định về tiêu chuẩn đã được ấn định dưới Tu chính án 12.[9]
Theo Đoạn 7, Phần 3, Điều khoản I, Hiến pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua những cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá nhân bị buộc tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống.[10]
Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho một người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thuận ở cả hai viện quốc hội.
Đề cử và chiến dịch tranh cử
Bài chi tiết: Bầu cử sơ bộ tổng thống Hoa Kỳ, Đại hội đề cử ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ,Tranh luận bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, và Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ
Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ. Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ để tìm ra một số ứng cử viên trong đảng của mình trước khi đại hội đề cử toàn quốc của đảng mình khai mạc. Tại đại hội đảng đề cử toàn quốc, ứng cử viên nào thành công nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ sẽ được đề cử ra đại diện đảng của mình tranh cử chức vụ tổng thống. Thường thường thì ứng cử viên tổng thống của đảng sẽ tự chọn ra ứng cử viên phó tổng thống cho liên danh của mình và rồi được đại hội đề cử thông qua cho có lệ.
Các ứng cử viên tổng thống sau đó sẽ tham gia vào các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc. Mặc dù các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thuộc đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên thuộc đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross Perot không thuộc đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm 1992. Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri bầu cho họ và vận động gây quỹ tranh cử. Phần nhiều tiến trình bầu cử hiện đại hay tập trung quan tâm đến việc chiến thắng các tiểu bang chưa rỏ ràng thắng bại (swing states) bằng các cuộc viếng thăm thường xuyên của các ứng cử viên đến các tiểu bang đó hay dựa vào chiến dịch vận động bằng quảng cáo rầm rộ qua các hệ thống truyền thông đại chúng.
Bầu cử và tuyên thệ
Bài chi tiết: Đại cử tri đoàn Hoa Kỳ và Tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ
Bản đồ Hoa Kỳ biểu thi số phiếu đại cử tri được phân bố cho mỗi tiểu bang; 270 phiếu đại cử tri cần có để đạt được đa số trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.
Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang vàĐặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn.
Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống).
Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp qui định, phải tuyên thệ nhậm chức:
Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ.[11]
Măc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối “thế xin Thượng đế giúp tôi!” để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào qui định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng các vị tổng thống thường theo truyền thống là được tuyên thệ bởi Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ.
Nhiệm kỳ và giới hạn nhiệm kỳ
Franklin D. Roosevelt được bầu bốn nhiệm kỳ trước khi Tu chính án 22 được thông qua.
Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington, Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt. Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình “chiêu mộ” mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Đệ nhị Thế chiến. Chính vì Đệ nhị Thế chiến nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944.
Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nữa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman, người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế theo qui định của tu chính án này được miễn nhiểm nên ông đã tìm cách ứng cử lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952.
Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, bốn vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình: Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton vàGeorge W. Bush. Jimmy Carter vàGeorge H. W. Bush tái ứng cử lần thứ hai nhưng bị đánh bại. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi tuyên bố rằng “Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống.” Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử.
Chức vụ bỏ trống hay tàn tật
Xem thêm: Tu chính án 55, Hiến pháp Hoa Kỳ, Thứ tự kế nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống, và Luận tội tại Hoa Kỳ
Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xãy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế.
Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang trong đó có tổng thống vì tội “phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và những sai trái khác.” Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã luận tội hai vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clintonnăm 1998. Đến cuối cùng cả hai đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu.
Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ nói rỏ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết tay đến hai viên chức kể trên, nói rỏ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển giao quyền lực này có thể xãy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ rằng thích hợp; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngũi cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó trong ngày.[12]
Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xãy ra, lúc đó phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc nghĩ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên.
Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có qui định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để từ chức. Theo luật liên bang, bằng chức của việc từ chức tổng thống có giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của bộ trưởng ngoại giao.[13] Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xãy ra vìVụ tai tiếng Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức.
Bản đồ Hoa Kỳ biểu thi số phiếu đại cử tri được phân bố cho mỗi tiểu bang; 270 phiếu đại cử tri cần có để đạt được đa số trong tổng số 538 phiếu đại cử tri.
Tổng thống được bầu gián tiếp tại Hoa Kỳ. Các đại cử tri, được gọi chung là đại cử tri đoàn là những người chính thức bầu chọn tổng thống. Vào ngày bầu cử, các cử tri tại mỗi tiểu bang vàĐặc khu Columbia sẽ bỏ lá phiếu của mình để chọn các đại cử tri này. Mỗi tiểu bang được phân bố một con số đại cử tri bằng với tổng số đại diện của họ tại cả hai viện của Quốc hội cộng lại (tổng số dân biểu và thượng nghị sĩ đại diện cho mỗi tiểu bang). Thông thường, liên danh nào thắng được nhiều phiếu nhất tại mỗi tiểu bang sẽ giành được hết số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó. Như thế khối đại cử tri thắng cử này sẽ được chọn đại diện cho tiểu bang mình ra bỏ phiếu ở đại cử tri đoàn.
Khối đại cử tri thắng cử sẽ họp tại thủ phủ của tiểu bang mình vào ngày thứ hai đầu tiên sau thứ tư lần thứ hai trong tháng 12, khoảng 6 tuần sau khi cuộc bầu cử để bỏ phiếu của mình. Lúc đó họ sẽ gởi một bản báo cáo về cuộc bỏ phiếu đó đến Quốc hội. Phiếu của các đại cử tri sẽ được phó tổng thống đương nhiệm trong tư cách là Chủ tịch Thượng viện mở ra và đọc lớn trước một phiên họp chung gồm có cả hạ viện và thượng viện của Quốc hội sắp tới (Quốc hội này được bầu cùng lúc với cuộc bầu cử tổng thống).
Theo Tu chính án 12, nhiệm kỳ của tổng thống bắt đầu vào đúng trưa ngày 20 tháng 1 của năm theo sau cuộc bầu cử. Vào ngày này, được biết là ngày nhậm chức, đánh dấu sự khởi đầu nhiệm kỳ bốn năm của cả tổng thống và phó tổng thống. Trước khi hành xử quyền lực chức vụ, một vị tổng thống, theo hiến pháp qui định, phải tuyên thệ nhậm chức:
Tôi trịnh trọng tuyên thệ (hay xác nhận) rằng tôi sẽ hành xử chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ một cách trung thành, và sẽ cố gắng hết khả năng của mình bảo tồn, bảo vệ và che chở Hiến pháp Hoa Kỳ.[11]
Măc dù không bắt buộc nhưng các tổng thống có truyền thống sử dụng một quyển thánh kinh để tuyên thệ nhậm chức và đọc thêm lời cuối “thế xin Thượng đế giúp tôi!” để kết thúc lời tuyên thệ. Hơn nữa, mặc dù không có luật lệ nào qui định rằng lời tuyên thệ nhậm chức phải được một người đặc biệt nào đó chủ trì nhưng các vị tổng thống thường theo truyền thống là được tuyên thệ bởi Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ.
Nhiệm kỳ và giới hạn nhiệm kỳ
Franklin D. Roosevelt được bầu bốn nhiệm kỳ trước khi Tu chính án 22 được thông qua.
Nhiệm kỳ chức vụ tổng thống và phó tổng thống là bốn năm. George Washington, Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên, đã tạo ra một tiền lệ không chính thức khi chỉ phục vụ hai nhiệm kỳ bốn năm mà sau đó đã được các tổng thống kế nhiệm làm theo cho đến năm 1940. Trước thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt cũng đã có hai tổng thống đã tìm cách ra tranh cử nhiệm kỳ ba vì được những người ủng hộ khuyến khích, đó là Tổng thống Ulysses S. Grant và Theodore Roosevelt. Tuy nhiên cả hai đều không thành công. Năm 1940, Franklin Roosevelt từ chối ứng cử nhiệm kỳ ba nhưng đã cho phép đảng chính trị của mình “chiêu mộ” mình làm ứng cử viên tổng thống cho đảng và sau đó được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ 3. Năm 1941, Hoa Kỳ lâm trận trong Đệ nhị Thế chiến. Chính vì Đệ nhị Thế chiến nên cử tri sau đó lại bầu Roosevelt lần thứ tư vào năm 1944.
Sau chiến tranh và để đối phó với tình trạng làm đảo lộn tiền lệ của Roosevelt, Tu chính án 22 được thông qua. Tu chính án này nghiêm cấm không cho bất cứ một ai được bầu làm tổng thống quá hai lần hoặc quá 1 lần nếu như người đó đã phục vụ hơn phân nữa nhiệm kỳ của một vị tổng thống khác (thay thế hoặc làm quyền tổng thống). Tổng thống Harry S. Truman, người làm tổng thống khi tu chính án này được thông qua, và vì thế theo qui định của tu chính án này được miễn nhiểm nên ông đã tìm cách ứng cử lần thứ ba nhưng sau đó rút lui khỏi cuộc bầu cử tổng thống năm 1952.
Kể từ khi tu chính án 22 được thông qua, bốn vị tổng thống đã phục vụ hết hai nhiệm kỳ của mình: Dwight D. Eisenhower, Ronald Reagan, Bill Clinton vàGeorge W. Bush. Jimmy Carter vàGeorge H. W. Bush tái ứng cử lần thứ hai nhưng bị đánh bại. Richard Nixon được bầu vào nhiệm kỳ hai nhưng từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ hai của minh. Lyndon B. Johnson là tổng thống duy nhất theo tu chính án 22 có quyền phục vụ hơn hai nhiệm kỳ vì ông thay thế chức vụ tổng thống có 14 tháng sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát (ít hơn 2 năm). Tuy nhiên, Johnson rút tên ra khỏi cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ năm 1968 và làm cho người Mỹ ngạc nhiêm khi tuyên bố rằng “Tôi sẽ không tìm cách và tôi sẽ không chấp thuận sự đề cử từ đảng của tôi cho một nhiệm kỳ nữa trong vai trò tổng thống.” Gerald Ford ra tranh cử cho một nhiệm kỳ sau khi phục vụ 2 năm và 5 tháng cuối trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Nixon nhưng thất cử.
Chức vụ bỏ trống hay tàn tật
Xem thêm: Tu chính án 55, Hiến pháp Hoa Kỳ, Thứ tự kế nhiệm Tổng thống Hoa Kỳ, Đạo luật Kế nhiệm Tổng thống, và Luận tội tại Hoa Kỳ
Ghế tổng thống bị bỏ trống có thể xãy ra trong một số tình trạng khả dĩ như sau: qua đời, từ chức và bị truất phế.
Phần 4, Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức cao cấp liên bang trong đó có tổng thống vì tội “phản quốc, hối lộ, hoặc tội đại hình và những sai trái khác.” Đoạn 6, Phần 3, Điều khoản I cho phép Thượng viện Hoa Kỳ quyền lực truất phế các viên chức bị luận tội bằng việc biểu quyết với tỉ lệ 2/3 số phiếu để có hiệu lực. Tính đến nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã luận tội hai vị tổng thống: Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clintonnăm 1998. Đến cuối cùng cả hai đều không bị Thượng viện kết tội; tuy nhiên, Johnson được tha bổng bởi tỉ lệ bằng một lá phiếu.
Theo Phần 3, Tu chính án 25, tổng thống có thể chuyển giao quyền lực và trách nhiệm của tổng thống cho phó tổng thống, người sau đó trở thành quyền tổng thống bằng cách gởi 1 lời tuyên bố đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền Hoa Kỳ nói rỏ những lý do vì sao có sự chuyển quyền. Tổng thống nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống bằng việc chuyển một bản thông báo viết tay đến hai viên chức kể trên, nói rỏ việc nhận lại quyền lực. Sự chuyển giao quyền lực này có thể xãy ra vì nhiều lý do khi tổng thống nghĩ rằng thích hợp; năm 2002 và rồi năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã chuyển giao quyền lực tổng thống ngắn ngũi cho Phó Tổng thống Dick Cheney. Trong cả hai trường hợp, việc chuyển giao quyền lực được thực hiện để giúp tiện lợi cho 1 quá trình kiểm tra y khoa mà khi đó Tổng thống Bush phải được gây mê; cả hai lần, Tổng thống Bush nhận lại quyền lực sau đó trong ngày.[12]
Theo Phần 4, Tu chính án 25, phó tổng thống và đa số viên chức trong nội các có thể chuyển giao trách nhiệm và quyền lực tổng thống từ tổng thống đến phó tổng thống một khi họ chuyển đạt một thông báo viết tay đến Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ và Chủ tịch Thượng viện Tạm quyền rằng tổng thống không thể đảm trách được quyền lực và trách nhiệm tổng thống. Nếu điều này xãy ra, lúc đó phó tổng thống sẽ nhận trách nhiệm và quyền lực tổng thống trong vai trò quyền tổng thống; tuy nhiên, tổng thống có thể tuyên bố rằng không có chuyện tổng thống không thể đảm trách được trách nhiệm và quyền lực tổng thống và như vậy tổng thống có thể tiếp nhận lại quyền lực và trách nhiệm tổng thống của mình. Nếu như phó tổng thống và nội các vẫn tranh chấp tuyên bố của tổng thống thì sự việc phải được đưa ra Quốc hội quyết định. Quốc hội phải họp trong vòng hai ngày nếu Quốc hội đang trong lúc nghĩ họp để quyết định tính xác thật của lời tuyên bố nói trên.
Hiến pháp Hoa Kỳ có nói đến sự từ chức tổng thống nhưng không có qui định về hình thức của một sự từ chức như thế hay những điều kiện đáng để từ chức. Theo luật liên bang, bằng chức của việc từ chức tổng thống có giá trị duy nhất là một văn kiện viết tay đề cập đến hiệu lực của việc từ chức đó, được tổng thống ký tên và được chuyển giao đến văn phòng của bộ trưởng ngoại giao.[13] Vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, khi đối mặt với một cuộc luận tội có thể xãy ra vìVụ tai tiếng Watergate, Tổng thống Richard Nixon đã trở thành vị tổng thống Hoa Kỳ duy nhất từ chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét