Độ này mình lại thích nước Nhật.
Tác giả Hà Linh (Hà Linh Blog)
Hanami là phong tục truyền thống của Nhật để ngắm hoa, đặc biệt là hoa anh đào khi mùa xuân về. Mùa thu thì có kouyou- tức là ngắm lá đổi màu. Phong tục hanami có từ hàng ngàn đời nay. Cổ xưa hơn thì có tục ngắm hoa ume- hoa mơ, nhưng phong tục này chủ yếu dành cho những người già, họ không thích sự ồn ào của các bữa tiệc ngắm hoa anh đào nơi có nhiều người trẻ nhộn nhạo.
Giới truyền thông bám sát tin tức về tình hình hoa anh đào ở mỗi vùng, trong mỗi bản tin trên truyền hinh hay các báo sáng chiều , trên mạng đều cập nhật tình hình sát sao, các điểm ngắm hoa anh đào được thông báo rất đầy đủ, tỉ mỉ.
Hoa anh đào nở lần lượt vào tháng 3 và tháng 4 tùy vùng thời tiết. Hoa sẽ tồn tại chừng một vài tuần( tùy thuộc thời tiết: nếu nắng ấm quá thì hoa nở nhanh, chóng tàn). Hoa mãn khai chừng vài tuần sau khi các bông đầu tiên bung cánh, sau đó chừng 1 tuần thì hoa rụng cánh phủ hồng mặt đất. H.L đã chứng kiến cảnh cả triệu cánh hoa theo gió lay phay rơi xuống, tuy có vẻ buồn nhưng mà đẹp lắm. Những cánh hoa rơi xuống dòng nước, chập chờn ánh mặt trời đẹp ơi là đẹp. Mấy hôm nữa hoa nở, đi Hanami thì H.L sẽ “chộp ảnh” cho mọi người xem.
Tác phẩm Dưới cành hoa anh đào nở rộ của họa sỹ Kunisada năm 1852.
Nghe đồn Hanami du nhập vào Nhật từ Kỉ Nara( 710-784) là kỉ nguyên mà Nhật bản chịu nhiều ảnh hưởng từ nhà Đường của xứ Lạ. Đầu tiên là tục ngắm hoa mơ, sau đến Kỉ Heian ( 794-1185) thì hoa sakura gây được sự chú ý hơn. Hoa anh đào là niềm tự hào của người dân Nhật bản, được xem là biểu tượng văn hóa của Nhật. Người ta cho rằng có những vị thần cư ngụ trong cây hoa anh đào. Người ta làm lễ hanami để ăn mừng vụ thu hoạch và xin phép thánh thần bắt đầu mùa gieo cấy.Người tham gia hanami đặt các vật cúng tế dưới gốc cây, sau khi cúng lễ thì hưởng lộc và dùng rượu đã cúng.
Thiên hoàng Saga ( 786-842)của Kỉ Heian đã biến phong tục này thành nghi lễ của Hoàng gia. Yến tiệc ngắm hoa, uống rượu được tổ chức dưới các nhành cây anh đào nở rộ trong vườn Thượng uyển ở Kyoto. Và đấy chính là cội nguồn nghi lễ Hanami. Người ta cho rằng vẻ đẹp của hoa anh đào chính là tượng trưng cho cuộc sống: đẹp nhưng ngắn ngủi. Sự tạm bợ đó được xem là một hình thức đáng ngưỡng mộ của sự tồn tại. Những nhà thơ đã làm thơ rằng: nếu không có hoa anh đào nở rộ trong mùa xuân, hẳn tâm hồn sẽ thư thái bao nhiêu, bởi khi ngắm hoa anh đào người ta lại liên tưởng tới kiếp người ngắn ngủi, nhất là khi nhìn nhưng cánh hoa rời cành bay tơi tả và rụng đầy mặt đất, không khỏi chút buồn nôn nao. Quan niệm về sự tỏa sáng ngắn ngủi của hoa anh đào vẫn tồn tại trong văn hóa Nhật, ví dụ nguyên tắc của các hiệp sỹ Samurai: kết thúc cuộc sống khi còn đẹp và mạnh mẽ chứ không phải lúc già yếu.
Từ Kỉ Heian, hanami đã xuất hiện nhiều trong văn học, các bài hát, bài thơ từ thời đó.
Hanami bắt đầu từ nghi lễ Hoàng gia trong vườn Thượng uyển dần dấn phát triển rộng khắp các tầng lớp khác từ giữa thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 17. Sau đó những người nông dân cũng có hanami theo cách của mình, họ leo lên các khu núi gần nhà, ăn trưa dưới các tán cây anh đào nở rộ. Họ gọi đó là các chuyến leo núi mùa xuân.
Thời Edo( 1600-1867), cây anh đào được cho trồng tập trung nhiều nơi để tất cả mọi người đều có thể tham gia hanami. Dưới tán cây anh đào nở rộ, mọi người vui vẻ ngắm hoa, chuyện trò, uống rượu.
Ngày nay, hanami vẫn là sự trông chờ của người dân Nhật bản. Ở bất cứ nơi nào có hoa anh đào thì nơi đó có thể tổ chứ Hanami. Ở phần lớn Nhật bản, mùa hoa anh đào nở rộ là trùng với ngày Tựu trường, ngày gia nhập công ty, ngày bắt đầu năm tài khóa mới..vì thế người ta hay kết hợp hanami với những tiệc chào đón người mới, tụ tập đồng nghiệp ở các công viên.C ó những lúc người ta ở lại công viên tận khuya để ngăm hoa anh đào kết hợp với kỹ thuật chiếu sáng lung linh trong đêm.
Lễ hội hoa anh đào còn được tổ chức ở một số quốc gia ví dụ Mỹ. Năm 1912 Nhật tặng Mỹ 3000 cây anh đào cho thành phố Oa sinh tơn, năm 1956 lại thêm 3800 cây.Ngoài ra ở Nam Hàn, Phi líp pin, Trung quốc…
Các cơ quan công quyền cũng lo tổ chức rất chu đáo hanami cho bà con.Ở thành phố H.L, họ còn cho trải miếng trải ni lông rộng mênh mông đặng giúp cho bà con có chỗ ngồi ngắm hoa, ăn cỗ…
Bạn thích nước Nhật là đúng rồi, mình chưa đến nước Nhật bao giờ nhưng mình thấy nước Nhật tuy nhỏ nhưng văn hóa Nhật lại lan tỏa rất lớn trong nền văn hóa nhân loại.
Trả lờiXóaBao giờ bạn đến ngồi dưới gốc anh đào ở Nhật mà hanami bạn sẽ hòa vào không khí hanami thiêng liêng của người Nhật-bạn của mình nói là bạn ấy đã từng ngắm anh đào ở nhiều nơi nhưng ngắm ở Nhật vẫn lạ lắm, đó không chỉ là một vẻ đẹp mà còn là một triết lý sống, một điều gì đó thuộc về tâm hồn-tâm linh.
Bạn làm mình muốn đến Nhật quá, nếu bạn cũng chưa đến nước Nhật bao giờ thì chúng mình làm quen và rủ đi chung cho vui. Địa chỉ email của mình ở dưới cuối Blog này này.
Trả lờiXóaMinh ấn tượng về Nhật từ lần nghe các Viện sĩ Nhật sang thăm VN và nói chuyện. Sau đó được một bác đưa cho tập tài liệu giải thích tại sao Nhật lại phát triển nhanh từ thế kỷ 19. Đọc mà thấy ấn tượng: Vua cử một đoàn cán bộ Nhật đi tàu sang học kinh nghiệm các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ấn Độ... trong vòng 3 năm; sau đó những người về được bổ nhiệm làm thủ tướng, bộ trưởng luôn, và họ đã đem kiến thức học được kết hợp với nền văn hóa và sự cần cù của người Nhật để tạo ra một triết lý phát triển rất khoa học, làm cho Nhật trở thành một trong nước nước hùng cường nhất thế giới.
Mình cũng mong sẽ có ngày được hưởng thú uống trà Nhật và ngắm hanami Nhật, chắc bạn cũng vậy.
Cám ơn bạn nhiều vì đã quan tâm và vào thăm blog này.
bạn cứ đến trước đi xem thế nào, rồi kể lại cho mình với nhé!
Trả lờiXóahóa ra bạn có điêu kiện làm việc với người Nhật nhiều rồi..
Chào bạn nhé!
Xì, nghe kể thì chán bỏ xừ, không bằng cả xem ảnh. Không hợp với tính thích du lịch Nhật bản qua nghe kể lể của bạn này rồi. Chào bạn nhé.
Trả lờiXóaMình buồn ghê cơ, nghe bạn xì một cái dài mấy cây số. Bạn chán mình cũng được, nhưng đừng từ bỏ mơ ước đến Nhật ngồi ở gốc cây anh đào ngửa cổ ngắm hoa nhé!
Trả lờiXóaSteve Jobs nói rồi" Stay hungry , stay foolish", phải có ước mơ, và biết nuôi dưỡng ước mơ bạn ạ.
Bỏ mơ ước đến Nhật ngồi ở gốc cây anh đào ngửa cổ ngắm hoa làm sao được ? Có ai đánh thuế mơ ước đâu. Mình sẽ còn mơ nhiều lần như thế.
Trả lờiXóaCòn đến thật thì phải chờ cơ hội làm quen với bạn nào ở đó để được hướng dẫn, có thế mới hiểu được đúng thế nào là văn hóa và người Nhật Bản.
Mình không chán bạn đâu, ngược lại là đằng khác. Trêu để khích lòng tự ái của bạn như cách người Nhật vẫn làm đấy. Ai vào Blog này mà không chửi chế độ XHCN hay các bác lãnh đạo nước ta thì mình đều yêu hết.