Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

'Việt Nam đã vội vàng khi phát triển các tập đoàn kinh tế'


Việc thành lập các tập đoàn, tổng công ty trong giai đoạn "tiền WTO" chủ yếu do nhu cầu hội nhập, tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc cho các doanh nghiệp này quá nhiều ưu đãi, độc quyền đã gây ra rất nhiều bất cập.
 Các nước bàn chuyện tài trợ cho Việt Nam
 'Kinh tế Việt Nam vẫn trong giai đoạn dễ tổn thương'
Phiên khai mạc Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) tại Quảng Trị sáng 5/6 gây chú ý với "Báo cáo phát triển Việt Nam" do các nhóm công tác của diễn đàn chuẩn bị. Báo cáo này tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết phải cải cách, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp Nhà nước nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn. 

Các nhà tài trợ cho rằng Việt Nam đã vội vàng khi phát triển các tập đoàn Nhà nước. Ảnh: Nguyễn Khoa
Nhà tài trợ cho rằng Việt Nam đã vội vàng khi phát triển các tập đoàn Nhà nước. Ảnh: Nguyên Khoa
Các nhà tài trợ cho rằng, quy mô tăng trưởng chưa từng có của các tập đoàn kinh tế trong giai đoạn trước, cùng với cơ cấu sở hữu chồng chéo, phức tạp đã khiến Nhà nước khó khăn trong việc đánh giá các rủi ro cố hữu, liên quan đến hoạt động và cũng như tình trạng tài chính của bản thân các đơn vị này.

Tình trạng nợ nần của các tập đoàn, tổng công ty trước đó cũng đã được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cảnh báo khi trả lời phỏng vấn VnExpress.net. Theo bà Lan, số nợ này nếu không được giám sát chặt, có thể gây ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia, tương tự trường hợp nhiều nền kinh tế lớn. Bà Chi Lan cũng đề xuất đẩy mạnh tái cơ cấu khu vực này, thông qua tách bạch chức năng công ích với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiền hành cổ phần hóa đối với hầu hết các tập đoàn, tổng công ty (bao gồm cả những đơn vị như EVN, PVN, Vincomin).
Theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB), từ năm 2007 - 2009, tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước là 307%, cao hơn nhiều so với con số tương ứng 183% ở doanh nghiệp tư nhân và 145% của các doanh nghiệp nước ngoài. So sánh về lợi nhuận thì con số 17% mà các doanh nghiệp Nhà nước công bố tưởng như cao, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế (19%) cũng như khu vực doanh nghiệp nước ngoài (27%).
Điều đánh chú ý là ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhà nước cho thấy tình trạng tài chính thiếu lành mạnh. Vinashin từ chỗ không trả được nợ nước ngoài phải cơ cấu lại bằng nợ nội tệ. EVN cũng thua lỗ trong 3 năm liên tiếp và có nợ tích lũy đáng kể so với các doanh nghiệp khác. Gần đây, WB cũng lưu ý tới việc một số doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực xi măng không thanh toán được nợ ngân hàng, buộc Chính phủ phải giải cứu.
"Hệ thống doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam đã trở nên quá lớn để đổ vỡ nhưng cũng quá lớn để Chính phủ có thể can thiệp nếu có biến cố lớn", báo cáo cảnh tỉnh. Các chuyên gia cho rằng điều này đặt ra một rủi ro khá lớn lên nền kinh tế cũng như ổn định tài chính quốc gia, ảnh hưởng tới người nộp thuế.
Nhìn lại quá trình phát triển của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các nhà tài trợ cho rằng Việt Nam̉ đã "khá vội vàng" trước mong muốn đạt được năng lực cạnh tranh cao trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng tăng. Khi chuẩn bị gia nhập WTO, để chống chọi với sự cạnh tranh của từ nước ngoài, một loạt tập đoàn kinh tế Nhà nước đã được thành lập, cùng với nhiều đặc quyền và quyền tự quản rộng rãi.
Tuy nhiên, thay vì trở thành lực lượng chủ đạo của nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước đang phải vật lộn để bắt kịp với các doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí, sự phát triển của các doanh nghiệp này trong thời gian qua đã tạo nên một sân chơi không bình đẳng trong tín dụng ngân hàng, hợp đồng mua sắm, nghiên cứu và phát triển so với các doanh nghiệp tư nhân.
"Sự phát triển và thất bại của Vinashin mới chỉ phản ánh một vài vấn đề chung là doanh nghiệp Nhà nước đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng", WB cảnh báo.
Đại diện WB tiếp tục thúc giục Chính phủ tạo sân chơi bình đẳng hơn cho doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Nguyên Khoa
Đại diện WB tiếp tục thúc giục Chính phủ tạo sân chơi bình đẳng hơn cho doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: Nguyên Khoa
Trong bản báo cáo của mình, Ngân hàng thế giới đã phân tích 10 lý do cần thiết phải tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, một số nguyên dân cũng như nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự minh bạch thông tin. Theo WB, nhiều vấn để của Vinashin đã có thể tránh khỏi ngay từ đầu nếu như thông tin về tập đoàn này được công khai nhiều hơn. Khi đó, các chủ nợ sẽ không quá hào phóng để cho tập đoàn này vay, Chính phủ cũng sẽ sớm có các biện pháp ngăn chặn kịp thời để hạn chế sự tăng trưởng đến mức chóng mặt trong các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành của Vinashin.
Các nhà tài trợ cũng khuyến cáo Việt Nam cần phải bắt buộc các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước công bố thông tin kịp thời như các doanh nghiệp niêm yếu với các nội dung như: báo cáo tài chính hợp nhất nửa năm và hàng năm đã kiểm toán, quyết định, nghị quyết của các chủ sở hữu, của hội đồng quản trị, danh mục các dự án đầu tư và tiến độ dự án đang triển khai, các giao dịch lớn, khoản vay lớn...
Tại Hội nghị CG diễn ra tại Quảng Trị, báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế cũng nhận cho rằng, việc thiếu sự minh bạch trong thông tin là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tham nhũng và sử dụng các nguồn tài trợ, các dự án thiếu hiệu quả ở Việt Nam.
Việc tái cơ cấu các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước được ở Việt Nam được WB, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như các nhà tài trợ đặt ra một cách cấp thiết để nâng cao năng lực hoạt động. Ông Sanjay Kalra, Đại diện thường trú của IMF ở Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần phải tái cấu trúc sâu rộng các doanh nghiệp Nhà nước để nâng cao năng lực hoạt động trên cơ sở bền vững là điều cần thiết.
"Chưa có một quốc gia nào trở thành nước công nghiệp, hiện đại mà thành phần kinh tế tư nhân không đóng vai trò chủ đạo. Do đó, mục tiêu dài hạn của Việt Nam đặt ra tốt nhất là tạo ra sân chơi bình đẳng cho cả doanh nghiệp Nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân", chuyên gia này nhận định.
Nguyên Khoa - Nhật Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét