Trường Sa ơi, ngày mai tàu cập bến
Ta lại về phố thị thân thương
Vòng tay ấm, bữa cơm sum họp
Và riêng, chung bao chuyện vui buồn
Ta lại về phố thị thân thương
Vòng tay ấm, bữa cơm sum họp
Và riêng, chung bao chuyện vui buồn
Biển dẫu yên mà lòng ta lại động
Lắng tin xa những cơn bão chập chờn
Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi
Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn
Lắng tin xa những cơn bão chập chờn
Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi
Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn
Minh họa: Tuấn Anh |
Ôm lính đảo yêu tin bao gương mặt
Tuổi đôi mươi lồng lộng biển trời
Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn
Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”
Tuổi đôi mươi lồng lộng biển trời
Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn
Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”
Muốn ôm ghì bãi san hô - chiến lũy
Những pháo đài vươn sóng Bạch Đằng giang
Khi Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử
Lúc dịu dàng Tiên Nữ, An Bang…
Những pháo đài vươn sóng Bạch Đằng giang
Khi Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử
Lúc dịu dàng Tiên Nữ, An Bang…
Trước Trường Sa thấy mình bé nhỏ
Tựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơn
Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác
Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn
Tựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơn
Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác
Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn
Đêm không ngủ Trường Sa, đêm trở gió
Gió hồng hoang ào ạt phía Hoàng Sa
Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc
Ấp cờ đỏ (*) lên tim mắt bỗng lệ nhòa
Gió hồng hoang ào ạt phía Hoàng Sa
Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc
Ấp cờ đỏ (*) lên tim mắt bỗng lệ nhòa
Trường Sa, đêm 28.4.2012
Nguyễn Thế kỷ
(*) Lá cờ đỏ bạc màu nắng gió quân và dân huyện đảo Trường Sa tặng đoàn công tác từ đất liền ra thăm quần đảo.
Ngày thơ và ngư dân Mai Phụng Lưu
Ngày thơ và ngư dân Mai Phụng Lưu
06/02/2012 11:12Ngư dân Mai Phụng Lưu - Ảnh: Hiển Cừ |
(TNO) Ngày Thơ tại Quảng Ngãi năm nay mang tên Trường lũy biển Đông
sẽ được đón một vị khách đặc biệt: đó là ngư dân Mai Phụng Lưu cư trú
trên đảo Lý Sơn, người từng bốn lần bị Trung Quốc bắt, hành hạ và tịch
thu tàu thuyền ngư lưới cụ đòi tiền chuộc khi đang đánh cá tại quần đảo
Hoàng Sa.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. Thơ gắn kết mọi con người yêu cuộc sống và yêu tự do lại với nhau, bất kể thành phần xuất thân và tuổi tác. Có thể trong đời mình, ngư dân Mai Phụng Lưu do vất vả mưu sinh nên ít khi có dịp tiếp xúc với thơ.
Nhưng một ngư dân không chỉ biết đi đánh cá ở Hoàng Sa mà còn thấu hiểu đó là quần đảo của tổ tiên mình, một ngư dân biết trực tiếp ghi lại những hình ảnh hiếm hoi quý giá về Hoàng Sa bằng chiếc máy ảnh cà tàng của mình, một ngư dân biết mang hương ra Hoàng Sa để thắp trên hòn đảo mà ngày xưa cha ông mình từng trấn giữ, chắc chắn ngư dân ấy có một tâm hồn thơ mãnh liệt.
Người có tâm hồn thơ chưa hẳn đã cầm bút làm thơ, nhưng họ biết sống thơ, biết xúc cảm và chia sẻ trước cái Đẹp và cái Thiện, biết tha thiết yêu thương từng rạn san hô, từng bãi cát vàng trên những quần đảo thuộc chủ quyền của đất nước mình.
Những người như thế, họ yêu Thơ và yêu Nước, họ đưa tinh thần của Thơ tới mọi công việc vất vả và hiểm nguy hằng ngày. Tôi từng gặp và kính phục một ngư dân ở Đức Phổ vì anh đã viết và nhớ trong đầu hàng trăm bài thơ trong khi đang lái tàu đi đánh cá ở Trường Sa.
Có thể Mai Phụng Lưu chưa làm thơ, nhưng mỗi lần gặp anh, tất cả các nhà báo và nhà thơ đều công nhận ở người ngư dân mộc mạc thật thà này tiềm ẩn một năng lượng tinh thần lớn lao. Nếu được thể hiện ra bằng ngôn ngữ thì năng lượng tinh thần ấy sẽ hiện hình thành những câu thơ, những bài thơ.
Người Việt Nam vốn yêu Thơ, tuy không phải ai cũng làm thơ, nhưng Thơ luôn tìm được cách để đến với họ trong bao nhiêu hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Tôi nghĩ, với Ngày Thơ hằng năm, chúng ta nên đưa tinh thần sống thơ đến với tất cả mọi người, dù họ là nông dân, ngư dân hay công nhân. Dĩ nhiên, những người có học, những người sở hữu tri thức cao thì lại càng có cơ hội gắn bó và sống thơ nhiều hơn.
Nhưng những người lao động bình thường, lao động vất vả khác cũng không hề xa lạ với Thơ. Họ sẽ sống thơ vào những lúc mà chính họ cũng không ngờ tới. Thơ đáng yêu và lạ lùng là vậy!
Khi ngư dân Mai Phụng Lưu xuất hiện trong Ngày Thơ, thì Ngày Thơ ấy được thấm đẫm mồ hôi của cần lao và đau đáu nỗi niềm của người Việt - Lý Sơn, Việt - Quảng Ngãi yêu nước. Bởi, với người Việt Nam bây giờ, yêu Hoàng Sa và Trường Sa là yêu nước, phải không bạn?
Chúc ngư dân Mai Phụng Lưu lên đường may mắn trong vụ cá năm nay! Anh trúng mùa cá thì Thơ cũng được mùa Thơ đấy.
Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người. Thơ gắn kết mọi con người yêu cuộc sống và yêu tự do lại với nhau, bất kể thành phần xuất thân và tuổi tác. Có thể trong đời mình, ngư dân Mai Phụng Lưu do vất vả mưu sinh nên ít khi có dịp tiếp xúc với thơ.
Nhưng một ngư dân không chỉ biết đi đánh cá ở Hoàng Sa mà còn thấu hiểu đó là quần đảo của tổ tiên mình, một ngư dân biết trực tiếp ghi lại những hình ảnh hiếm hoi quý giá về Hoàng Sa bằng chiếc máy ảnh cà tàng của mình, một ngư dân biết mang hương ra Hoàng Sa để thắp trên hòn đảo mà ngày xưa cha ông mình từng trấn giữ, chắc chắn ngư dân ấy có một tâm hồn thơ mãnh liệt.
Người có tâm hồn thơ chưa hẳn đã cầm bút làm thơ, nhưng họ biết sống thơ, biết xúc cảm và chia sẻ trước cái Đẹp và cái Thiện, biết tha thiết yêu thương từng rạn san hô, từng bãi cát vàng trên những quần đảo thuộc chủ quyền của đất nước mình.
Những người như thế, họ yêu Thơ và yêu Nước, họ đưa tinh thần của Thơ tới mọi công việc vất vả và hiểm nguy hằng ngày. Tôi từng gặp và kính phục một ngư dân ở Đức Phổ vì anh đã viết và nhớ trong đầu hàng trăm bài thơ trong khi đang lái tàu đi đánh cá ở Trường Sa.
Có thể Mai Phụng Lưu chưa làm thơ, nhưng mỗi lần gặp anh, tất cả các nhà báo và nhà thơ đều công nhận ở người ngư dân mộc mạc thật thà này tiềm ẩn một năng lượng tinh thần lớn lao. Nếu được thể hiện ra bằng ngôn ngữ thì năng lượng tinh thần ấy sẽ hiện hình thành những câu thơ, những bài thơ.
Người Việt Nam vốn yêu Thơ, tuy không phải ai cũng làm thơ, nhưng Thơ luôn tìm được cách để đến với họ trong bao nhiêu hoàn cảnh và thời gian khác nhau. Tôi nghĩ, với Ngày Thơ hằng năm, chúng ta nên đưa tinh thần sống thơ đến với tất cả mọi người, dù họ là nông dân, ngư dân hay công nhân. Dĩ nhiên, những người có học, những người sở hữu tri thức cao thì lại càng có cơ hội gắn bó và sống thơ nhiều hơn.
Nhưng những người lao động bình thường, lao động vất vả khác cũng không hề xa lạ với Thơ. Họ sẽ sống thơ vào những lúc mà chính họ cũng không ngờ tới. Thơ đáng yêu và lạ lùng là vậy!
Khi ngư dân Mai Phụng Lưu xuất hiện trong Ngày Thơ, thì Ngày Thơ ấy được thấm đẫm mồ hôi của cần lao và đau đáu nỗi niềm của người Việt - Lý Sơn, Việt - Quảng Ngãi yêu nước. Bởi, với người Việt Nam bây giờ, yêu Hoàng Sa và Trường Sa là yêu nước, phải không bạn?
Chúc ngư dân Mai Phụng Lưu lên đường may mắn trong vụ cá năm nay! Anh trúng mùa cá thì Thơ cũng được mùa Thơ đấy.
Thanh Thảo
Nguyễn Đức Hùng
Một
chút suy nghĩ. Nhìn lại quá khứ. Cuộc sống có những lúc đưa ta vào
tuyệt vọng. nhưng không phải chúng ta ai ai cũng vượt qua hết. Có người
đi tìm cái chết, có người sống trong đau khổ, có người cho nó là thử
thách, nhưng không phải. Đó là sự sinh tồn của con người. Đó là điều tất
yếu mà điều hiển nhiên và sự thật. Nhưng tại sao con người lại cho nó
là tồi tệ của loài người chứ. Có bao giờ bạn nhìn lại hiện tại lúc mình
đang nghĩ và quá khứ chưa, có bao giờ bạn nghĩ mình có được những gì
trong tay khi so với quá khứ, có được những gì trong tương lai, và (có
bao giờ? có bao giờ?). Nếu chúng ta muốn nhìn lại quá khứ, muốn cảm nhận
được nó, thì các bạn hãy định nghĩa cho tôi thời gian nhé. Thế thời
gian là gì, có phải thời gian là những gì mà ta cảm nhận bằng tất cả
những gì của giác quan của con người phải không. Rồi khi chúng ta suy
nghĩ lại ,chúng ta đã nhớ các giác quan cảm nhận được những gì chứ, có
phải là * hồi tưởng kí ức * hay là những thay đổi của dạng vật chất lúc
sau khác với ban đầu cũng là thời gian đấy ư. Thế một con người thì sống
được bao lâu tuổi chứ, và con người đó đã làm gì cho mình khi cả cuộc
đời này để sống chứ. Hãy bắt đầu từ bây cùng với chúng tôi nhé. Nguyễn
Đức Hùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét