Việt Nam ta có hơn 80 triệu người tức hơn 80 triệu
miệng ăn, nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Giải pháp hữu hiệu để cứu nền kinh
tế lúc này là khuyến khích người dân rút tiền tiết kiệm ra chi tiêu, đầu
tư để quay vòng vốn.
Siết chặt đầu tư công để phát triển kinh tế/
Siết chặt đầu tư công để phát triển kinh tế/
Tôi còn nhớ bài phát biểu của GS. Morris Kotler năm
2008, khi ông phân tích rõ động lực tăng trưởng của một quốc gia phụ
thuộc vào ba yếu tố: nguồn vốn đầu tư (Capital) + cải thiện năng suất
lao động (Labor efficiency) + cải tiến công nghệ (Innovation).
Trong ba yếu tố này thì tăng trưởng của Việt Nam dựa
vào hơn 90% yếu tố đầu tiên (vốn đầu tư), khi những năm 2006 - 2008 sự
bùng nổ của chứng khoán và bất động sản kéo theo số vốn FDI lên đến 100%
GDP của Việt Nam.
Điều đó dễ dàng giải thích vì sao khi nguồn vốn mới
giảm mạnh, tăng trưởng của Việt Nam khó gượng dậy vì hai động lực tăng
trưởng còn lại đều là những yếu tố mang tính dài hạn, không thể bỗng
chốc cải thiện được ngay.
Bây giờ ta trở về với phương trình vĩ mô kinh điển và cơ bản: GDP = C + I + G + (Ex-Imp).
Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội
C: tiêu dùng cá nhân
I: tổng đầu tư
G: chi tiêu Chính phủ
Ex: xuất khẩu
Imp: nhập khẩu
Chúng ta hãy cùng phân tích để tìm động lực phát triển kinh tế nước nhà.
1. Chữ I (tổng đầu tư)
Chữ "I" như đã nói ở trên nay "đuối" rồi, vốn ngoại
giảm, tín dụng "thắt", ai cũng "kẹt" (hoặc bị "kẹp"). Tuy nhiên sự đáng
lo là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI (Return On Investment), cái "roi" nó
"đánh" chữ I.
Nếu như nguồn vốn ngoại trong 3 năm qua + tăng trưởng
tín dụng chóng mặt (>30% những năm 2006-2010) thì với ROI "khả dĩ" 5%
- 7%/năm thì chúng ta đâu đến nỗi chật vật với cái tỷ lệ tăng trưởng
4.5% của quý I.
Vậy tiền đi về đâu? Đầu tư vào cái gì? Hầu hết đầu tư vào bất động sản và hạ tầng, những thứ một khi đã "tắc" là "chết".
2. Chữ G (chi tiêu Chính phủ)
Nhìn vào chữ G càng đáng lo hơn. "Bẫy" GDP là ở đây.
Khi Chính phủ bỏ tiền ra xây một con đường thì số tiền X được ghi nhận
vào GDP. Vài tháng sau đường ngập phải đôn lên vài chục cm, ghi nhận X+
vào GDP.
Nửa năm sau sụt lún, nứt, ổ voi, hố từ thần, sửa, lại
cộng X++ vào GDP. Một năm sau ông ống nước, ông nhà đèn, bứng toàn bộ
lên cho thêm mấy cái ống vào, phải làm lại toàn bộ mặt đường, lại X++++
thêm vào GDP...Cứ như thế một đoạn đường giá trị đã tăng lên gấp n lần
và "đóng góp tích cực" vào GDP nước nhà.
Rồi một dự án khác ngốn đến tiền tỷ USD trong chục năm qua tại thành phố là dự án đào đường lắp cống...
Tuy nhiên cái khả năng hủy hoại tiểu thủ thương nghiệp địa phương thì vô song, từ các cửa hàng mặt tiền tại các quận sầm uất nhất sa sút, rồi đóng cửa, đổi chủ đến giao thông tắc nghẽn... cái chi phí này ko biết "hạch toán" vào đâu? Thực tế về phía cạnh "đầu tư" thì chi phí cơ hội này là chi phí trực tiếp của dự án, nếu tính thế thì sẽ dễ hiểu cái ROI của chữ I nhà ta.
Tuy nhiên cái khả năng hủy hoại tiểu thủ thương nghiệp địa phương thì vô song, từ các cửa hàng mặt tiền tại các quận sầm uất nhất sa sút, rồi đóng cửa, đổi chủ đến giao thông tắc nghẽn... cái chi phí này ko biết "hạch toán" vào đâu? Thực tế về phía cạnh "đầu tư" thì chi phí cơ hội này là chi phí trực tiếp của dự án, nếu tính thế thì sẽ dễ hiểu cái ROI của chữ I nhà ta.
Một đề án "cải cách chương trình giáo dục" ngốn hết 1
tỷ USD để rồi sách giáo khoa càng ngày càng "to", càng "dày", con cái
nhà ta càng khổ, mà đã "khổ" thì làm sao mà "khôn"?
Ấy thế nên nhiều phụ huynh phải giẫm đạp nhau cho con
vào trường quốc tế, trường tư, thực nghiệm... chả biết thế nào nhưng ít
ra "đỡ khổ".
3. Chữ "Ex" chữ "Imp" (xuất nhập khẩu)
Cái này thì khỏi bàn vì ai cũng biết cán cân thương
mại chúng ta "lệch" cỡ nào. Gần đây thâm hụt "giảm", chẳng qua vì hết
tiền mua ôtô - ipad - vàng nên nhập siêu giảm thôi. Chứ cái Ex thì tăng
trưởng chậm lại thấy rõ mà!
4. Chữ C (tiêu dùng cá nhân) - niềm hy vọng lớn
Chữ C có lẽ là hy vọng cuối lớn lao. Hơn 80 triệu
người, 80 triệu cái miệng ăn, tuyệt vời hơn (so với cả các nước phương
Tây) là 80 triệu miệng ăn này há ra chưa "mắc quai (nợ)" nhiều.
Tỷ lệ nợ trên mỗi cá nhân Việt Nam thấp thế nào ai
cũng biết, tỷ lệ tiết kiệm (saving), đặc biệt bằng "đô" - bằng "vàng" là
1 khối tài sản khổng lồ không ai biết rõ bao nhiêu, chỉ biết là nhiều,
nhiều lắm!
Có lẽ hy vọng bây giờ là khiến 80 triệu người dân Việt
Nam móc túi ra tiêu, rồi lại làm, rồi lại tiêu, cứ thế là giàu thôi.
Nghe có vẻ lạ, càng "ăn" càng "xài" càng giàu! Nhưng nó là quy luật phát
triển tất yếu của nền kinh tế.
Đỗ Chí Hiếu
Tác giả Đỗ Chí Hiếu, sinh năm1983, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành QTKD-Tài chính Kế toán tại Đại học Macquarie - Sydney, MBA của ĐH Hawaii. Đã từng công tác tại Great Eastern Life Assurance, VinaCapital và hiện nay làm cho Deloitte Vietnam. |
Theo dòng sự kiện: |
đọc thấy vui vui
Viết rất có chuyên môn, pha thêm hài hước, dí dỏm của thực tế tại VN. Tóm lại là một bài viết hay, đáng đọc.
Ý kiến khác
Bạn Hiếu phân tích như
vậy là dựa trên cơ sở lý thuyết thôi ! Trong khi thực tế nên kinh tế VN
là một nền kinh tế mở, việc chúng ta tiêu xài quá nhiều hàng hóa nhập
khẩu lại là một vấn đề khác, hơn nữa khi nên kinh tế khó khăn, thu nhập
dân cư giảm xuống thì người dân có xu hướng hạn chế tiêu dùng để "bảo
hiểm" cho tương lai. Ngược lại, khi kinh tế có dầu hiệu lạc quan, họ sẽ
tăng chi tiêu do họ tin rằng thu nhập tương sẽ tăng. Tóm lại, tập trung
cải thiện các yếu tố vĩ mô mới là cốt lõi vấn đề chứ không phải cổ xúy
cho việc tiêu xài.
Phân tích không sai nhưng thiếu cơ bản!
Bạn có biết trong 80
triệu dân có bao nhiêu người giàu, bao nhiêu người nghèo, bao nhiêu
người có khả năng rút tiết kiệm để chi tiêu, đầu tư để quay vòng vốn và
bao nhiêu người phải chắt chiu từng đồng mới đủ nuôi con ăn học, tôi
nghĩ tỷ lệ này là rất lớn cũng như trình độ dân trí cũng vậy, nhưng dù
sao cũng cảm ơn bạn đã phân tích những chỉ số kinh tế khá chuẩn để ai
cũng hiểu được rằng muốn phát triển kinh tế vững bền chúng ta, những
công dân VN cùng nhau góp sức trong khả năng có thể, đặc biệt cùng với
chủ trương của chính phủ bài trừ mọi tệ nạn như: tham nhũng, lãng phí
của công...
Tiêu dùng cá nhân
Lấy tiêu dùng cá nhân làm đòn bẫy thúc đẩy kinh tế thì đúng là nền kinh tế quả bong bóng.
Tôi đồng ý kiến
Theo tôi thấy thực tế. " CÓ LÀM THÌ MỚI CÓ ĂN, CÓ ĂN THÌ MỚI CÓ LÀM" Điều này theo quy luật của cuộc sống tự nhiên.
Các bạn thử ngẫm mà xem.
mong cho đất nước ta ngày càng phát triển vững mạnh.
Các bạn thử ngẫm mà xem.
mong cho đất nước ta ngày càng phát triển vững mạnh.
Bài viết hay
Tôi thấy bài viết phân tích chi tiết và rất hay. Hy vọng mọi người đọc và tham khảo áp dụng với mình.
Chữ C - Tiêu dùng cá nhân
Bài của tác giả phân
tích để giải quyết vấn đề kinh tế hiện nay của Việt Nam thì hy vọng cuối
cùng theo tác giả là Tiêu dùng cá nhân: tức là Tiêu ăn, rồi lại làm,
rồi lại tiêu, cứ thế là giàu ??? Nhưng tác giả quên 1 điều: Tiêu ăn, rồi
lại làm ..... Thời buổi này, tỷ lệ thất nghiệp ở các nước khá cao trong
đó có Việt Nam, vậy công ăn việc làm không đủ cho người tiêu dùng thì
lấy nguồn đâu mà chi tiêu hoang phí. Đôi điều chia sẻ với tác giả.
đúng
Ông Đỗ nói đúng đó. Bài
học này tôi đã được học từ khi học Đại học. Phải tiêu xài thì kinh tế
mới phát triển. Ai cũng tiết kiệm không chi tiêu thì chỉ khá cho bản
thân trong khoảng thời gian nhất định về lâu dài sẽ giậm chân tại chỗ do
ảnh hưởng của nền kinh tế chung đang trì trệ. Do hàng hóa sản xuất ra
ít người tiêu thụ, nhà máy sẽ thu hẹp sản xuất dẫn đến giảm nhân công
lao động, thất nghiệp................... Tuy nhiên, chỉ chi tiêu trong
khả năng cho phép, chứ vung tay quá trán thì chưa kịp giàu đã nghèo, mà
đã nghèo thì càng nghèo.
hay...!
Bài viết phân tích rất
chính xác rà rất hợp lý. Khi tôi học ở Assumption University-Thailand,
giáo viên cứ hay nhắc đến biến số " n " của ROI . 'n" càng cao tham
nhũng và lũng đoạn càng nhiều. cảm ơn bài viết
Nghĩ đơn giản thôi.
Bài viết rất chi tiết và
nhiều viện dẫn. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả, nhưng không phải là
sau khi đọc xong bài viết mà ngay khi đọc tiêu đề bài viết này. Nghĩ một
cách đơn giản là đa số chúng ta đang cố giữ một thứ chỉ có thể sinh sản
khi nó được đem ra khỏi két sắt!!! Giống như một chiếc xe máy, khi một
bộ phận giảm năng suất hoạt động thì chắc chắn chiếc xe đó sẽ chạy yếu
dần (và lâu dài sẽ dẫn đến không thể hoạt động nữa). Cái cốt yếu của vấn
đề này là khuyến khích người dân tiêu dùng nhiều hơn và thông minh hơn.
Đại thể như trong thời chiến tranh, nhân dân góp
vàng cho nhà nước để vượt qua khó khăn. Tiêu dùng thông minh là chọn mua
những mặt hàng vừa có ích cho chính gia đình mình va có ích cho các
công ty , xí nghiệp nước nhà. ( tiêu chí người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam) Tôi tin rằng chính từ những việc làm cơ bản như vậy chúng ta đã
trực tiếp tham gia vào việc giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng
hoảng và giúp tự bản thân chúng ta. Cảm ơn tác giả Đỗ Chí Hiếu.
Đúng quá
Bài viết này hay quá.
Trước đây mình đi học cũng nghe các giáo sư tiến sĩ giảng như thế nhưng
văn hóa của người Việt Nam là TIẾT KIỆM nên việc thúc đẩy tiêu dùng có
vẻ khó thực hiện tại Việt Nam. Để làm được điều này, Việt Nam mình cần
xây dựng chưong trình cụ thể. Ví dụ: ở Singapore người ta có các tháng
sale off toàn quốc để người dân đổ xô đi mua sắm. Vì thế, Việt Nam nên
bắt chước có các tháng sale off rầm rộ toàn quốc để kêu gọi mọi người đi
mua sắm.
GDP
Trong tình hình kinh tế
bất ổn hiện nay, chỉ có người giàu thì mới dám chi tiêu thoải mái mà
thôi. 80 triệu người VN, đại đa số là nông dân, công nhân, những người
nghèo khổ suốt đời, lấy đâu ra tiền mà càng "ăn" càng "xài" càng giàu?
Tôi tán thành giả pháp kích cầu tiêu dùng
Là một người dân bình
thường và một gia đinh như bao gia đình khác, cá nhân tôi và gia đinh
tôi cũng cảm nhận sự ngột gạt của thị trường đưa lại. Mình cũng bán hàng
, cũng sản xuất... nhưng nếu mình tiết kiệm không mua hàng hóa của
người ta thì mình mang hàng đi bán người ta cũng không mua của mình vì
họ cũng như mình tiết kiệm, thắt chặt chi tiêu....và cuối cùng hàng tồn
kho... sản xuất đình trệ càng đình trệ....... từ chuyện gia đình ,
chuyện bán buôn, chăn nuôi nhỏ lẻ tới vĩ mô của nền kinh tế cũng không
ngoại lệ.
Cẩn thận với chữ C (consume) của bạn.
Ai học qua
Micro-Economic và Macro-Economic cũng biết công thức của bạn. Đối với
những nước nhập siêu như Vietnam chúng ta thì nên xét lại. Không khéo
lại đem tiền tiết kiệm của mình đổ vào túi nước ngoài. Bài toán kinh tế
cho một quốc gia rất lớn, nhiều chính sách điều tiết của chính phủ kể cả
ngân hàng trung ương họp nhau mới có thể làm được. Đẩy chữ C lên lớn
quá có thể như Hy Lạp hay Tây Ban Nha bây giờ. Chúc bạn có thêm nhiều
thú vị khi nghiên cứu về kinh tế học. Thân mến!
Tăng chỉ số khác đi
Phân tích hay lắm, nhưng
tác giả quên 1 câu "cha chung không ai khóc" kêu dân ăn tiêu xài tiền
tiết kiệm để cho chỉ số GDP tăng à???? thôi tìm cách tăng những cái chỉ
số khác đi!!!!
Tham khảo thêm Austrian School of Business
Theo lí luận của bạn thì
chỉ đúng với Classical School of Economic. Theo Austrian School, nếu
chi tiêu (spending) nhiều, trong khi saving (trong ngân hàng) ko có sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển mở rộng (expansion) của nền
kinh tế. Ngoài ra theo Austrian, nhà nước tăng chi tiêu (tăng G) theo
cách làm của Mỹ và VN hiện nay sẽ ảnh hưởng rất lớn cho nền kinh tế. Họ
cho rằng nếu nhà nước ko can thiệp nên kinh tế, khủng hoảng năm 2008 sẽ
chấm dứt sau 6 tháng tới 1 năm. Nhưng do ảnh hưởng tác dụng phụ của việc
tăng G (chi tiêu chính phủ từ gói kích cầu), khủng hoảng mới kéo dài
tới ngày nay. Mặt khác, các nhà kinh tế free-market system cho rằng sự
khủng hoảng là 1 cách để nền kinh tế chữa lành vết thương sau khi bị con
người can thiệp = những cách làm sai lầm, ngược với quy luật kinh tế
(ví dụ khủng hoảng 2008 xảy ra là do chính sách sai lầm của chính phủ
Mỹ). Nay con người dùng biện pháp sai lầm để cản trở sự tự phục hồi của
nên kinh tế sẽ tạo ra 1 sai lầm tiếp theo. COn người càng cố khắc phục
sẽ làm sai lầm này nối tiếp sai lầm khác. Những điều mình đề cập là do
các nhà kinh tế thuộc Austrian School of Economic nói. Còn của bạn là do
Classical School nói. Mọi bên có lí của nó, ko thể phán rằng ai đúng ai
sai.
MBA phân tích có khác
GDP được tính theo hai
cách hoàn toàn trái ngược nhau: một là theo tổng chi tiêu và thứ hai là
do tổng sản lượng sản xuất. Nếu theo đánh giá tác giả thì chi tiêu sẽ
góp phần đẩy GDP lên nhưng mặt khác theo tôi nghĩ nó cũng kéo GDP xuống
vì sẽ tăng nhập siêu vì người Việt giàu thì chuộng dùng những đồ ngoại
xa xỉ người Việt nghèo thì dùng đồ tàu giá rẻ. Nên muốn người Việt giầu
thì nên đánh giá GDP bằng chiều ngược lại đố là tổng sản lượng sản xuất
và khuyến khích người Việt dùng đồ Việt.
có ai có số liệu thục tế hơn không
Trả lờiXóa