"KỲ NÀY EM TUYỀN CHƠI NGANG"
Hôm
vừa rồi mình gặp hắn.
Chả là rỗi rỗi thì ghé về quê. Về quê tự dưng
thèm ăn bánh chưng. Nhà hắn lại có nghề làm bánh chưng gia truyền…(đã có lần
lên cả ti vi- Oai thế!) Vậy là định đến nhà hắn mua bánh chưng. Nhưng lại nghĩ
chưa chắc hắn đã có nhà…
Trước
đấy được nghe kể về chuyện dân xóm mình tụ tập làm đơn khiếu nại lên Tỉnh lên
Trung ương đòi đất. Mà cái “xóm thù dai” đi đòi đất thì thế nào mà chả có hắn.
Vậy thì hắn vắng nhà…
Lại
nghĩ hắn có đi vắng thì vợ con hắn sẽ bán hàng. Vậy thì cứ đi.
Đến
nhà hắn thì thấy hắn đang ở nhà. Hắn nhăn răng cười tươi tắn lắm…
Hỏi:
“Tưởng chú giờ này ở tận đẩu tận đâu?”
Hắn
cười cười:
-
Bác cứ trêu em! Nhà em, em ở… việc gì em phải đi đâu!
-
Sao bảo mấy năm trước người ta lấy cả khu ruộng Đồng Đơn cho doanh nghiệp. Nhà
chú không có ruộng ở đấy à?
Hắn
trả lời:
-
Sao vậy?
-
Vì em không đồng ý…
Mình
lấy làm lạ. Chả nhẽ chính quyền lại chịu. Hắn thấy vẻ mặt ngơ ngác của mình thì
thong thả nói:
-
Kỳ này em tuyền chơi ngang … bác ạ. Ruộng em có sổ đỏ hẳn hoi. Em không đồng ý
thì đố đứa nào lấy được đất của em.
Đúng
là thằng ngang thật. Nhưng gặng hỏi thêm tý nữa:
-
Thế các nhà khác không có sổ đỏ à.
Hắn
cười:
-
Có cả đấy chứ. Nhưng mà dại. Bây giờ hối không được. Bây giờ mới chạy đi mà đòi.
Rồi
hắn thong thả kể, vừa kể vừa nói tục. Cái tính hắn vẫn thế.
-
Ấy là bởi em là nông dân hạng chín bác ạ! Nông dân thì phải bám đất mà sống, em
làm được bánh chưng ngon cũng là bởi giống nếp thuần cấy từ ruộng nhà. Có một
thằng xã bên vỡ hụi năm nào bán sới trốn nợ nhảy vào Nghệ An buôn gỗ lậu thoắt
một phát đi ô tô về thành đại gia. Tài thế. Nó làm việc với xã, với huyện... đi
lại kết nghĩa anh em với lãnh đạo, mặt cứ nghênh nghênh như trâu đực nghênh đít trâu cái... ra điều hợm
của. Trông mà lộn tiết. Rồi tự dưng rầm một phát: trên giời rơi xuống cái đề án phát
triển công nghiệp dịch vụ... Thế là xã triệu tập tất cả bà con có ruộng ở cánh Đồng
Đơn…
-
Tất tần tật?
-
Vơng! Tất tần tật. Đầu tiên xã trình bày dự án hoành tráng lắm nào là xây dựng
bệnh viện tư nhân có cả máy cắt lớp như Bạch Mai với Việt Đức, dân làng ta chẳng
may đánh nhau hay tai nạn giao thông nếu vỡ đầu chụp phát chữa khỏi ngay, nào là
siêu thị hàng hoá như nước, nào khu giải trí, dịch vụ hậu cần vận tải... Kinh
thế! Vì vậy theo đề án sẽ thu hồi đất
cho doanh nghiệp. Có đền bù thoả đáng theo khung giá Nhà nước. Mỗi sào ruộng
(360m2) được gần 11 triệu.
-
Nó nói vậy mà cũng nghe à? Mình hỏi.
- Thực ra chẳng ai nghe. Dịch vụ dịch
viếc thì mặc cha chúng nó. Nhưng mà lại có tin năm 2013 chia lại ruộng.
-
Chia lại ruộng thì làm sao?
-
Ngu là ở cái chỗ ấy bác ạ! Ai cũng nghĩ
bây giờ người ta thu hồi đến lúc đó chia lại thì mình lại có ruộng. Cấy một sào
ruộng mỗi vụ bây giờ, sau khi trừ hết chi phí chỉ còn non một tạ thóc. Vị chi là
năm trăm. Năm hai vụ mới được triệu bạc. Ba năm làm ật cổ ra mới được 3 triệu. Mà
ngay giờ đã có mười một triệu lại chả phải làm gì. Mười một triệu với dân chúng
em là nhớn lắm. Chí ít ba năm nhàn thân mà vẫn có món tiền tột. Vậy là đồng ý.
- Chả nhẽ cả làng đều nghĩ vậy?
-
Bác cứ nói vậy. Đây là em chỉ nói một số người thôi. Số đông vẫn không đồng ý.
-
Vậy sao người ta vẫn thu hồi được?
-
Thì bác tính… người nông dân chúng em mỗi người gánh đến dăm cái chức hội viên.
Nào là Hội viên hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội viên Chữ thập
đỏ, hội viên cựu quân nhân, hội viên Dương vật cảnh…
-
Cái chú này… làm gì có hội Dương vật cảnh?
Hắn
hì hì:
-
Ấy chết… em nhầm! Sinh vật cảnh. Đúng ! Sinh vật cảnh. Rồi Đảng viên Đoàn viên…
-
Nhiều Hội thì làm sao?
- Em là em cứ nói thật. Ngày xưa ba bộ đồng tình bóp vú con tôi. Còn bây
giờ thì trăm hội đồng tình lấy đất nhà
tôi!
Mình
hoảng. Thằng này phản động thật rồi...
-
Thế này nhá: Dăm ba người nghĩ là sẽ chia ruộng lại, tham mười một triệu đã đồng
ý giao ruộng ngay từ đầu thì không nói làm gì. Còn lại số đông có ý thức một tý,
khôn hơn một tý thì bị bao vây ngay. Đầu tiên là mấy ông bà đảng viên, Nghị quyết
của Đảng uỷ không chấp hành mà được à, khai trừ ngay chứ bỡn.
Mình
bảo: “Đảng viên xóm ta có vài ba chục ông chứ có đâu mà nhiều”
Hắn
nói tiếp:
-
Chưa hết. Danh sách các hộ không chịu giao ruộng còn được gửi lên tất cả các cơ
quan, trường học...
-
Cơ quan Nhà nước với trường học thì liên quan gì đến ruộng đất xóm ta?
-
Bác buồn cười thật. Đấy là người ta choảng vào những nhà có con em là công nhân
viên chức... Danh sách được gửi đến tất cả lãnh đạo các Phòng Ban từ Y tế Giáo
dục đến Uỷ ban các cấp, Thuỷ nông Thuỷ lợi... tất tần tật đều doạ: nếu không vận
động gia đình thì... thì thôi việc về nhà
mà... coi ruộng. Cánh này hoảng dúm tứ túc khóc lóc ăn vạ bố mẹ... Nhiều nhà đành
nuốt nước mắt mà ký.
Còn lại
là tất cả các hội đoàn từ dương vật cảnh giở lên... ấy chết em lại quên, từ
sinh vật cảnh giở lên đến cựu quân nhân, cựu chiến binh, phụ nữ thanh niên, người
cao tuổi... Gớm! Thăm hỏi vận động đi lại như con thoi, nhà nhà nườm nượp quỷ chưa ra ma
đã vào... Doạ đủ kiểu. Có đoàn thể còn doạ nếu không giao nộp ruộng thì sẽ bị
khai trừ, nếu chết không có vòng hoa, không đưa ma... Úi giời! Kinh thế... Em
nghĩ sống còn chẳng ăn ai lo gì chết để được các ông ấy viếng. Cuối cùng đến xóm,
hội đồng xóm doạ không đưa vào danh sách Gia đình Văn Hoá...
-
Gia đình Văn hoá thì được cái gì. Mà tại sao lại không Gia đình Văn Hoá.
-
Ấy chỉ được cái giấy chứng nhận treo trên vách. Nhưng không có cái ấy thì cũng
xấu hổ lắm, vậy ra gia đình mình không văn hoá... Mà lại không văn hoá vì cái tội
chống lại chủ trương chính sách, còn nặng hơn tội hủ hoá hiếp dâm, ma tuý, ăn trộm
ăn cắp ấy chứ...
-
Vậy sao ruộng nhà chú vẫn còn?
-
Bác biết rồi đấy, em cũng là lính về... nhưng em chán. Chán từ cái dạo
nó bắt
em đập nhà... Vậy là em chẳng hội đoàn gì sất. Có mấy đứa con phải có tý
ruộng để
lấy tý thóc mà ăn. Mấy lị chả việc gì để chúng nó khôn hết phần. Tức một
nỗi bao nhiêu đoàn thể hùa vào để lấy đất của dân cho một thằng nhà
giầu. Vậy là em "chơi"
ngang. Rồi em cấm chỉ vợ con không đoàn thể gì cho đỡ rát ruột. Hì hì...
Dạo này
em tuyền "chơi" ngang. Bây giờ hơn sào đất của em nằm án ngữ ngay trước
mặt cái
khu dịch vụ dịch viếc của nó. Nó bao tường xung quanh rồi đổ đất làm
được mỗi cái
cây xăng toen hoẻn, còn lại để hoang mấy năm nay. Chắc là sau này sẽ
phân lô bán
nền. Đấy rồi bác xem. Em còn lạ gì.
-
Thế chú vẫn còn cấy lúa ở ruộng ấy chứ?
-
Em vẫn cấy chứ! Nhưng cũng khốn khổ lắm. Mấy lần nó gạ đổi ruộng ra khu khác.
Em không đổi. Ruộng em, em vẫn cấy việc gì phải đổi chác. Vừa rồi nó lại gạ bán
cho nó với giá mấy trăm triệu. Em vẫn không nghe. Vậy là nó giở cái trò đểu ném
cả mảnh sành, rác bẩn xuống ruộng nhà em. Em chửi toáng lên cái quân chó má không
ăn cướp được nên giở trò bẩn, giầu mà bẩn. Bẩn như chó! Nó bảo em gây rối trật
tự. Dưng mà làm gì được em, mày đểu thế ông chém chết cha mày chứ ông lại sợ à,
dám phá hoại sản xuất, lại cố tình gây hại cho người khác. Chính quyền gọi em,
em mời ra ruộng mà chứng kiến. Vậy là đành im thít.
-
Thế những nhà khác đã nhận tiền sao lại còn đi khiếu kiện đòi đất?
-
Cái ấy thì em chả biết. Nhưng em đoán rằng vì nó giả cho người ta mỗi mét vuông
bằng giá một bát phở, rồi nó đổ tý đất bán hàng chục triệu... thì người ta xót.
Bóc lột thế là cùng. Bị áp bức, bị bóc lột là phải có đấu tranh. Quy luật chủ
nghĩa Mác dạy thế mà!
Thằng
này còn lí luận theo triết học Mác Lê nin cơ đấy! Kinh thật. Nhưng hỏi thêm câu
nữa:
-
Thế gia đình nhà chú có được là gia đình văn hoá không?
Hắn trợn mắt:
- Làm gì có. Cơ mà em đếch cần. Đất
em còn, mai ngày chúng nó phân lô bán nền, em cũng phân lô bán nền. Lơ mơ em sẽ
có cả ô tô ấy chứ lị. Oai không? Chả ai dại gì đổi cả một cơ nghiệp lấy cái mảnh
giấy...
-
Em nói vậy bác biết vậy. Đừng nói ra kẻo người ta lại sinh sự cưỡng chế thu hồi.
Mà cũng lạ. Động tý là cưỡng chế thu hồi. Họ coi dân mình chả ra cái thá gì. Cái
chỗ cần cưỡng chế thu hồi thì chả làm cho.
-
Chỗ nào? Mình tò mò hỏi...
Hắn
tưng tửng:
-
Đầy! Bác còn biết hơn em í chứ. Tỉ dụ như Hoàng Sa...
- Thôi...thôi....
Mình
vội bịt mồm hắn và lảng... cứ nói chuyện lâu với tay này thì không khéo bị quy là... Đúng là cái
thằng tuyền chơi ngang!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét