Phúc lợi xã hội không cao, nếu không tiết kiệm, khi ốm
đau, bạn sẽ không có tiền trang trải bệnh tật, không có tiền cho con cái
học hành. Bên cạnh đó khi nền kinh tế khủng hoảng, lượng tiền tiết kiệm
sẽ giúp quốc gia trụ vững và vượt qua khó khăn.
Sau khi đọc bài "Người Việt càng ăn càng xài thì càng giàu", cá nhân tôi có vài ý kiến muốn luận bàn.
Sự ứng dụng các học thuyết kinh tế ở mỗi nước là khác
nhau phụ thuộc nhiều yếu tố. Học thuyết mà tác giả Đỗ Chí Hiếu đưa ra
không thể vận dụng vào thực tế của Việt Nam.
I. Nền kinh tế nào cũng vậy, cần có hội đồng kinh tế
quốc gia, phải có những chuyên gia đưa ra quyết sách, đồng thời cũng cần
lắng nghe sự phản ứng của người dân để xem hiệu quả chính sách kinh tế.
Một mục tiêu kinh tế phải trải qua thời gian mới biết có hiệu quả
không.
Vấn đề này cực kì dài, phức tạp. Ví dụ: nói về lạm
phát, giai đoạn 1 (nhận thức được đang có lạm phát hay không, tốt hay
xấu), giai đoạn 2 (đưa ra mục tiêu), giai đoạn 3 (dùng biện pháp trung
gian: ví dụ hạ lãi suất, mua vào hoặc bán ra cổ phiếu, trái phiếu...);
giai đoạn 4 (xem mục tiêu đưa ra có hiệu quả không).
Nói gian nan là vì cần có kiến thức để nhận ra, giải
quyết, đưa ra chính sách đúng như mục đích cuối cùng, và sự chậm trễ thi
hành các bước (tiếng Anh gọi là Lag), ví dụ từ lúc có lạm phát tới lúc
nhà chính sách nhận ra phải mất thời gian, phải có sự chậm trễ nhất
định, hoặc thi hành chính sách từ trên xuống cũng có sự chậm trễ nhất
định.
Cái mà ông Đỗ Chí Hiếu đưa ra chỉ có ý nghĩa trên lý
thuyết, đưa ra quyết sách ai cũng cần được trang bị, nhưng nếu nói
"người Việt càng ăn càng xài thì càng giàu thì không đúng". Nó chỉ là
một yếu tố rất nhỏ, kinh tế có rất nhiều học thuyết, và các nước ứng
dụng mỗi khác.
Cái ông Hiếu nói thuộc về học thuyết Keyne (có thể tìm
hiểu thêm về Keynesian Theory (Keynes) trên Google). Nhưng một điều
quan trọng là học thuyết ông Hiếu đưa ra Keynesian Theory có 3 điểm cần
quan tâm trong thời kì hiện nay:
Thứ nhất: đó là học thuyết của người Mỹ,
nếu nghiên cứu chuyên sâu, quý vị sẽ biết ở một nền kinh tế lớn nhất
thế giới, họ sẽ đưa ra các học thuyết làm mờ mắt các nền kinh tế yếu và
nhỏ để duy trì địa vị thống trị.
Thứ hai: mỗi học thuyết đều có hạn chế, cái này quá
rõ, muốn vận dụng chính sách phải dùng tổng hợp các học thuyết, tận dụng
ưu điểm từng học thuyết.
Thứ 3: không nên vận dụng mù quáng học thuyết vào thực tế, hoặc cái của người ta làm của mình.
Việt Nam có đặc điểm riêng, Keynesian Theory sẽ được
ứng dụng nhiều ở Mỹ, Canada, Úc, châu Âu, nhưng khi về Việt Nam sẽ có sự
thay đổi chút ít ví dụ như: bạn tiêu tiền nhiều đồng nghĩa tiết kiệm
(Saving) bạn thấp. Điều này cực kì nguy hiểm vì 2 yếu tố:
Thứ nhất khi ốm đau, phúc lợi nhà nước chưa được cao
bạn có tự đủ tiền trang trải bệnh tật, con cái học hành? Thứ hai: sự
chống chọi với tác động bên ngoài sẽ yếu đi, ví dụ nền kinh tế khủng
hoảng, tiết kiệm nhiều sẽ giúp đứng vững.
II. Giàu hay nghèo chỉ là vấn đề tương đối, tùy khía cạnh đang xét, quan trọng là mục tiêu cuối cùng của nền kinh tế là gì?
Đầu tiên đưa ra các trường hợp :
1. Có nhiều tiền, bao gồm ngoại tệ mạnh nhưng không
mua được hàng hóa gì cho mình được, hoặc mua rồi nhưng chịu thuế suất
hàng năm cao, hàng năm phải đi báo thuế.
2. Tiền trong người ở mức trung bình nhưng bước ra
đường mạng Internet miễn phí, thoải mái cập nhật thông tin, trao đổi với
bạn bè năm châu...
3. Một người mới tốt nghiệp phổ thông sẽ nghĩ: nên vào đại học hay ra đi làm theo sở thích.
Trong 3 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy, giàu hay
không giàu chỉ là yếu tố tương đối, mục đích cuối cùng là chúng ta sở
hữu hoặc được hưởng những gì cũng như khả năng ổn định, giúp đỡ các thế
hệ trẻ sau này cũng có sự ổn định.
Giả dụ bạn có trong tay 1 tỷ đồng bạn có thể tiêu xài
thoải mái nhưng nếu đất nước có chiến tranh, hoặc thiên tai bão lũ, hoặc
các nước khác có thảm họa cần Việt Nam giúp đỡ khi đó sự tiết kiệm
(Saving) sẽ đóng vai trò lớn.
III. Kết luận
Ý kiến ông Hiếu về càng xài càng giàu chỉ đúng một
phần, và không toàn diện. Tiêu xài giúp tăng lượng cầu, dẫn đến tăng
lượng cung, hàng hóa phát triển, giải quyết việc làm, nhưng nói "càng
giàu " thì không đúng vì nhiều yếu tố đã phân tích ở trên.
Nhưng ông Hiếu là người có kiến thức trong kinh tế, xã
hội cần các nhà phản biện như ông để đưa kinh tế đi lên, đây là điều
hết sức quan trọng vì nhờ phản biện mà chúng ta tìm được phương án tốt
nhất.
Mai Hòa Nhạc
Tác giả Mai Hòa Nhạc hiện là sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng, trường Đại học khoa học kỹ thuật Nam Kinh Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét