Balance of Payment (BOP hay BP) – Tiếng Việt: Cán cân thanh toán quốc tế hay Bảng cân đối thu chi quốc tế – là bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lai giá trị tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Một BOP thường bao gồm các bộ phận sau:
1. Cán cân vãng lai (Current Account – CA), gồm 4 tiểu bộ phận:
- Cán cân thương mại (Trade Balance – TB) là bộ phận chính của CA,
phản ánh chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu về hàng hóa.
- Cán cân dịch vụ (Services – SE)
- Cán cân thu nhập (Income – IC)
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Current Transfers – Tr)
2. Cán cân vốn (Capital Balance – K) phản ánh luồng
vốn (ngắn hạn và dài hạn) di chuyển vào và ra một quốc gia. Việc phân
loại nguồn vốn ngắn hạn dài hạn chỉ mang tính chất tương đối và thời hạn
có thể thay đồi theo thời gian.
3. Cán cân cơ bản (Basic Balance – BB)
là tổng của cán cân vãng lai (CA) và Cán cân vốn dài hạn. Tính ổn định
của cán cân cơ bản ảnh hưởng lâu dài lên nền kinh tế và tỷ giá hối đoái.
4. Cán cân tổng thể (Overall Balance – OB) bằng tổng của CA và K trong điều kiện công tác thống kê chính xác tuyệt đối. Nếu có nhầm lẫn, sai sót thì:
Cán cân tổng thể = CA + K + Nhầm lẫn và sai sót
Trong đó hạng mục Nhầm lẫn và sai sót thống kê bao gồm các giao dịch
kinh tế thực tế đã xảy ra nhưng không được ghi chép hoặc ghi chép có
nhầm lẫn không chính xác.
Cán cân tổng thể là một chỉ tiêu quan trọng vì i) nếu thặng dư nó cho
biết số tiền một quốc gia có thể dùng để tăng (mua vào) dự trữ ngoại
hối và ii) nếu thâm hụt nó cho biết số tiền mà quốc gia đó phải trả bằng
cách giảm (bán ra) dự trữ ngoại hối là bao nhiêu.
Có 3 cách để tài trợ cho thâm hụt OB:
- Giảm dự trữ ngoại hối
- Vay (hay hợp đồng hoán đổi) IMF và các NHTW khác
- Tăng tài sản nợ tại các NHTW nước ngoài
5. Cán cân bù đắp chính thức (Official Financing Balance – OFB) bao gồm các hạng mục:
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (∆R)
- Tín dụng với IMF và các NHTW khác (L)
- Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân thanh toán (≠)
OFB = ∆R + L + ≠
6. Nhầm lẫn và sai sót (OM):
OM = – (CA + K + OFB)
Đây là căn cứ tính nhầm lẫn và sai sót khi lập BOP trong thực tế.
Cho đến nay, khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán
(BOP) mà không nói rõ đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư
hay thâm hụt cán cân tổng thể (OB), chính vì thế cán cân tổng thể còn
được gọi là cán cân thanh toán chính thức của quốc gia (Official
Settlements Balance).
Ý nghĩa BOP
Về mặt đầu tư, BOP là bản ghi chép tất cả các giao dịch được
thực hiện giữa một nước cụ thể và phần còn lại của thế giới trong một
khoảng thời gian xác định. BOP so sánh chênh lệch tính theo đồng dollar
giữa lượng xuất và nhập khẩu, bao gồm tất cả xuất và nhập khẩu tài
chính.
Nếu số cân đối âm tức là dòng tiền xuất ra nhiều hơn lượng tiền thu về, và ngược lại.
Cán cân thanh toán có thể được sử dụng như một dấu hiệu ổn định kinh tế và chính trị.
Ví dụ, nếu một quốc gia luôn có BOP dương, điều đó có thể có nghĩa là
quốc gia này nhận một nguồn đầu tư ngoại tệ đáng kể. Nó cũng thể cho ta
biết quốc gia này không xuất khẩu nhiều đồng tiền của mình.
Đây chỉ là một chỉ số kinh tế khác cho giá trị tương đối của một quốc
gia, cũng như tất cả các dấu chỉ khác, chúng ta nên thận trọng khi sử
dụng. BOP bao gồm cán cân thương mại, đầu tư từ bên ngoài và đầu tư của
người nước ngoài.
Về mặt kế toán, BOP tính toán các giao dịch kinh tế của một
quốc gia với các quốc gia khác trong một thời kì nhất định, thường là 1
năm. Cán cân thanh toán của bất cứ quốc gia nào đều được chia thành 2
loại chính:
- Tài khoản ngắn hạn: biểu diễn giao dịch xuất và nhập khẩu, cộng thu nhập từ du lịch, lợi nhuận từ nước ngoài, và tiền lãi.
- Tài khoản vốn: biểu diễn tổng tiền gửi ngân hàng, đầu tư bởi những
nhà đầu tư cá nhân, và chứng khoán nợ được bán bởi ngân hàng trung ương
hay các cơ quan chính phủ.
Trên góc độ kinh tế học, thặng dư cán cân thanh toán nghĩa là một
quốc gia nhận được nhiều từ thương mại và đầu tư hơn là phải trả cho các
quốc gia khác, khiến đồng tiền của quốc gia này tăng trị so với các
quốc gia khác.
Cán cân thanh toán thâm hụt có ảnh hưởng ngược lại, nhập khẩu vượt
quá xuất khẩu, phụ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài, và một đồng tiền
mất giá. Các quốc gia đang có thanh toán thâm hụt phải thay đổi tình
thế bằng cách xuất khẩu vàng hoặc dự trữ ngoại tệ mạnh, như đồng dollar
Mỹ, là những đồng tiền được chấp nhận để trả các khoản nợ quốc tế.
—
* Nguồn: Tham khảo: PGS. TS Nguyễn Văn Tiến – Tài chính quốc tế – NXB Thống kê, 2008; Saga.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét