Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ tư, ngày 30/5/2012
TTXVN (Rôma 27/5)
Mạng
“nationalinterest.org” trong số đặc biệt tháng 5-6/2012 với tiêu đề
“Cuộc khủng hoảng của trật tự cũ” có đăng bài Thế tiến thoái lưỡng nan
kẻ thắng, người thua của châu- Âu” của tác giả Gideon Rachman, phụ trách
chuyên mục các vấn đề đối ngoại của tờ Financial Times với nội dung sau:
Cuộc khủng
hoảng nợ của châu Âu đang đe dọa một trật tự chính trị đã được xây dựng
trong quá trình hơn một nửa thế kỷ. Điều vẫn hoàn toàn có thể xảy ra –
thực sự có khả năng như vậy – là đồng tiền chung châu Âu sẽ không vượt
qua được cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dự đoán
rằng nếu đồng euro sụp đổ, Liên minh châu Âu (EU) sẽ sụp đổ theo. Việc
EU bi tan vỡ đến lượt nó lại phá bỏ tổ chức mà các nền chính trị châu Âu
thời hậu chiến đã được xây dựng xung quanh nó.
Cho dù cả EU và
đồng euro vẫn tồn tại, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể buộc châu Âu
phải trả một cái giá về kinh tế và chính trị, và đây sẽ là sự nhạo báng
đối với nhiều người trong số các nhân vật trước đây từng đi đầu trong
việc thành lập EU. Những nhân vật sáng lập của EU – chẳng hạn như Jean
Monnet và Robert Schuman – đã xây dựng dự án của họ xung quanh một gợi ý
xuất sắc và đơn giản. Mục đích của dự án châu Âu khi nó được triển khai
vào những năm 1950 rõ ràng là mang tính chính trị. Ý tưởng ở đây là đưa
châu Âu thoát khỏi các cuộc chiến tranh khủng khiếp đã làm biến dạng
lục địa này trong nửa đầu của thế kỷ hai mươi.
Tuy nhiên, trong khi mục
tiêu là mang tính chính trị, phương tiện để thực hiện mục tiêu đó lại
mang tính kinh tế. Những nhân vật sáng lập đã nhằm mục tiêu xây dựng một
châu Âu mới bằng cách bước đầu tập trung vào những bước đi nhỏ mang
tính thực tế mang lại các lợi ích kinh tế hữu hình. Ý tưởng của họ là
hợp tác kinh tế sẽ tạo nên sự thịnh vượng chung và thúc đẩy thói quen
hợp tác. Sự đối đầu của các quốc gia trước đây sẽ được thay thế bởi một
lô gích “đôi bên cùng có lợi” được xây dựng xung quanh sự hội nhập kinh
tế. Do châu Âu đã quen với việc cùng hợp tác với nhau và cũng đã chứng
kiến những lợi ích mà sự hớp tác mang lại, các bước đi kế tiếp táo bạo
hơn có thể được thực hiện để hướng tới “một liên minh chặt chẽ hơn bao
giờ hết” như đã được đề cập trong Hiệp ước Rome năm 1957.
Trong hơn 50
năm qua, tầm nhìn này đã phát huy hiệu quả thật tuyệt vời. Châu Âu trở
nên thịnh vượng và phát triển – và đã tăng cường sức mạnh của mình lên
rất nhiều. Đến năm 2007, trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra, EU
đã phát triển thành một liên minh bao gồm 27 thành viên. Cộng đồng than
và thép đơn giản của những năm 1950 này đã biến đổi thành một Liên minh
châu Âu với một thị trường chung, một đồng tiền chung, các đường biên
giới chung, và một chính sách an ninh và đối ngoại chung.
Nhưng rồi cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu đã nổ ra. Một sự suy thoái kinh tế sâu
sắc ở châu Âu đã làm phơi bày những điểm yếu quan trọng trong nội bộ
liên minh này. Điều quan trọng nhất là nhiều nước trong EU đang phải
gánh những khoản nợ không thể chống đỡ nổi. Trong môi trường kinh tế mới
này, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ailen đã chứng tỏ rằng họ không thể tự tài
trợ cho mình thông qua các thị trường, và đã nộp đơn xin các gói cứu trợ
từ những nước còn lại trong Liên minh châu Âu. Chi phí vay mượn của
Italia và Tây Ban Nha tăng vọt, làm dấy lên khả năng rằng họ cũng có thể
phải nộp đơn xin trợ giúp tài chính. Do quy mô của hai nền kinh tế
Italia và Tây Ban Nha cũng như các mức nợ công của họ, những gói cứu trợ
cho Italia và Tây Ban Nha đơn giản là có thể vượt quá khả năng đối với
phần còn lại của châu Âu.
Cuộc khủng
hoảng nợ trong Liên minh châu Âu hoàn toàn không hẳn là một khó khăn
kinh tế tạm thời. Trong thực tế, nó trực tiếp đe dọa lôgích cơ bản của
dự án châu Âu. Vào những thời kỳ tốt đẹp, việc xây dựng châu Âu hoàn
toàn chỉ là tạo ra một động lực “đôi bên cùng có lợi” trên cơ sở chia sẻ
những thành quả của sự thịnh vượng. Nhưng trong những thời điểm khó
khăn về kinh tế, lôgích mang tính tích cực này đã bị đảo ngược. Thay vì
chia sẻ những thành quả của sự thịnh vượng, châu Âu giờ đây đang tranh
cãi về việc ai nên gánh chịu những tổn thất liên quan đến tình trạng suy
thoái và cuộc khủng hoảng nợ. Lôgích “đôi bên cùng có lợi” đã được thay
thế bàng lôgích “một mất, một còn”, trong đó sự thành công của nước này
chính là sự thất bại của nước khác.
Các hậu quả
chính trị do điều này gây ra thật là tàn khốc. Một dự án châu Âu được
tạo ra để gắn kết các quốc gia lại với nhau giờ đây lại đang chia tách
họ. Hiện đang tồn tại một thực tế cay đắng ở Đức, đó là quan niệm cho
rằng những người nộp thuế và chăm chỉ làm việc ở nước này đang phải trợ
cấp cho các nền kinh tế bị phá sản ở Nam Âu. Những hình ảnh có phần mang
tính phân biệt đối xử về người Hy Lạp lười biếng và người Italia vốn
hay vi phạm pháp luật là những đề tài đang phổ biến trên các báo ở Đức.
Nhưng những sự lăng mạ này đang được hoàn trả bằng “lãi suất” (không
giống như trái phiếu của Hy Lạp). Tại hầu hết khu vực Nam Âu, hiện đang
có tâm lý rõ ràng rằng một nước Đức độc đoán, hống hách đang quay trở
lại. Những hình ảnh thời chiến tranh mà Liên minh châu Âu muốn cất giữ
an toàn trong lịch sử giờ đây đang được bàn tán trở lại. Bà Angela
Merkel đã được miêu tả mặc bộ đồng phục của Đức Quốc xã trong các tranh
biếm họa trên báo chí Hy Lạp, đồng thời những ám chỉ về kỷ nguyên Đức
Quốc xã cũng xuất hiện đầy rẫy ở Italia và Tây Ban Nha.
Để hiểu được
làm thế nào mà tất cả nhưng điều này có thể xảy ra, điều quan trọng là
phải chẩn đoán chính xác nguồn gốc của cuộc khủng hoảng. Một phần của
vấn đề ở đây là “mô hình xã hội châu Âu” quá tốn kém – và điều này ngày
càng trở nên rõ ràng do dân số của châu lục này đang già hóa. Sự gia
tăng nợ công và tình trạng sụt giảm về doanh thu thuế, gây ra bởi cuộc
khủng hoảng tài chính và tình trạng mất lòng tin của các nhà đầu tư, đã
phơi bày nhiều điểm yếu tiềm tàng trong hệ thống phúc lợi xã hội của
châu Âu.
Nhưng một loạt
cuộc khủng hoảng của các quốc gia đã trở thành một cuộc khủng hoảng trên
toàn châu Âu do sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu. Nhìn ngược trở
lại, quyết định nhằm thành lập đồng euro – được đưa ra vào đầu những năm
1990 và đã đơm hóa kết trái vào năm 2001- là một quyết định mang tính
định mệnh.
Cho đến nay,
đồng euro đã nhanh chóng và chính xác được công nhận như là bước đi
chung đáng kể nhất thực hiện theo hướng thống nhất châu Âu. Cũng như nền
tảng của dự án châu Âu ban đầu vào những năm 1950, động cơ chủ yếu là
mang tính chính trị. Sự sụp đổ của Bức tường Béclin và việc thống nhất
nước Đức đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong phạm vi Tây Âu – và đã
làm hồi sinh những nỗi sợ hãi của Anh và Pháp về sức mạnh của Đức. Ban
đầu, các nhà lãnh đạo của cả hai nước Anh và Pháp, bà Margaret Thatcher
và ông Francois Mitterrand, đã tìm cách ngăn cản nước Đức thống nhất.
Khi tình hình đã trở nên rõ ràng rằng điều này là không thể, người Pháp
đã quay sang ủng hộ ý tưởng về một đồng tiền chung châu Âu (một ý tưởng
mà bà Thatcher mạnh mẽ phản đối). Lãnh đạo của cả Pháp và Đức vào thời
điểm đó – được sự ủng hộ mạnh mẽ của Jacques Delors, vị Chủ tịch ủy ban
châu Âu đầy quyền lực – lập luận rằng giải pháp cho vấn đề mới của Đức
là thậm chí phải ràng buộc Đức chặt chẽ hơn với châu Âu, do đó phủ nhận
bất kỳ triển vọng nào cho rằng một nước Đức thống nhất với đầy sức mạnh
có thể trở thành một rắc rối cho lục địa này. Phương tiện để thực hiện
điều này là tạo ra một đồng tiền chung châu Âu.
Ngày nay, khi
đồng euro đang gặp nhiều rắc rối, có nhiều ý kiến ở Đức lập luận rằng
đất nước họ về cơ bản đã buộc phải từ bỏ đồng “Deutsche Mark” yêu quý vì
“cái giá của sự thống nhất”. Nhưng đây là một sự hiểu sai về lịch sử.
Trong thực tế, một vài trong số những người mạnh mẽ và lớn tiếng ủng hộ
dự án đồng tiền chung châu Âu lại là những chính khách của Đức như (cựu)
Thủ tướng Hehnut Kohl và Toschka Fischer, (cựu) Ngoại trưởng Đức đồng
thời là tác giả của bài phát biểu nổi tiếng tại Đại học Humboldt
(Béclin) năm 2000 tán dương việc liên minh về chính trị ở châu Âu. Ngay
cả khi đồng tiền chung châu Âu được nghĩ đến và được phát hành, các
chuyên gia kinh tế vốn hoài nghi cảnh báo Liên minh châu Âu không phải
là một “khu vực tiền tệ tối ưu”. Họ lập luận rằng các mức năng suất và
nợ công ở châu Âu là khác nhau rất nhiều. Kết quả là, họ duy trì quan
điểm rằng những quốc gia phi sản xuất, vốn đã bị tước mất cơ hội để làm
giảm bớt hoặc xóa đi các khoản nợ của họ, có thể tìm thấy chính mình
trong một cái bẫy kinh tế. Nói rộng hơn, nhiều người chỉ trích đồng euro
lưu ý rằng chưa bao giờ có được một ví dụ về một liên minh tiền tệ
thành công và bền vững nếu không được hỗ trợ bởi một liên minh chính trị
– hay nói cách khác là bởi một quốc gia.
Sự phản ứng đối
với luồng chỉ trích, hoài nghi về đồng euro này còn nhiều hơn gấp ba
lần. Thứ nhất, nhiều nhà kinh tế ủng hộ đồng tiên chung châu Âu lập luận
rằng chính Việc thành lập đồng euro sẽ thúc đẩy sự hội tụ về kinh tế –
tạo ra một khu vực tiền tệ tối ưu. Thứ hai, trên mặt trận chính trị, một
số lập luận rằng một đồng tiền chung có thể hoạt động hiệu quả mà không
cần đến một liên minh chính trị dựa trên cơ sở các quy tắc và quy định
của Hiệp ước Maastricht, được soạn thảo và ký kết tại Hà Lan vào đầu
những năm 1990. Thứ ba, một số người vốn chủ trương thành lập liên bang
châu Âu lập luận rằng liên minh chính trị sẽ chứng tỏ là điều không thể
cưỡng lại vào một thời điểm thích hợp. Họ khẳng định sự tồn tại đơn
thuần của một đồng tiền chung sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng ngân sách có xu
hướng gia tăng của liên bang cũng như những chuyển khoản về tài chính
trong EU mà sẽ là cần thiết để làm cho đồng tiền chung hoạt động có hiệu
quả về dài hạn. Đây là cách mà dự án châu Âu đã luôn hoạt động hiệu quả
trong quá khứ – với một bước đi hướng tới sự thống nhất để dẫn tới
những điều tiếp theo. Như ông Javier Solana, Phụ trách chính sách đối
ngoại của EU, đã từng nói một cách sinh động trong cuộc trò chuyện với
tôi (Gideon Rachman – tác giả bài báo): “Triết lý của chúng tôi ở châu
Âu là, Hãy nhảy xuống hồ bơi, nước luôn có sẵn ở đó’”.
Thật là thú vị
để phản hồi rằng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, châu Âu đã phát hiện
ra ai đó đã quên bơm nước vào hồ bơi. Trong thực tế, phân tích của
trường phái hoài nghi đồng euro về những khiếm khuyết của dự án đồng
tiền chung châu Âu đã tỏ ra chính xác hơn nhiều so với các dự đoán của
những người đã tạo ra đồng euro.
Thực tế, đồng
tiền chung châu Âu đã không thúc đẩy sự hội tụ về kinh tế vốn cần thiết
để làm cho đồng tiền này hoạt động hiệu quả. Ngược lại, trong khi Đức đã
hành động nhằm hạn chế tiền lương và chi tiêu công trong những năm đầu
của thế kỷ mới này, các quốc gia ở Nam Âu tiếp tục đẩy mạnh chi tiêu:
tiền lương tối thiểu tăng gấp đôi ở Hy Lạp trong suốt một thập kỷ; Tây
Ban Nha đã trải qua một đợt bùng nổ dữ dội về nhà ở và nợ công của
Italia tăng trở lại lên tới 120% GDP. Kết quả là, vào thời điểm cuộc
khủng hoảng kinh tế và tài chính xảy ra cuối năm 2008, nền kinh tế siêu
cạnh tranh của Đức đã bùng nổ – trong khi nhiều nền kinh tế ở Nam Âu là
không cạnh tranh xét về mặt cấu trúc.
Những giả định
chính trị đằng sau việc tạo ra một đồng tiền chung châu Âu cũng đã không
được hiện thực hóa. Các quy tắc, quy định nhằm đảm bảo sự hoạt động
thông suốt của đồng euro đã nhanh chóng bị vi phạm. Đặc biệt, Hiệp ước
Ổn định và Tăng trưởng, được thiết kế để ngăn chặn các quốc gia tránh bị
thâm hụt ngân sách quá mức bằng hình thức áp dụng các khoản phạt, về cơ
bản đã bị tan vỡ vào năm 2003, khi tình hình trở nên rõ ràng rằng Pháp,
Đức, Italia và Bồ Đào Nha phải đối mặt với các khoản phạt. Thay vì đồng
euro sẽ đưa đến một liên minh chính trị ngày càng sâu rộng, điều trở
nên rõ ràng là các nhà lãnh đạo châu Âu đã không thể và không sẵn lòng
tuân thủ các quy tắc chung tối thiểu về ngân sách mà họ đã tạo ra.
Những người ủng
hộ một Liên bang châu Âu lập luận rằng ván cờ còn lâu mới kết thúc. Tại
Brúcxen, người ta thường lưu ý rằng sự thống nhất châu Âu chỉ đạt được
tiến bộ trong thời khắc của cuộc khủng hoảng. Theo lý thuyết này, tình
trạng rắc rỗi về nợ công hiện nay trong khu vực đồng euro cuối cùng đang
buộc các nước châu Âu phải thực hiện những bước đi mang tính quyết định
hướng tới sự liên minh về chính trị. Thỏa thuận về một hiệp ước tài
chính mới tại một hội nghị thượng đỉnh ở Brúcxen hồi đầu năm nay được
trích dẫn như là bằng chứng rằng nỗ lực hướng tới sự liên minh về chính
trị đã được nối lại dưới áp lực của cuộc khủng hoảng. Hiệp ước này một
lần nữa đòi hỏi các quốc gia châu Âu phải cân bằng ngân sách của họ,
hoặc nếu không sẽ bị phạt. Nhưng lần này, các quy định cần thiết sẽ được
viết vào luật trong nước – và sẽ được giám sát một cách hiệu quả hơn
rất nhiều bởi Liên minh châu Âu.
Những người tin
tưởng về “sự liên minh chặt chẽ hơn bao giờ hết” của châu Âu lập luận
rằng các bước được nêu trong hiệp ước tài chính nói trên chỉ là sự khởi
đầu. Trong thập kỷ tiếp theo, họ hy vọng và tin tưởng châu Âu cuối cùng
sẽ nhất trí với việc phát hành trái phiếu ngoại lai (Eurobond). Để đổi
lại việc phải chấp nhận điều này, các nền kinh tế mạnh nhất ở châu Âu,
đặc biệt là Đức, sẽ yêu cầu có các bước đi mang tính quyết định hướng
tới sự liên minh về chính trị. Thực ra, các nước như Hy Lạp và Italia sẽ
chấp nhận đổi sự kiểm soát mang tính chủ quyền đối với ngân sách quốc
gia của họ để giành lấy sự ủng hộ đầy đủ của sức mạnh kinh tế Đức.
Điều đó có thể
xảy ra. Nhưng nó có vẻ rất không chắc chắn. Phân tích của những người
ủng hộ thành lập liên bang về cách thức để châu Âu thoát khỏi cuộc khủng
hoảng nợ công thông qua việc tạo ra một liên minh chính trị là sự lặp
lại và phóng đại sai lầm trước đây trong việc phát triển đồng tiền chung
châu Âu. Sai lầm này sẽ đánh giá thấp một cách nguy hiểm sức mạnh của
bản sắc dân tộc ở những nước tham gia vào đồng tiền chung châu Âu. Dưới
áp lực kinh tế và chính trị, tâm lý mang tính chủ nghĩa dân tộc thực sự
đang gia tăng, khiến các chính trị gia châu Âu ngày càng khó khăn hơn
trong việc nhất trí các bước đi mạnh mẽ hướng tới sự liên minh về chính
trị.
Trong các nền
chính trị nội địa ở khắp châu Âu – cả ở nước chủ nợ và con nợ – các nhà
lãnh đạo đang phải hứng chịu một sự phản ứng dữ dội chống lại dự án châu
Âu và những hy sinh hơn nữa về chủ quyền quốc gia mà dự án này đòi hỏi.
Tại Hy Lạp, các đảng thuộc phe cực tả và phe hữu mang tính dân tộc chủ
nghĩa đang giành được chỗ đứng do sự trả giá của các đảng chủ đạo đã đẩy
nước này vào tình trạng khó khăn hiện nay. Ngay cả ở Tây Ban Nha, nơi
mà các đảng trung dung chủ đạo tiếp tục nắm giữ quyền lực, đảng “Bình
dân” lâu nay vốn ủng hộ châu Âu hiện đang tham gia chính phủ và đang có
một thái độ phản đối ngày càng gia tăng trước các chỉ trích liên quan
đến ngân sách xuất phát từ Brúcxen.
Xu hướng hướng
tới các nền chính trị quốc gia ít “thân châu Âu” hơn cũng xuất hiện rõ
ràng ở những nước chủ nợ – chủ yếu là những quốc gia Bắc Âu mà đã được
kêu gọi để cứu trợ cho khu vực Nam Âu. Tại Hà Lan, các cuộc thăm dò cho
thấy sự ủng hộ đối với các đảng chủ đạo truyền thống vốn ủng hộ châu Âu
đang bị sụt giảm trong khi sự ủng hộ đối với các đảng có xu hướng hoài
nghi đồng euro thuộc phe cực tả và cực hữu lại tăng mạnh. Điều này hầu
như không có gì đáng ngạc nhiên do Hà Lan đang bị sức ép phải cắt giảm
ngân sách của họ – cho dù nước này tham gia hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp,
Bồ Đào Nha và những nước khác. Ở Phần Lan, đảng “Những người Phần Lan
Thực sự” (True Finns) với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đã gây áp lực rất
lớn lên chính phủ để đòi áp dụng một đường lối cứng rắn trong các cuộc
đàm phán của châu Âu.
Và ở Đức – vốn
là trung tâm của bất kỳ giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng – chính phủ
nước này đang rất cảnh giác trước khả năng phải cam kết đưa ra thêm các
gói cứu trợ hoặc đồng ý phát hành trái phiếu ngoại lai. Bất chấp việc
đang bị sức ép mạnh mẽ của quốc tế đòi phải nhượng bộ trong những vấn đề
này, Chính quyền Merkel biết rõ rằng họ sẽ dễ bị tổn thương trước sự
phản ứng dữ dội của công chúng và sẽ phải đương đầu với tòa án hiến pháp
của Đức nếu họ chấp nhận nhượng bộ. Hóa ra những người nộp thuế Đức,
vốn sẵn sàng chi các khoản trợ cấp khổng lồ để hỗ trợ tái thiết Đông
Đức, lại ít sẵn lòng trợ cấp cho người Hy Lạp và người Italia. Đó là
chưa nói đến khu vực Nam Âu, vốn không phải là những người đồng hương
của họ. Một điểm khác là hiện cũng không có cách nào để đảm bảo tiền của
người nộp thuế Đức sẽ được chi tiêu một cách phù hợp. Vào thời điểm một
tài liệu bị rò rỉ của Đức đề xuất ý tưởng rằng những cải cách kinh tế
và ngân sách của Hy Lạp nên được giám sát bởi một giám sát viên từ
Brúcxen (hoặc Đức), chính ý tưởng đó đã gây nên sự phản ứng chính trị dữ
dội và đầy giận dữ ở Hy Lạp.
Trong bầu không
khí chính trị tiêu cực này, hoàn toàn có khả năng rằng hiệp ước tài
chính mới của châu Âu sẽ không được phê chuẩn và sẽ không bao giờ có
hiệu lực. Nhưng cho dù hiệp ước này được phê chuẩn và có hiệu lực đi
nữa, nhiều nhà kinh tế coi nó như là một hiệp ước không hiệu quả và có
thể phản tác dụng. Hy vọng của những người ủng hộ Liên bang châu Âu, mà
sẽ là nền tảng cho một liên minh chính trị sâu sắc hơn, dường như cũng
trở nên hão huyền và không tưởng, do sự phản ứng dữ dội chống lại toàn
bộ dự án châu Âu ở khắp EU.
Nếu sự liên
minh chính trị của châu Âu không phải là một cách thực tế để thoát khỏi
cuộc khủng hoảng, vậy điều gì có thể xảy ra? Hai kịch bản tương lai có
thể có ở đây là:
Thứ nhất, giống
như một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, liên minh này vẫn tồn tại – cho
dù nó rõ ràng là không hoạt động. Trong kịch bản này, khu vực Nam Âu sẽ
trải qua nhiều năm thắt lưng buộc bụng, điều mà sẽ đẩy nền kinh tế của
các nước như Hy Lạp, Tây Ban Nha và Italia rơi vào tình trạng đình đốn.
Mặc dù không hề nghi ngờ rằng tất cả ba nước này cuối cùng có thể hưởng
lợi từ những cải cách thị trường lao động và sản phẩm mà họ đang buộc
phải trải qua, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế mới có thể sẽ kéo
dài và đầy đau đớn. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ ở Tây Ban Nha đã
lên tới mức 45%. Mặc dù các số liệu chính thức có thể không nêu số công
ăn việc làm khá lớn trong nền kinh tế đen, triển vọng cho những người
trẻ tuổi ở khắp Nam Âu là khá ảm đạm. Do những thực tế này, khả năng có
những hành động quá khích về chính trị là rõ ràng.
Điều này dẫn
đến kịch bản có thể xảy ra thứ hai. Trong hoàn cảnh này, các chính đảng
mới sẽ lên nắm quyền ở khắp châu Âu – và phá vỡ dự án châu Âu vốn đã
được thiết lập. Để vận hành, Liên minh châu Âu đã yêu cầu một sự đồng
thuận chính trị giữa chính phủ các nước châu Âu chủ chốt (và thường cũng
bao gồm cả những nước thứ yếu khác do sự cần thiết phải nhất trí về
nhiều chủ đề). Sự đồng thuận đã đạt được thông qua áp lực của những nước
ngang hàng khác và bởi vì gần như toàn bộ các chính phủ hiện đều đang ở
trong tay của phe trung tả hoặc trung hữu.
Trong một bầu
không khí chính trị mới, sự đồng thuận ủng hộ châu Âu này cũng có thể bị
phá vỡ, và các chính sách cốt lõi của EU có thể bị thách thức và bắt
đầu tan ra thành từng mảng. Điểm gây áp lực rõ ràng và quan trọng nhất
là đồng euro. Một sự đình đốn về kinh tế kéo dài ở Nam Âu có thể dẫn đến
việc một số quốc gia quyết định rút khỏi khu vực đồng euro – và không
trả các khoản nợ của họ. Một tiến trình như thế sẽ đe dọa nghiêm trọng
các hệ thống tài chính của những nước liên quan và có nguy cơ gây ra một
cuộc khủng hoảng ngân hàng trên khắp châu Âu.
Cũng có khả
năng rằng những khía cạnh khác đã được nhất trí trong dự án châu Âu sẽ
bị thách thức, vấn đề nhập cư, đặc biệt là từ thế giới Hồi giáo, đã trở
thành một vấn đề nóng bỏng đối với nhiều người thuộc những đảng vốn đang
còn thù địch với Liên minh châu Âu. Nếu cuộc khủng hoảng hiện nay thúc
đẩy sự gia tăng dòng người di cư trong nội bộ châu Âu tại thời điểm thất
nghiệp đang gia tăng, điều đó có lẽ sẽ làm tăng áp lực lên các chính
phủ đòi phải rút khỏi hiệp định của EU về tự do đi lại của người lao
động. Do quyền được sống và làm việc ở bất cứ nơi nào trong EU là một
trong “bốn quyền tự do” được ấp ủ của liên minh này, một sự công kích về
chính trị như thế sẽ là một đòn nghiêm trọng.
Một đòn khác có
thể đến từ những thách thức mà các áp lực tài chính gây ra đối với tính
chính thống của thị trường tự do. Mối đe dọa này có thể gia tăng trong
một EU vốn từng được xây dựng dựa trên triết lý nền tảng của một thị
trường chung nhưng giờ đây đang bị suy yếu. Nếu người Pháp bắt đầu trợ
cấp trở lại cho các ngành cơ bản hoặc hạn chế hoạt động của các ngân
hàng đầu tư có trụ sở tại Luân Đôn – cả hai khả năng đều là những kịch
bản hoàn toàn hợp lý – các quyền hạn của EU sẽ bị thách thức trực tiếp.
Những gì đang
diễn ra ở châu Âu là một bi kịch của những ý định tốt. Vì những lý do
hoàn toàn mang tính danh dự, các nhà lãnh đạo châu Âu đã cố gắng để xây
dựng một liên minh chính trị và tiền tệ. Trong nhiều năm dự án này đã
đạt được tiến bộ vững chắc, vì lợi ích của châu Âu và cả thế giới. Tuy
nhiên, trong bối cảnh phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng, những khiếm khuyết cố hữu trong dự án châu Âu đã bị phơi
bảy một cách tàn nhẫn. Điều quan trọng nhất, tính hợp pháp chính trị cực
kỳ mong manh của Liên minh châu Âu đã trở nên rõ ràng. Xin mạn phép Thủ
tướng Merkel, cái được gọi là Liên minh châu Âu có thể sẽ vượt qua cuộc
khủng hoảng hiện nay. Nhưng cho dù có vượt qua, nó sẽ trở thành một tổ
chức bị thu nhỏ và ngày càng teo tóp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét