Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Tư liệu: CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979


Ngô Bắc dịch

 Lời Người Dịch: “Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.
















   
   
12. Dennis Duncanson


13. James Mulvenon


14. Andrew Scobell


15. William J. Duiker

   
16. Bruce Burton


17. Douglas E. Pike, Cộng Sản Đấu Cộng Sản Tại Đông Nam Á (“Communism vs Communism in Southeast Asia), International Security, Vol. 4, No. 1 (Summer, 1979), từ trang 20.

18. Zhang Xiaoming, Chiến Tranh Năm 1979 Của Trung Quốc Với Việt Nam: Một Sự Tái Thẩm Định, (“China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”), The China Quarterly, các trang 851-874

19. Daniel Tretiak, Chiến Tranh Việt Nam Của Trung Quốc: Các Hậu Quả (“China’s Vietnam War and Its Consequences”), The China Quarterly 80 (1979): 740-67.
  
20. Henry J. Kenny, Các Nhận Thức Của Việt Nam Về Cuộc Chiến Tranh Năm 1979 Với Trung Quốc (“Vietnamese Perceptions of the 1979 War with China”), trong quyển Chinese Warfighting: The PLA Experience since 1949, các trang 217-241, đồng biên tập bởi Mark A. Ryan, David Michael Frakelstein, Michael A. McDevitt.

21. Phụ Lục: Các tài liệu của Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng của Trung Quốc về Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979: Các báo cáo và kiểm điểm của 13 đơn vị quân đội Trung Quốc đã tham gia vào Chiến Dịch 1979 xâm lăng Việt Nam.

Các bài nghiên cứu quan trọng khác sẽ được cập nhật khi cần thiết.

Bruce Burton
University of Windsor, Ontario, Canada

CÁC SỰ GIẢI THÍCH ĐỐI CHỌI
VỀ CUỘC CHIẾN TRANH
TRUNG QUỐC – VIỆT NAM NĂM 1979

Ngô Bắc dịch
       Đủ loại của các sự giải thích đã sẵn được đưa ra bởi các nhà phân tích để lý giải về cuộc xung đột biên giới chua chát giao chiến giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi đầu năm nay. 1 Một số các nhà bình luận đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “các hận thù cổ xưa”, 2 trong khi các người khác tin tưởng rằng chính sự liên kết của Hà Nội với Liên Bang Sô Viết “đứng trên mọi điều khác, đã làm cho các quan hệ Trung – Việt trở nên chua chát. 3 Một số học giả Mỹ được tường thuật đã nhìn cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam như một bước tiến chiến lược ‘để buộc Hà Nội phải di chuyển bộ đội của nó tại Căm Bốt về các khu vực biên giới của nó’, trong khi một số người khác có vẻ gợi ý rằng đó là một mỗ lực của Đặng Tiểu Bình để củng cố các cảm nhận dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc đứng đàng sau sự lãnh đạo của ông ta. 4 Các viên chức Bộ Ngoại Giao Mỹ về phần họ đã đề cập đến ‘ám ảnh lịch sử của Trung Quốc về tính chất thiêng liêng của các biên giới của nó”. 5 Phần lớn các nhà bình luận đã nhìn cuộc di cư của các Hoa kiều hải ngoại từ Việt Nam như một yếu tố trợ lực quan trọng trong cuộc xung đột.  Một nhà phân tích Tây Phương đặt tiêu điểm vào các mệnh lệnh chiến lược đối nghịch của Việt Nam và Trung Quốc, 6 trong khi các sự giải thích chính thức từ cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều tách riêng chủ nghĩa bá quyền và chính sách bành trướng của bên kia như các yếu tố chủ yếu.  
       Điều không có gì đáng ngạc nhiên là chúng ta đã được giới thiệu với một loạt các sự giải thích như thế.  Các vấn đề can hệ trong cuộc xung đột Trung – Việt thì nhiều và phức tạp.  Thực tế, tất cả các sự giải thích này, và các sự giải thích khác chưa được nói đến, đều có thể được khám phá là có một vài sự liên quan.  Vấn đề đối đầu với nhà phân tích tương lai dĩ nhiên là việc xác định đâu là các sự giải thích quan hệ nhất.  Vấn đề hoàn toàn bình thường đó bị làm trầm trọng hơn trong trường hợp này bởi sự cận kề về thời gian đối với các biến cố trong câu hỏi và bởi sự khan hiếm các sự phân tích về các quan hệ Trung – Việt thời hậu 1949. 7 Nhiều khía cạnh của mối quan hệ đó vẫn chưa được khảo sát một cách thích đáng.  Nỗ lực sau đây để tìm ra một lối đi xuyên qua “bụi cây các lý thuyết” đặc biệt này vì thế nhất định có tinh chất khá thử nghiệm.
       Một cách để tìm ra lối đi đáng tin cậy hơn là khởi sự với việc cố gắng đặt câu hỏi cho đúng.  Phần lớn các nhà phân tích đến nay khảo sát cuộc xung đột đã khởi sự bằng việc đặt câu hỏi “tại sao Trung Quốc đã xâm lăng (hay tấn công) Việt Nam?” Lối dùng chữ trong câu hỏi này quá một chiều và nhắm một cách chật hẹp vào các động lực khả hữu của một trong các bên của cuộc tranh chấp. 8 Hơn một bên dính líu vào sự giao tranh và nhiều động lực hơn cần được xem xét khi điều tra về các nguyên do của bất kỳ cuộc xung đột nào.  “Tại sao cuộc xung đột đã xảy ra?” xem ra sẽ là một câu hỏi thỏa đáng hơn câu “tại sao bên X (hay Y) đã làm điều này điều kia? Bài viết này vì thế sẽ chấp nhận khảo hướng rộng rãi hơn và sẽ theo đuổi câu hỏi “Tại sao cuộc chiến tranh Trung – Việt đã diễn ra?” Từng lý thuyết khác nhau đến nay đưa ra để giải thích cho cuộc chiến sẽ được khảo sát một cách ngắn gọn.nhằm lượng định tầm quan hệ của nó.  Các yếu tố liên hệ tiềm năng khác cũng sẽ được cứu xét.  Sau cùng, kết quả của cuộc chiến tranh sẽ được khảo sát và các viễn ảnh tương lai sẽ được thăm dò.

HAI NGHÌN NĂM CỦA
CÁC QUAN HỆ BẤT THÂN THIỆN?
       Đối với một trường phái của các nhà phân tích, cuộc xung đột hiện thời giữa Trung Quốc và Việt Nam cấu thành một sự quay trở lại quy phạm bình thường trong các quan hệ song phương của chúng.  Sự cộng tác của chúng trong cuộc đấu tranh ba mươi năm của Việt Nam trước tiên chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và sau này chống lại người Mỹ được nhìn chỉ như một màn xen giữa ngắn ngủi trong hai nghìn năm của các quan hệ bất thân thiện.  Sau khi các kẻ thù ngoại lai chung đã bị trục xuất ra khỏi Đông Dương, sự thù nghịch truyền tgống một lần nữa đã tự khẳng định.
       Thoạt nhìn, sự giải thích này xem ra có được nhiều điều để khuyến cáo nó.  Mối quan hệ truyền thống được đánh dấu bởi sự căng thẳng và xung đột đáng kể.  Từ thế kỷ thứ nhì Trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ mười Sau Công Nguyên, miền bắc Việt Nam cấu thành một phần của đế quốc Trung Hoa và trong suốt thời kỳ này đã có các cuộc khởi nghĩa thường xuyên chống lại sự cai trị của Trung Quốc.  Nổi tiếng nhất trong các cuộc khởi nghĩa này, cuộc nổi dậy của chị em Bà Trưng trong năm 40 Sau Công Nguyên, vẫn còn được kỷ niệm một cách hãnh diện tại Việt Nam ngày nay.  Trong năm 930 Sau Công Nguyên, tình trạng vô chính phủ theo sau sự sụp đổ của triều đại Đường tại Trung Hoa đã giúp cho Ngô Quyền, một anh hùng dân tộc Việt Nam khác, kết thúc sự cai trị trực tiếp của Trung Hoa, mặc dù phía Việt Nam vẫn phải đồng ý nhìn nhận quyền “chủ tể” của Trung Hoa và cử các phái bộ triều cống ba năm một lần đến các hoàng đế Trung Hoa.  Tuy nhiên, các nhà cầm quyền đế quốc Trung Hoa sau đó đã miễn cưỡng chuẩn nhận sự độc lập thường trực cho Việt Nam và như thế nền độc lập này trong nhiều dịp đã phải được bảo vệ trên chiến trường.
       Trong năm 1406, dười thời nhà Minh, Trung Quốc đã xâm lăng Việt Nam bằng vũ lực và một lần nữa tái lập Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc.  Cuộc kháng chiến của dân chúng chống lại sự cai trị của Trung Quốc đã lớn mạnh một cách mau chóng và một nhà lãnh đạo thần thoại khác, Lê Lợi, đã xuất hiện để phóng ra cuộc chiến tranh du kích thắng lợi chống lại quân xâm nhập và buộc chúng phải triệt thoái trong năm 1427.  Song một lực lượng viễn chinh Trung Quốc quan trọng khác, sau cùng trước khi có các cuộc xâm lăng của Pháp trong thế kỷ thứ mười chín, đã bị đánh bại trong năm 1789.  Sự chiếm đóng quân sự gần đây nhất của Trung Hoa ở miền bắc Việt Nam là bởi một lực lượng Quốc Dân Đảng [Trung Hoa] và kéo dài từ Tháng Tám 1945 đến Tháng Ba 1946.  Mặc dù sự xâm nhập này được quy định bởi các nước thuộc phe đồng minh ở Hội Nghị Postdam như một bộ phận của tiến trình giám sát sự đầu hàng của Nhật Bản tại Đông Nam Á, nó được chứng tỏ là cực kỳ thất nhân tâm đối với người Việt Nam bởi sự cướp bóc và nhũng lạm của đội quân Trung Hoa vô kỷ luật. 10      
Tuy nhiên, bất kể trọng lượng bề ngoài của bằng chứng thuận lợi cho nó, lý thuyết “sự thù địch truyền thống” của cuộc Chiến Tranh Trung – Việt có thể bị cáo tị (challenge) trên một số căn bản.
       Trước tiên, lịch sử lâu dài của các quan hệ Trung – Việt không chỉ là một tài liệu về sự xung đột.  Thực ra, một đặc điểm chính yếu của mối quan hệ truyền thống là “sự vay mượn văn hóa một cách có hệ thống liên tục của Việt Nam từ Trung Quốc”. 11 Ngôn ngữ, văn chương, tôn giáo, cùng sự tổ chức xã hội và chính trị Việt Nam đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi mô hình Trung Quốc.  Hậu quả, sự yêu ghét lẫn lộn hơn là sự thù nghịch hoàn toàn đã đánh dấu các thái độ của họ đối với nhau.  Các sự bất mãn của phía Việt Nam về sự đô hộ của Trung Quốc trong quá khứ và các nỗi lo sợ cùng nghi ngờ về các ý định tương lai của Trung Quốc bị biến cải bởi sự ngưỡng mộ và tôn trọng đối với các thành quả của nền văn minh Trung Hoa.  Các quan ngại của Trung Quốc về an ninh các biên giới phía nam của đế quốc ít nhất cũng được giảm nhẹ một phần bởi sự hán hóa đáng kể của xã hội và chính thể Việt Nam.
       Thứ nhì, nếu “các sự oán thù cổ đại” đương nhiên mang tới sự xung đột lan dần đến thời hiện đại, như trường phái tư tưởng này rõ ràng lập luận, hệ thống quốc tế đương thời hẳn phải đựoc biểu trưng bởi một mức độ bạo động cao hơn nhiều so với mức độ thực sự.  Lý thuyết này không giải thích được, thí dụ, thành tố mạnh mẽ của sự hợp tác sẽ được tìm thấy trong các quan hệ Pháp – Đức hiện thời.
       Thứ ba, mặc dù các sự hồi tưởng về các cuộc xâm lăng và sự đô hộ trong quá khứ xa xôi chắc chắn có thể ảnh hưởng đến các thái độ của giới tinh hoa và quần chúng, đặc biệt nếu các nhóm cai trị lựa chọn việc khích động chúng, chúng nhiều phần thường có ít ảnh hưởng trên các thái độ này so với ký ức tập thể của các biến cố lịch sự gần cận hơn.  Điều này đặc biệt xác thực về các biến cố xảy ra trong hay ngay trước sinh thời của giới lãnh đạo chính trị hiện thời. 12 Bản chất của mối quan hệ thịnh hành giữa Trung Quốc và Việt Nam trong thế kỷ thứ hai mươi, đặc biệt giữa phe cộng sản Trung Quốc và cộng sản Việt Nam trong năm mươi năm qua, nhiều phần đóng một vai trò chủ yếu hơn trong sự định hình các thái độ và cách cư xử hiện thời đối với nhau, hơn là sự đụng độ vũ trang xa xăm trên các chiến trường cổ đại.

NĂM MƯƠI NĂM CỦA CÁC QUAN HỆ ANH EM?
       Mặc dù phải đợi mãi tới Tháng Một 1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) mới được thành lập tại Hồng Kông, 13 phong trào cộng sản Việt Nam thực sự đã có các cội nguồn của nó năm năm trước đó tại Quảng Châu (Canton).  Trong năm 1925, Hồ Chí Minh, khi đó làm việc dưới Mikhail Borodin trong phái bộ đại diện Comintern (Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản) cạnh Guomindang (Quốc Dân Đảng Trung Hoa), đã thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản trong khuôn khổ của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Hội (Vietnamese Association of Revolutionary Youth) mà ông ta đã tạo dựng trong số người tỵ nạn Việt Nam tại miền nam Trung Hoa. 14 Từ khởi đầu của nó, phong trào cộng sản Việt Nam có các sự liên kết chặt chẽ với đảng [CS] Trung Quốc và với khối Comintern.  Điều này hoàn toàn dễ hiểu, với các lãnh tụ của hai phong trào bị lôi cuốn theo chủ nghĩa cộng sản vì các nguyên do giống nhau và rằng họ đã đối diện với các công tác cách mạng và xây dựng quốc gia giống nhau trong các khung cảnh văn hóa – xã hội giống nhau. 15
       Sự gần cận địa dư cũng có nghĩa rằng nhiều lãnh tụ cộng sản ngoài Hồ chí Minh – các người chẳng hạn như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, và Hoàng Văn Hoan – đã tìm chỗ ẩn náu tại Trung Hoa trong các thập niên 1930 và 1940, và rằng trong suốt các cuộc đấu tranh sau này chống lại người Pháp và người Mỹ, lãnh thổ Trung Quốc đã có thể phục vụ như một “hậu phương đáng tin cậy” cho nỗ lực chiến tranh của Việt Nam.  Băng ngang qua biên giới chung, đã tuôn trào điều mà mọi giới thẩm quyền đều đồng ý là các khối lượng quảng đại của sự trợ giúp kinh tế và quân sự của Trung Quốc.  Các số ước lượng của Tây Phương về trị giá thực sự của viện trợ của Trung Quốc cho [cộng sản] Việt Nam từ 10 đến 18 tỷ [mỹ kím, 16 nhưng bất kể ngạch số thực sự là bao nhiêu, ít có điều ngờ vực rằng Việt Nam đã là kẻ tiếp nhận cá biệt nhiều nhất viện trợ của Trung Quốc.
       Ngoài ra, phía Trung Quốc đã bố trí một lực lượng khá lớn các bộ đội tại Việt Nam trong các năm từ 1965 đến 1971.  Kỹ sư Trung Quốc và các tiểu đoàn xây dựng đường sắt và các toán nhân viên phòng không đã trợ lực vào việc giữ các tuyến giao thông được mở sang đến Trung Quốc bất kể việc dội bom nặng nề của Mỹ và các sự tổn thất đáng kể.  Xem ra có thể sự hiện diện của các bộ đội này đã góp phần vào việc gián chỉ một sự xâm lăng trực tiếp của Hoa Kỳ vào Miền Bắc Việt Nam. 17
       Với bối cảnh của sự cộng tác chặt chẽ và sự trợ giúp to lớn của Trung Quốc, tại sao các quan hệ đã trở nên tồi tệ một cách rõ rệt đến thế kể từ sau chuỗi ngày hoan lạc cuối Tháng Tư 1975, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã gửi đến phía Việt Nam một thông điệp với” “lời chúc mừng nồng nhiệt” trên việc “giải phóng” Sàigòn? 18 Phần lớn câu trả lời sẽ được tìm thấy trong các sự phát triển sau đó cả trong các quan hệ song phương lẫn trong các môi trường quốc tế và quốc nội của hai nước, nhưng một phần đáng kể của nó nằm nơi các sức ép và sự căng thẳng đã sẵn làm suy yếu liên minh anh em từ lâu, trước năm 1975.  Phía Việt Nam thừa nhận rằng họ đã nhận được sự trợ giúp đáng kể từ Trung Quốc, nhưng họ lập luận rằng họ đang chiến đấu nhân danh Trung Quốc cũng như chính họ và rằng sự viện trợ như thế không gì khác hơn nghĩa vụ của Trung Quốc.  Ngoài ra giờ đây họ nói rằng phần lớn khoản viện trợ như thế đã được trao với các động lực có hậu ý và tuyên xác rằng các căn nguyên của sự xung đột của họ với Trung Quốc lùi xa mãi đến tận năm 1954, vào thời điểm của Cuộc Hội Nghị Geneva, nơi mà phía Trung Quốc bị cáo giác đã theo đuổi một chính sách tán thành sự chia cắt Việt Nam và Lào sao cho sẽ tạo thuận lợi hơn để lôi kéo các dân tộc Đông Dương vào quỹ đạo của chính Trung Quốc. 19 Phía Trung Quốc về phần mình hiện tại cho rằng, ít nhất trên mặt công khai, nhật kỳ khởi đầu các hành động chống Trung Quốc của Việt Nam không lùi xa hơn năm 1973 hay 1974.
       Không có gì nghi ngờ cả hai vai chính đã có lý do khẩu chiến vững chắc cho việc tuyển chọn các hạn kỳ lần lượt của họ, nhưng phần lớn các quan sát viên bên ngoài sẽ ấn định các niên hạn “then chốt” trong sự triệt hạ liên minh nằm đâu đó trong các năm từ 1954 đến 1973.  Chắc chắn vào giữa thập niên 1960 các sức ép đã dần được nhận thấy bởi các nhà phân tích bên ngoài phe xã hội chủ nghĩa đang bị rạn nứt.  Hà Nội rõ ràng bị thất vọng vào năm 1965 khi Bắc Kinh bác bỏ đề nghị của giới lãnh đạo Sô Viết mới cho “hành động thống nhất” về Việt Nam, và không hài lòng về sự gián đoạn trào lượng tiếp tế của đồ tiếp liệu của Sô Viết xuyên qua Trung Quốc trong suốt cuộc Cách Mạng Văn Hóa.
       Tuy nhiên, khi nhìn lại, điều có thể tranh luận khả dĩ chấp nhận được rằng một số sự phát triển nào đó xảy ra trong năm 1968 và 1971 thực sự có tính cách quan yếu cho diến biến tương lai của mối quan hệ.  Cuộc xâm lăng của Sô Viết vào Tiệp Khắc trong Tháng Tám 1968 đã có một tác động làm chấn thương đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. 20 Họ nhìn đó như một bằng chứng kinh hoàng rằng các nhà lãnh đạo Sô Viết giờ đây đã trở thành các kẻ “đế quốc chủ nghĩa xã hội”, và họ lo sợ rằng Moscow có thể tìm cách cưỡng hành học thuyết “chủ quyền hạn chê’ của nó tại Trung Quốc cũng như tại Đông Âu. Họ hẳn phải bàng hoàng một cách nặng nề bởi sự ủng hộ công khai của Hà Nội cho hành động của Sô Viết.  Đối với Việt Nam, lời mời được đưa ra bởi Bắc Kinh đến [Tổng Thống] Richard Nixon hồi Tháng Bảy 1971hẳn xem ra không thể tha thứ được một cách tương đương, đã xảy ra khi Việt Nam vẫn còn đang tham gia vào một cuộc đấu tranh đắt giá với chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ.  Với Hà Nội, Hoa Kỳ không có gì phải tranh luận là kẻ thù chính và Liên Bang Sô Viết là một nước thân hữu chính.  Tuy nhiên, đối với tập đoàn cai trị Mao-Chu tại Bắc Kinh, Liên Bang Sô Viết vào giữa năm 1971 rõ ràng đã xuất hiện như kẻ thù chính và Hoa Kỳ đã trở nên một đối lực tiềm năng để cân bằng mối đe dọa dâng cao từ phương bắc.  
       Trong khi Trung Quốc tiếp tục gửi sự trợ giúp đáng kể cho Việt Nam mãi tận và ngay sau năm 1975, các sự nứt rạn trong liên minh Hà Nội – Bắc Kinh đã mau chóng lan rộng hồi đầu thập niên 1970 dưới tác động của các thái độ và các chính sách khác biệt này đối với hai siêu cường.  Hơn nữa, các sự khác biệt này đối với các siêu cường đã trở nên trầm trọng hơn nhiều, ngay cả trước Tháng Tư 1975 bởi các cuộc tranh chấp biên giới và lãnh thổ.

MỘT CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI HƯ ẢO?
       Sự hiểu biết theo quy ước cho rằng các sự khác biệt lãnh thổ và biên giới không có hay chỉ có ít ý nghĩa trong việc giải thích Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt.  Một nhà phân tích đáng kính trọng đã mô tả nó như một “cuộc chiến tranh biên giới ‘hoàn toàn hư áo” và trích dẫn một cách tán đồng từ một nguồn tin Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency: CIA) không xác định có khẳng quyết rằng toàn thể ranh giới đất liền “đã được phân định và không có sự tranh chấp lãnh thổ được hay biết đã hiện hữu”. 21
       Chắc chắn, các sự tranh chấp lãnh thổ và biên giới tự bản thân chúng không đủ để giải thích sự bộc phát của chiến tranh, nhưng bằng cớ khả cung một cách tổng quát khiến ta nghĩ rằng đúng là đang đi quá xa để xác quyết rằng các sự tranh chấp này không có nội dung thực sự và đã bị tạo lập ra một cách giả trá.  Mặc dù toàn thể biên giới của Trung Quốc với Việt Nam và Lào rõ ràng đã được phân định trong hiệp ước năm 1885 và các định ước năm 1887 và 1895 giữa Pháp và Trung Hoa, tiến trình phân ranh hỗn hợp kế tiếp trên đất liền không có vẻ được tiến hành một cách thông suốt như nó phải diễn ra trên khắp các phần của ranh giới.  Có một số bằng chứng để nghĩ rằng trong suốt bốn mươi năm vừa qua của chiến tranh hầu như thường trực, có đến hàng trăm cột mốc biên giới dựng lên trong thập niên 1890 đã bị di chuyển khỏi các vị trí nguyên thủy của chúng. 22  Chính vì thế rất có thể là nhiều phần đất nhỏ dọc biên giới nơi mà quyền sở hữu hợp pháp thì thực sự đáng nghi ngờ.
Bất kể quan điểm mà người bên ngoài có thể có, cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc đều xem các vấn đề biên giới và lãnh thổ như các vấn đề có tầm quan trọng lớn lao.  Trong cuộc đấu khẩu chính thức của họ, hai phía đều đồng ý rằng các biến cố dọc biên giới đất liền đã bắt đầu diễn ra với số lượng đáng kể ngay từ năm 1974.  Cả hai bên cũng đồng ý rằng con số các biến cố như thế đã gia tăng một cách rõ rệt trong những năm tiếp theo. 23
Sự tranh chấp trên quyền sở hữu của một số đảo và hải phận nào đó tại Biển Nam Hải [sic] trở nên công khai trong năm 1974.  Vào ngày 19 Tháng Một năm đó, các lực lượng Trung Quốc đã chiếm giữ quyền kiểm soát trên Quần Đảo Paracel (Hoàng Sa) 24 từ các binh sĩ của chế độ Sàigòn trước đây, một hành động phải được nhìn bởi Hà Nội như được cố tình thiết kế hầu chặn đầu sự tuyên xác của chính Việt Nam đối với các hòn đảo và rất có thể làm gia tốc hàng loạt gia tăng các biến cố dọc theo biên giới chung trên đất liền.  Chắc chắn phía Việt Nam tìm cách bảo đảm rằng trong Tháng Tư 1975 chính họ chiếm quyền sở hữu trên các hòn đảo thuộc Quần Đảo Trường Sa (Spartly) bị tranh chấp 25 khi đó đang bị đóng giữ bởi các binh sĩ của chế độ Sàigòn.
Cả hai nhóm đảo đều sở đắc tầm quan trọng chiến lược bởi vì nhiều đường vận tải tàu thuyền quốc tế đi ngang qua Biển Nam Hải.  Trị giá kinh tế tương lai của chúng cũng có thể đáng kể bởi sự sở hữu chúng có thể đem lại năng lực cho các kẻ chiêm cứ để tuyên xác như các lãnh hải hay như các khu vực tài nguyên kinh tế rộng 200 dậm chiếm lĩnh các phần rộng lớn của Biển Nam Hải.  Tầm mức của dầu hỏa và các nguồn tài nguyên khoáng sản tại lòng biển bên dưới chưa được hay biết nhung cả các công ty dầu hỏa quốc tế và của các chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đang hăng hái để xúc tiến với việc thăm dò. Tương tự các sự tìm kiếm cạnh tranh về các lượng cung cấp dầu hỏa ngoài khơi tại Vịnh Bắc Bộ chưa được phân định [bài này viết từ năm 1979, chú của người dịch] 26 góp phần vào việc giải thích mực độ căng thẳng lên cao đang hoành hành giữa Hà Nội và Bắc Kinh về tương lai của khu vực biển cả đặc biệt đó.  Các quyền lợi kinh tế và chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam đụng chạm nhau trên thực sự toàn thể phạm vi của Biển Nam Hải, và cuộc đụng chạm này không thể hoàn toàn không liên hệ gì đến sự bùng nổ chiến tranh giữa hai nước.

VẤN ĐỀ HOA KIỀU HẢI NGOẠI
       Một yếu tố chắc chắn đã làm bốc cháy các sự căng thẳng dọc biên giới là cuộc di cư lớn lao các cư dân Việt Nam có nguồn gốc Trung Hoa từ bắc Việt Nam trong năm 1978. 27  Hơn 160,000 người tỵ nạn Trung Hoa băng sang Trung Quốc giữa Tháng Tư và đầu Tháng Bẩy khi Bắc Kinh đưa ra các quy định nhập cảnh mới, trong thực tế đóng cửa các địa điểm trên biên giới.  Trong các tuần lễ tiếp theo sau, hàng nghìn dân tỵ nạn Trung Hoa bị bỏ bơ vơ tại biên giới và một loạt các sự đụng độ nóng bỏng đã diễn ra tại các điểm qua lại.  Nghiêm trọng nhất là cuộc đụng độ ngày 25 Tháng Tám tại Ải Hữu Nghị, nơi mà các binh sĩ Trung Quốc và Việt Nam đã giao tranh một trận đánh nhỏ đáng sợ sau khi các nhân viên an ninh Việt Nam bị cáo giác đã xua đuổi 2000 người gốc Hoa tràn qua biên giới sang Trung Quốc.
       Các nguyên do của cuộc di cư đông đảo vẫn còn là đề tài của cuộc đấu khẩu chua chát giữa Bắc Kinh và Hà Nội.  Phia Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đã ngược đãi và trục xuất các Hoa kiều hải ngoại.  Hà Nội buộc tội rằng một số cư dân gộc Hoa nào đó với “một ý định xấu xa” và một số viên chức tòa đại sứ Trung Quốc nào đó phải chịu trách nhiệm về việc loan truyền các tin đồn gây hoang mang một cách tổng quát rằng cộng đồng người Hoa tại Việt Nam sẽ trở thành mục tiêu của các sự trả thù của Việt Nam vì sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho chế độ Pol Pot trong cuộc giao tranh khi đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Kampuchea.
       Trước khi có cuộc di cư ồ ạt, Việt Nam đã có trong khoảng từ 1.5 đến 1.8 triệu cư dân gốc Trung Hoa.  Một số trong họ là công  dân Trung Quốc và một số là công dân Việt Nam, nhưng tin tức về các tỷ số thuộc mỗi loại thì sơ sài.  Hơn 80% trong họ sinh sống tại miền nam và nơi tập trung đông nhất là tại Chợ Lớn, vốn là một phần của thành phố Sàigòn trước đây.  Thiểu số các doanh nhân giàu có trong họ rõ ràng vẫn còn kiểm soát phần lớn nội thương của xứ sở vào đầu năm 1978, ngay dù đã vài năm sau khi có sự cai trị của cộng sản.  Trong năm 1975, 1976, và 1977, Hà Nội, không tham khảo với Trung Quốc, như đòi hỏi trong một sự thỏa thuận dường như bằng miệng năm 1955, đã thực hiện các áp lực gia tăng trên các cư dân Trung Hoa, buộc phải đăng ký làm công dân Vi8ệt nam.
       Khi cuộc giao tranh giữa Việt Nam và Kampuchea gia tăng cường độ trong năm 1977 và 1978, sự ủng hộ của Trung Quốc cho chế độ Kampuchea và sự tức giận của Hà Nội trước sự ủng hộ đó cũng gia tăng theo.  Cảm thức chống Trung Quốc tăng trưởng, các chiến thắng của Việt Nam trước quân xâm lăng Trung Hoa trong quá khứ càng được kỷ niệm một cách nồng nhiệt trong truyền thông và trên diễn trường, và người Việt gốc Hoa càng trở nên lo sợ.  Tại một cuộc biểu tình mà các thanh niên gốc Hoa mở ra tại Chợ Lớn trong Tháng Ba 1978 để phản đối chống lại sự trưng binh họ cho cuộc chiến tranh chống lại Kampuchea và để đòi hỏi quyền được xác nhận tư cách công dân Trung Quốc, vào khoảng mười kẻ biểu tình được tường thuật đã bị giết chết khi cảnh sát nổ súng. 28
       Các sự thiếu hụt lúa gạo gia tăng tại Việt Nam trong năm 1977 và 1978 đã dẫn dắt đến một sự leo thang mau lẹ của các giá cả chợ đen và của sự thù nghịch nhắm vào các nhà mậu dịch chính yếu có gốc Hoa, các kẻ kiểm soát thị trường đó.  Trong Tháng Ba 1978, đảng đã quyết định đàn áp dữ dội tại miền nam và quốc hữu hóa tất cả các doanh nghiệp tư nhân ngoại trừ một số các cửa hiệu mua bán nhỏ.  Những kẻ trở nên bị thất nghiệp bởi biện pháp này bị bắt buộc rời khỏi các thành phố đên “các vùng kinh tế mới” ở các khu vực nông thôn.  Nhiều người ưa thích việc chạy trốn ra khỏi xứ sở.
       Thời khắc nguy kịch trong số phận của công đồng Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam đã xảy đến vào lúc khi Bắc Kinh tích cực tìm cách sửa chữa các quan hệ của nó với Hoa kiều hải ngoại ở mọi noi, các quan hệ vốn bị tổn hại một cách nặng nề trong Cuộc Cách Mạng Văn Hóa và hậu thời của nó.  Một số tổ chức “mặt trận thống nhất” nào đó đặc biệt quan tâm đến công tác Hoa kiều hải ngoại đã được phục hồi vào đầu năm 1978, chắc chắn với hy vọng cùng với các sự việc khác nhằm nâng cao các sự đóng góp ngoại tệ từ nguồn lực đó cho chương trình hiện đại hóa.  Điều này có nghĩa rằng phía Trung Quốc đặc biệt “nhạy cảm về nỗi thống khổ của Hoa kiều hải ngoại tại Việt Nam và đến các hàm ý cuộc khủng hoảng có thể có đối với các Hoa kiều hải ngoại ở các nơi khác tại Đông Nam Á và các quan hệ của Trung Quốc với các chính quyền địa phương”. 29
       Vào đầu Tháng Năm 1978, phía Trung Quốc có loan báo rằng họ sẽ cắt giảm viện trợ của họ cho Việt Nam hầu đáp ứng các phí tổn của việc tái định cư hàng chục nghìn Hoa kiều hải ngoại đã sẵn bị “trục xuất” bởi Hà Nội.  Vào ngày 3 Tháng Bẩy, chỉ bốn ngày sau sự thu nhận Việt Nam hôm 29 Tháng sáu vào Hội Đồng Tương Trợ Kinh Tế (Council of Mutual Economic Assistance: CMEA hay Comecon) do Sô Viết chế ngự, Bắc Kinh thông báo cho Hà Nội rằng nó chấm dứt tất cả sự viện trợ của Trung Quốc và triệu hồi tất cả các nhân viên kỹ thuật của nó bởi vì các hoạt động chống Trung Quốc và sự loại trừ các cư dân gốc Hoa của Việt Nam.  Trong sự phúc đáp của mình hôm 6 Tháng Bảy, Hà Nội than phiền về việc Bắc Kinh có “một loạt các hành vi chống lại Việt Nam” và “thường xuyên cung cấp sự ủng hộ mọi mặt” cho nhà chức trách Kampuchea “để thực hiện một cuộc chiến tranh xâm lược” như một phần của một ý đồ đã tính toán trước … nhằm ép buộc Việt Nam phải từ bỏ đường lối đứng đắn của nó về sự độc lập, chủ quyền và liên đới quốc tế”. 30
       Vấn đề Hoa kiều hải ngoại đã trở nên dính mắc một cách rối rắm với một vấn đề còn gây phân hóa hơn nữa – cuộc xung đột của Việt Nam với Kampuchea.

CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM – KAMPUCHEA
        Trong quan điểm của ít nhất một giới chức thẩm quyền, chính cuộc giao tranh giữa Việt Nam và Kampuchea, trong đó Trung Quốc trở nên dính líu một. cách sâu xa, “đã là yếu tố đơn độc quan trọng nhất trong việc nâng các quan hệ Trung – Việt đến điểm khủng hoảng”. 31 Ngay dù các nhà phân tích khác có thể ngần ngại để mô tả nó như yếu tố “đơn độc” quan trọng nhất, chắc chắn họ sẽ đồng ý rằng đó là một yếu tố rất quan trọng.
       Các vấn đề liên can đến cuộc xung đột Kampuchea – Việt Nam thì quá phức tạp cho hơn một sự đề cập thoáng qua ở đây. 32 Phủ chùm lên trên sự đối nghịch lịch sử trước đây giữa một Việt Nam mở rộng và một Căm Bốt thu nhỏ trong một thời kỳ trước khi có sự chinh phục của người Pháp là các kinh nghiệm phân biệt dưới sự cai trị của thuộc dân Pháp.  Khi đó một lần nữa, các đảng cộng sản Kampuchea và Việt Nam đối đầu với các kẻ thù khác nhau trong cuộc đấu tranh giành quyền lực của họ.  Việt Nam chiến đấu chống lại một kẻ địch ngoại quốc trong khi Kampuchea đánh với “một chế độ tân thực dân nhưng có tính chất bản xứ”. 33 Chính vì thế họ đã phát triển các mô hình cách mạng khác biệt để đối phó với các tình hình khác nhau, nhưng cùng lúc cả hai đảng đều phải kêu gọi mạnh mẽ đến các cảm thức dân tộc chủ nghĩa của nhân dân riêng của họ.
       Vào lúc phe cộng sản Kampuchea thành công trong việc lật đổ chế độ Lon Nol hồi Tháng Tư 1975, họ không ở trong tâm trạng để chấp nhận sự ám chỉ nhẹ nhàng nhất của bất kỳ sự phục hồi nào ý niệm về một liên bang Đông Dương vốn được phát huy bởi đảng Cộng sản Đông Dương lùi về thập niên 1930. 34 Họ đã bác bỏ tất cả các sự thúc giục của Việt Nam để gia nhập vào một “mối quan hệ đặc biệt” với Việt Nam bởi họ lo sợ sự chấp nhận một mối quan hệ như thế có nghĩa từ bỏ sự độc lập dân tộc khó khăn mới giành thắng được của mình.  Trong việc chấp nhận lập trường này, họ đã nhận được sự ủng hộ và cổ vũ mạnh mẽ của Bắc Kinh, nơi mà từ đầu thập niên 1970 đã lo ngại về một khả tính của Đông Dương thời hậu chiến bị thống trị bởi một Việt Nam ngày càng đứng vào hàng ngũ cùng với chủ nghĩa đế quốc xã hội Sô Viết. 35 Sau khi Hà Nội cắt đứt viện trợ của nó cho Kampuchea tiếp theo sau Hiệp Định Paris 1973, chính Trung Quốc đã bước vào khoảng trống và đã cung cấp cho phe Khmer Đỏ các vũ khí mà họ cần thiết để hoàn tất sự lật đổ chế độ của Lon Nol. 36 Sự trợ giúp kinh tế và quân sự Trung Quốc tiếp tục sau khi có sự sụp đổ của chế độ đó và số lượng đã gia tăng khi việc giao tranh giữa Việt Nam và Kampuchea gia tăng và sự trợ giúp của Sô Viết cho Việt Nam cũng tăng theo.    
       Như hơn một tác giả đã vạch ra, các mệnh lệnh chiến lược của Trung Quốc và Việt Nam đã đụng độ nhau một cách dữ dội tại Đông Dương. 37 Để bảo toàn sự kiểm soát của trên miền nam mới được “giải phóng”, Hà Nội đã cần có một Kampuchea thân thiện và nhu thuận.  Thay vào đó nó thấy mình tham dự vào các cuộc xung đột lãnh thổ tốn kém với một chế độ Pol Pot rất thù hận do Trung Quốc trợ giúp và xúi bẩy, và các cuộc xung đột này đang xoi mòn sức mạnh kinh tế của nó và triệt hạ các nỗ lực của nó nhằm củng cố và tái xây dựng miền nam.
       Phía Trung Quốc, quan tâm như thường xuyên về an ninh biên cương phía nam của họ, hy vọng có các chế độ thừa kế thân hữu và độc lập (với Moscow) khắp cõi Đông Dương.  Thay vào đó họ thấy mình tham gia vào một sự tranh giành gia tăng với một Việt Nam hùng mạnh về quân sự, dường như chắc chắn có ý định mở rộng bá quyền của nó trên Kampuchea cũng như Lào.  Điều tệ hại hơn, theo quan điểm của Bắc Kinh, là quốc gia quân phiệt, bành trướng này ngày càng thắt chặt hơn bao giờ hết vào hàng ngũ của một trong hai siêu cường “nguy hiểm hơn”.  Khi Hà Nội dựng lên chế độ bù nhìn của riêng nó tại Phnom Penh hôm 7 Tháng Một 1979, hai tuần lễ sau khi phóng ra một cuộc xâm lăng toàn diện vào Kampuchea, hai tháng sau khi ký kết Hiệp Ước Thân Hữu của nó với Moscow, và sáu tháng sau khi gia nhập khối Comecon, các viễn ảnh của Trung Quốc một ngày kia sẽ phải chiến đấu một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận chống lại hai nước “chủ trương bá quyền” hùng mạnh bắt đầu xem ra thực sự đáng kinh hoàng.

YẾU TỐ SÔ VIẾT
       Gần như tất cả các tác giả bình luận cho đến nay về các căn nguyên của Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt đều nhặt ra sự quan ngại ám ảnh của Trung Quốc về liên minh chính trị và quân sự đang được thắt chặt giữa Sô Viết “bá quyền toàn cầu” và Việt Nam “bá quyền cấp vùng” như yếu tố mạnh mẽ nhất giải thích cho cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam.
       Nhiều bằng chứng có thể được tìm thấy xác nhận quan điểm này trong các lời tuyên bố và các sự phân tích của Trung Quốc được đưa ra hồi cuối năm 1978 và đầu năm 1979.  Các bài viết với nhan đề như “Chiến Lược Đế Quốc Chủ Nghĩa Xã Hội tại Á Châu” 38 đã nhấn mạnh đến các tham vọng bành trướng của Sô Viết khắp Á Châu và tính chất cộng đồng của các quyền lợi giữa Moscow và sát thủ của nó, “Cuba tại Á Châu”.  Việc ấn định thời biểu của cuộc tấn kích lớn lao của Việt Nam đánh chế độ Pol Pot không phải không được lưu ý, như nó đã diễn tra rất chóng sau khi có sự kết thúc Bản Hiệp Ước Hữu Nghị và Hợp Tác giữa Liên Bang Sô Viết và Việt Nam.  Nhóm cầm quyền tại Bắc Kinh hẳn cũng đã phải nhận xét rằng điều khoản then chốt của hiệp ước, điều 6, gần như giống hệt với ngôn từ của điều 9 trong bản Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị, và Hợp Tác giữa Ấn Độ - Sô Viết hôm 9 Tháng Tám 1971: “ … Trong trường hợp một bên kết ước là đối tượng của một cuộc tấn công hay đe dọa tấn công, giới cao câp của các bên kết ước sẽ tức thời khởi sự các sự tham khảo hỗ tương với quan điểm loại trừ mối đe dọa đó và thực hiện các biện pháp thích đáng để bảo đảm hòa bình và an ninh cho các xứ sở của họ”. 39
       Cuộc “giải phóng” của Ấn Độ vùng Bangladesk, trước đây là Đông Hồi, cũng diễn ra không lâu sau khi có bản hiệp ước của nó với Liên Bang Sô Viết.  Vào lúc đó, Trung Quốc, bận tâm với hậu quả của vụ Lâm Bưu, đã không có thể, và có lẽ không có ý muốn có hành động nhằm ngăn cản sự chia cắt do Sô Viết hậu thuẫn, một đồng minh của Trung Quốc, Pakistan.  Liệu Trung Quốc một lần nữa, lại phải chịu “đứng im bất động trong khi đồng minh duy nhất của nó tại Đông Dương bị xâm lăng và thực sự bị sáp nhập bởi quân đội Việt Nam do Sô Viết hậu thuẫn hay không?
       Các nhà lãnh đạo Trung Quốc bị đối diện với “một cuộc khủng hoảng về niềm tin”. 40 Họ nhiều lần thúc giục Tây Phương và Thế Giới Thứ Ba đừng nhượng bộ trước sự xâm lược do Sô Viết khởi hứng, mà cần chống cự lại điều đó, bất luận nó có thể xảy ra ở đâu.  Liệu họ giờ đây lại chính mình không làm gì cả, khi một sự xâm lược như thế đang diễn ra không phải ở Phi Châu xa xôi mà ngay tại ngưỡng cửa của Trung Quốc?  Bắc Kinh không thể chịu được việc cho phép, như Đặng Tiểu Bình đã phát biểu về nó trong một ngôn ngữ màu mè điển hình, “các kẻ Cuba ở phương Đông” du côn  du kề mà lại không bị kiềm chế tại Lào, Kampuchea hay ngay ở các vùng biên giới của Trung Quốc”. 41 Nếu Trung Quốc sẽ thi hành sự “tự kiềm chê’, như chính quyền Carter đã bào chữa, khi đó điều này sẽ bị nhìn bởi Liên Bang Sô Viết như một. lời mời gọi xâm nhập một cách hung hăng vào Trung Quốc. 42

VÀ YẾU TỐ MỸ
       Trong khi có sự đồng ý sâu rộng về vai trò chủ yếu của “yếu tố Sô Viêt’ trong cuộc xung đột Trung – Việt, “yếu tố Mý hiếm khi nào được đề cập đến, ngoại trừ trong các sự biện minh chính thức của Việt Nam và Sô Viết.  Có vẻ là có một sự thỏa thuận ngầm giữa các nhà phân tích Tây Phương rằng lần này Hoa Thịnh Đốn đã không thực sự dính líu.  Sự hạ thấp vai trò của Hoa Kỳ này thì quá nổi bật, so với tầm mức can dự trước đây của Hoa Kỳ tại Đông Dương, đáng để khảo sát xem liệu trong thực tế điều đó có đúng hay không.
       Điều chắc chắn đúng rằng bởi chứng bệnh được mệnh danh là “hội chứng Việt Nam”, Quốc Hội và chính quyền Carter đã cực kỳ miễn cưỡng để cho phép các lực lượng vũ trang của đất nước trở nên dính líu một cách trực tiếp vào bất kỳ cuộc phiêu lưu quân sự trên một quy mô rông lớn nào nữa tại Đông Nam Á hay bất kỳ nơi nào trong Thế Giới Thứ Ba.
       Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Hoa Kỳ thôi không có các quyền lợi kinh tế và quân sự đáng kể tại Đông Nam Á.  Như cố tác giả Malcolm Caldwell đã vạch ra trong một bài viết linh cảm mà ông vừa viết ngay trước khi có cuộc ám sát bi thảm nhắm vào ông tại Phnom Penh hồi cuối năm qua, “mặc dù Hoa Thịnh Đốn có thể cảm thấy thuận tiện để cổ vũ ấn tượng – mà người ta sẽ nhận được khi đọc các lời tuyên bố và phản tuyên bố của Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh – rằng chỉ có Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh giờ đây đang tranh chấp quyền lực và ảnh hưởng tại Đông Nam Á, các sự kiện thì rất khác biệt”. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong vùng đến nay vẫn còn là lớn nhất trong số bất kỳ cường quốc ngoại lai nào, và “các quyền lợi kinh tế của Nga dù khá lớn hiện nay tại Đông Nam Á, chúng không thể nào so sánh về tầm mức lớn lao, hay trong ý nghĩa chính trị với Nhật Bản và Hoa Kỳ”. 43
       Cũng không nên giả định rằng Hoa Kỳ đã thôi không còn quan tâm đến ai là kẻ kiểm soát vùng Đông Dương.  Suốt từ đầu thập niên 1940, Hoa Thính Đốn đã nhất quán gắng sức, với sự thành công biến đổi, để ngăn chặn một loạt điều được nhận thức là các quyền lực thù nghịch – đế quốc Nhật Bản, chủ nghĩa thực dân Pháp (một cách ngắn ngủi), “chủ nghĩa cộng sản còn nguyên khối”, Trung Cộng Đỏ, chế độ cộng sản Hà Nội --  khỏi việc kiểm soát bán đảo Đông Dương có tầm quan trọng về mặt chiến lược.  Ít có sự nghi ngờ rằng một lý do tại sao Hoa Thịnh Đốn đã chơi “lá bài Trung Quốc” một cách quả quyết vào cuối năm 1978 đến nỗi nó cảm thấy rằng giờ đây nó chia sẻ một cộng đồng quyền lợi với Bắc Kinh trong việc cố gắng ngăn chặn uy thế quân sự gia tăng của một Việt Nam thống nhất và theo chủ trương bành trướng.
       Khi các mối quan hệ và các chính sách của các đại cường được nhìn từ một quan điểm Việt Nam, thay vì từ một quan điểm chống Sô Viết hiện nay, một cách mỉa mai, “là bình thường” ở cả Trung Quốc lẫn Tây Phương, chúng có thể xuất hiện dưới một ánh sáng rất khác biệt.  Chắc chắn, bằng chứng hiện lên về sự thông đồng gia tăng giữa chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc và chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ trong năm 1978 và 1979 hẳn phải mang vẻ rất đáng kinh hoàng đối với Hà Nội: các lời tuyên bố hùng hổ chống Sô Viết của  Zbigniee Brzezinski dọc theo bức Vạn Lý Trường Thành trong Tháng Năm 1978; các sự cự tuyệt nhiều lần của Hoa Thịnh Đốn trước các nỗ lực ngày càng khẩn thiết để hòa giải của Hà Nội; 44 sự tái tục cấm vận kinh tế của Tổng Thống Carter; sự bình thường hóa các quan hệ của Hoa Kỳ với Bắc Kinh hôm 1 Tháng Một 1979; sự tiếp đón thân mật dành cho Đặng Tiểu Bình khi ông ta đến thăm viếng Hoa Kỳ trong Tháng Một 1979; và sự tán thưởng nồng nhiệt mà họ Đặng nhận được từ trong một số giới người Mỹ khi ông ta loan báo rằng Việt Nam sẽ cần phải được dạy cho một bài học.
       Tại Hà Nội, ít nhất, có thể không có sự nghi ngờ về vai trò chủ yếu được đóng giữ bởi Mỹ khi khuyến khích cuộc xâm lăng tàn phá của Trung Quốc ở các tỉnh biên giới phía bắc.  Tuy nhiên, người ta không phải đi đến, cho đến nay, để ôm lấy thế giới quan của Việt Nam hầu nhìn nhận rằng động thái của “siêu cường kia” ít nhất đã có một số ảnh hưởng trên các biến cố dẫn dắt đến chiến tranh.

CÁC BIẾN SỐ NỘI BỘ
       Trong khi vấn đề Hoa kiều hải ngoại thường được đề cập đến và chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc thỉnh thoảng được nêu ra, các biến số nội bộ khác đã nhận được sự chú ý sơ sài trên các sự phân tích được ấn hành về các nguyên do của cuộc chiến tranh.  Bởi vì phần lớn các lý thuyết gia và các kẻ thực hành chính trị quốc tế giờ đây đồng ý trên tầm quan trọng tổng quát của các cội nguồn quốc nội trong động thái đối ngoại, sự đối đãi hạn chế này cần một vài sự giải thích.
       Trong trường hợp này, sự dè dặt phân tích có lẽ có thể được quy cho sự khan hiếm tin tức liên hệ về các tiến trình chính trị của hai đối thủ, 45 hơn là cho niềm tin rằng chính trị đối nội thì không quan hệ.  Tuy nhiên, bất kể bằng chứng hạn chế khả cung, điều có thể lập luận một cách khả tín rằng các sự cứu xét chính trị nội bộ ở cả hai bên biên giới ít nhất cũng có trợ lực phần nào vào sự bùng nổ chiến tranh.
       Tại Trung Quốc, sự theo đuổi mãnh liệt của giới lãnh đạo Các Chương Trình Tứ Hiện Đại Hóa (nông nghiêp, công nghiệp, quốc phòng, cùng khoa hoc và kỹ thuật) đã được kèm theo bởi việc thách đố và lật đổ các mục đích và giá trị của học thuyết họ Mao, và điều này chắc chắn khiêu khích một số sự kháng cự quả quyết trong các cơ cấu của đảng.  Nhóm cầm quyền Đặng – Hoa xem ra đã thắng thế tại phiên họp khoáng đại thứ ba của Ủy ban Trung Ương Đảng Thứ Mười Một, vốn được tổ chức trong Tháng Mười Hai 1978, nhưng để đạt được và củng cố sự thắng lợi của họ, họ đã phải động viên mọi nguồn ủng hộ khả hữu.  Họ đã không thể chịu được việc tảng lờ các bộ phận trong quan điểm Trung Quốc trong và ngoài đảng có các cảm nhận yêu nước bị xúc phạm bởi sự vô ơn của Hà Nội đối với sự trợ giúp của Trung Quốc trong quá khứ, bởi sự đối xử của nó với các Hoa kiều hải ngoại, bởi động thái bành trướng của nó tại Đông Nam Á, và bởi sự xếp hàng chặt chẽ của nó với kẻ thù chính của Trung Quốc.
       Một số các nhà phân tích cũng đã phỏng đoán rằng Đặng Tiểu Bình đã phải dựa một cách nặng nề vào sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo quân đội để giành thắng cuộc đấu tranh trong đảng và rằng ông ta có thể đã chấp thuận cuộc “hoàn kich’ chống lại Việt Nam để đáp ứng với áp lực từ các cá nhân này là các kẻ được giả định quan tâm đến việc lâm trận của các binh sĩ của họ, và để trắc nghiệm các nhược điểm về tinh thần, cơ cấu chỉ huy và tiếp vận. 46 Không có bằng chứng vững chắc cho đên nay được đưa ra để hỗ trợ cho giả thuyết đặc biệt này.
       Tại Việt Nam cũng vậy, các cuộc đấu tranh trong đảng hẳn phải có một số ảnh hưởng trên các biến cố dẫn dắt đến chiến tranh.  Tại Đại Hội Đảng Lần Thứ Tư, được tổ chức trong Tháng Mười Hai 1976, đã dẫn đến việc các phần tử thân Trung Quốc, trong đó có nhà lãnh đạo đảng kỳ cựu Hoàng Văn Hoan, bị loại bỏ ra khỏi Bộ Chính Trị và Ủy Ban Trung Ương, và, dưới ảnh hưởng của viên tổng bí thư, Lê Duẩn, đảng đã có một khuynh hướng rõ rệt ngả về phía Mạc Tư Khoa.  Tuy nhiên, các phần tử được gọi là “ôn hòa” trong đảng, đứng đầu bởi Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, vẫn phấn đấu trong suốt năm 1977 và đầu năm 1978 để ngăn cản Việt Nam không rơi hoàn toàn vào vòng tay ôm của Sô Viết.  Vào mùa hè năm 1978, họ đã phải nhìn nhận thua cuộc bởi có sự từ khước của cả Hoa Thịnh Đốn lẫn Bắc Kinh để đáp ứng một cách tích cực với các sự tiến tới của họ. 47 Sau đó, ảnh hưởng của cả Lê Duẩn lẫn các nhân vật quân sự thân Sô Viết chẳng hạn như Bộ Trưởng Quốc Phòng xem ra đã được tăng cường.
       Tại Việt Nam, cảm tính dân tộc chủ nghĩa trong các nhà lãnh đạo và quảng đại quân chúng cũng tự xuất hiện, đặc biệt khi sự ủng hộ của  Trung Quốc cho nỗ lực chiến tranh của Kampuchea được gia tăng.  Một trong các di sản nghịch lý và không may của cuộc đấu tranh ba mươi năm chống lại người Pháp và người Mỹ là một khuynh hướng chống Trung Quốc được nâng cao một cách không tự nhiện trong chủ nghĩa dân tộc Việt Nam hiện đại.  Để động viên một cách thành công cảm tính dân tộc chủ nghĩa Việt Nam chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chủ nghĩa đế quốc Mỹ, phe cộng sản đã bày tỏ lòng tôn kính trong sự tưởng nhớ đến các anh hùng dân tộc trong quá khứ, và dĩ nhiên hầu như tất cả các nhân vật này đều đã phải đấu tranh chống lại sự can thiệp hay đô hộ của đế triều Trung Quốc.
       Một yếu tố nội bộ khác đáng để nói tới, ngay dù nó đã thực sự bị lãng quên trong các sự phân tích trước đây về cuộc chiến, là yếu tố ý thức hệ (Mác-xít, Leninít), vốn thường được cho là có một số tầm quan trọng trong việc giải thích các quyết định chính sách ngoại giao của các nước theo xã hội chủ nghĩa.  Rõ ràng có một sự tin tưởng phổ biến rằng bởi các đặc điểm Chính Trị Thực Tế (Realpolitik) quá nổi bật trong cuộc xung đột này, vì thế ý thức hệ hẳn là không quan hệ.  Một quan điểm như thế không kể đến sự kiện rằng các sự cứu xét quyền lực được xây dựng vào trong tâm điểm của lý thuyết cộng sản.  Quyền lực thì không xung đột với ý thức hệ mà với các phương tiện theo đó các mục đích ý thức hệ được thực hiện. 48
       Trong thực tế có các căn bản vững chắc cho việc lập luận rằng các yếu tố ý thức hệ làm phân hóa trầm trọng các đảng [cộng sản] Trung Quốc và Việt Nam, như chúng đã làm đối với một số đảng khác.  Khuynh hướng tổng quát cho ý thức hệ dễ làm phân hóa hơn là thống nhất các quốc gia cộng sản đã được ghi nhận trong một quyển sách gần đây bởi một nhà trung hoa học ngưoời Pháp:
Les partis communists sont des machines à produire une idéologie unifiée … La production permanente d’une doctrine unifiée universellement valuable porte au rejet permanent de l’hétérogène.  Aussi les partis communists rejettent-ils les “déviants” apparus en leur sein, mais également les parties “frères” dès lors qu’ils ne produisent pas la même idéologie qu’eux.  Cet univers ne supporte ni le pluralism interne ni, si l’on peut dire, le pluralism externe. 49 [tiêng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch]
       Sau cùng, một biến số nội bộ nhất thiết phải, ít nhất, được nói qua ở đây là “yếu tố cá tính”.  Hồ Chí Minh chết trong năm 1969, và Mao Trạch Đông cùng Chu Ân Lai chết trong năm 1976.  Liệu thực sự có khả tính rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ đi đến chiến tranh nếu các đồng chí già này hãy còn sống và khỏe mạnh tại Hà Nội và Bắc Kinh hay không? Đến tầm mức nào mà sự bùng nổ chiến tranh có thể được quy chiếu cho các sức ép và sự căng thẳng của các tiến trình thừa kế chúnh trị ở cả hai nước?
       Cuộc thảo luận này không cách nào làm cạn kiệt danh sách các biến số nội bộ liên hệ có tiềm năng, nhưng nó phải đủ để cho thấy rằng các yếu tố nội bộ thì cũng quan trọng đối với bất kỳ sự cứu xét nào về các nguyên nhân của cuộc Chiến Tranh Trung – Việt như chúng thường được tin như thế trong các sự giải thích về các hành động khác trong chính sách ngoại giao.

LƯỢNG ĐỊNH CÁC SỰ GIẢI THÍCH
       Nỗ lực khảo sát tổng quát này về các sự giải thích khác nhau đã được đưa ra hay sẽ được đưa ra để luận giải cho Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt năm 1979, với sự giới hạn về khuôn khổ, tất nhiên có phần sơ sài và không đầy đủ.  Tuy nhiên, ít nhất nó đã lôi kéo sự chú ý đến một số các biến số không được biết đến hay xem nhẹ trong các sự phân tích trước đây.  Không may, đến tầm mức mà nó đã thành công trong việc việc thiết lập sự quan hệ của chúng, nó cũng đã làm rậm rạp thêm “khu rừng các lý thuyêt’ đến mức độ đó và làm phức tạp thêm công tác lượng định các công hiệu cá nhân của chúng.
       Một cách để làm nhẹ công tác đó là quyết định, chắc chắn khá độc đoán, rằng các yếu tố đoản kỳ hơn nhiều phần có hiệu năng hơn các yếu tố trường kỳ hơn trong việc giải thích sự bùng nổ của chiến tranh.  Nếu nguyên tắc chỉ đạo này được chấp nhận, khi đó các sự tranh giành lịch sử cổ truyền sẽ bị quy định xuống một trình độ thấp của sự quan trọng so với các biến cố lịch sử gần cận hơn.  Tiến trình lượng định cũng có thể được đơn giản hóa nếu nó được đặt tiêu điểm khá chật hẹp hơn vào các yếu tố chịu trách nhiệm cho sự bùng nổ thực tế của chiến tranh.  Nếu nguyên tắc chỉ đạo đó được chấp nhận, khi ấy điều có lẽ có thể đồng ý rằng trong khi phía Trung Quốc bàng hoàng về sự ủng hộ của Hà Nội cho cuộc xâm lăng của Sô Viết hồi năm 1968 vào Tiệp Khắc và sự thất kinh của Việt Nam trước lời mời của Trung Quốc vào năm 1971 đến [Tổng Thống] Nixon thì rất quan trọng trong việc giải thích sự tan vỡ của liên minh, chúng không nhất thiết chiếm tất cả phần quan trọng trong việc giải thích sự bùng nổ của các chiến sự.  Bởi vì khoảng cách từ sự tan rã của  liên minh đến sự bùng nổ chiến tranh thì khá xa, một cách may mắn, và sự kiện này không nhất thiết đã phải dẫn dắt đến sự kiện kia.
       Trong thực tế điều có thể lập luận một cách khả tín rằng hai mươi tháng trước Tháng Hai 1979 thì thực sự là các tháng chủ yếu.  Vào khoảng nửa sau năm 1977, sự giao tranh giữa Việt Nam và Kampuchea đã vươn lên các mức độ quan trọng, biên giới Trung – Việt và các sự tranh chấp lãnh thổ đang gia tăng, vấn đề Hoa kiều hải ngoại đã trở nên một đề tài của sự tranh cãi gay gắt trong các cuộc thương thảo kín đáo giữa Hà Nội và Bắc Kinh, và phe “ôn hòa” của Việt Nam đã bắt đầu cảm thấy rằng có thể đã không có sự lựa chọn thực sự nào ngoài việc dựa nặng nề vào phía Sô Viết.  Tất cả các chiều hướng này vẫn tiếp tục và được tăng cường trong năm 1978.  Chúng đã được củng cố bởi các cảm tính dân tộc chủ nghĩa được đề cao khi giới lãnh đạo Trung Quốc đã động viên để xây dựng một xứ sở xã hội chủ nghĩa hiện đại và hùng mạnh, và giới lãnh đạo Việt Nam đã động viên cho cuộc xâm lăng ồ ạt của họ vào Kampuchea.  Vào cuối năm, Việt Nam đã đứng vào hàng ngũ một cách vững chắc với khối Sô Viết và sự hòa hoãn Trung Quốc – Hoa Kỳ đang phát triển. 50
       Một cách rõ ràng, sự thông thái theo quy ước đã chính xác khi lập luận rằng yếu tố Sô Viết và cuộc xung đột Việt Nam – Kampuchea là các nguyên do mạnh mẽ của cuộc Chiến Tranh Trung – Việt, nhưng, nó cũng sai lầm không kém trong việc xem nhẹ sự quan trọng của các cuộc tranh chấp lãnh thổ và biên giới, vấn đề Hoa Kiều hải ngoại cùng các biến số nội bộ khác, và yếu tố Mỹ.

CÁC KẾT QUẢ VÀ CÁC VIỄN ẢNH
       Vào lúc kết thúc chiến tranh ít nhất 60,000 binh sĩ và thường dân Việt Nam và Trung Quốc đã bị chết hay bị thương, và các kiến trúc công cộng cùng các nhà máy điện tại các thị trấn biên giới chính yếu của Việt Nam đã bị san bằng.  Sự chuyển hướng các tài nguyên khan hiếm cho các công tác quân sự và tái xây dựng kinh tế đã làm suy yếu hơn nữa nền kinh tế vốn đã sẵn nghèo nàn của Việt Nam.  Tại Trung Quốc, bởi cả các phí tổn của chiến tranh và nhu cầu củng cố các sự phòng thủ biên giới nói chung, kinh phí quân sự đã tăng từ 15% trong ngân sách nhà nước năm 1978 lên đến khoảng 18% trong dự thảo ngân sách nhà nước năm 1979. 51 Các kinh phí cho các Hoa kiều hải ngoại cũng phải nâng cao bởi cuộc di cư từ Việt Nam sang Trung Quốc đã tái diễn tiếp theo sau cuộc giao tranh ở biên giới.
       Trái với một số kỳ vọng trước đây, chiến tranh xem ra đã không triệt hạ vị thế nội bộ hay các chính sách của Đặng Tiểu Bình.  Tuy nhiên tại Việt Nam, vị thế của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng rõ ràng đã bị suy yếu.  Mặc dù ông ta có hiện diện tại phiên họp thứ năm của Quốc Hội Kỳ Sáu trong Tháng Năm 1979, ông đã không đưa ra báo cáo nhân danh chính phủ, như thường lệ.  Bản báo cáo được trình bày bởi Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng, Tướng Võ Nguyên Giáp.  Một dấu hiệu ngoạn mục khác của sự bất đồng trong giới lãnh đạo Việt Nam và sự đào thoát của đảng viên kỳ cựu Hoàng Văn Hoan sang Trung Quốc trong Tháng Bảy và sự tường thuật rằng bốn nhà lãnh đạo khác trong đảng bị cáo buộc thân Bắc Kinh đã bị đặt dưới sự quản thúc tại gia. 52
       Phía Việt Nam đã bị đánh đập nhưng không bị trừng trị bởi cuộc tấn công của Trung Quốc.  Họ bị buộc phải rút chỉ một phần binh sĩ của mình, một cách tạm thời, khỏi Kampuchea, và kể từ khi có chiến tranh, sự kiểm soát của họ trên Lào được xiết chặt, trong khi Trung Quốc bị yêu cầu bởi Vạn Tượng (Vientiane)  hãy chấm dứt các dự án viện trợ của Trung Quốc trong nước Lào.  Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã thành công trong việc phóng ra một cuộc tấn công vào Việt Nam mà không khiêu khích một sự trả đũa của Sô Viết và chính vì thế đã chứng minh rằng một hiệp ước thân hữu với các nước bà quyền lớn không cung cấp sự bảo đảm cho nước tiểu bá quyền rằng nó có thể trốn không bị tổn hại gì với các hành động xâm lược chống lại các láng giềng của nó.  Phía Trung Quốc cũng rõ ràng đã chiếm giữ một số các khoảnh nhỏ thuộc phần đất tranh chấp dọc biên giới.
       Ảnh hưởng của Sô Viết tại Việt Nam dĩ nhiên đã được tăng cường kể từ khi có chiến tranh, trong khi sự xếp hàng không chính thức giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Nhật Bản cũng tiến triển như thế.  Một tổn thất chính yếu của cuộc chiến, hay, chính xác hơn, của sự vận động ngoại giao và chính trị thời tiền chiến tranh, là Lý Thuyết Ba Thế Giới của Trung Quốc.  Vào đầu Tháng Hai trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng của ông với tạp chí Time, họ Đặng có loan báo rằng mặt trận thống nhất chống lại chủ nghĩa bá quyền Sô Viết giờ đây bao gồm Hoa Kỳ, thành viên khác của Thế Giới Thứ Nhất mà Thế Giới Thứ Nhì và Thứ Ba đã hợp lại để chống đối.  Liệu lý thuyết này đã chết đi hay chỉ tạm thời không còn hoạt động vẫn chưa được biết rõ.
       Cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều có thể không thực sự chịu nổi các phí tổn chính trị và kinh tế sẽ phát sinh bởi một hiệp giao tranh nữa.  Cả hai đều rất cần hòa bình và sự thống nhất nội bộ để theo đuổi các chương trình liên hệ của họ nhằm tái xây dựng và hiện đại hóa.  Song, trong số lượng gia tăng của các “biến cô’ được tường thuật, có các dấu hiệu không tốt rằng một số các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy rằng tiểu bá quyền Việt Nam bướng bỉnh cần phải được dạy cho một bài học thứ nhì. Và rằng về phần họ [Việt Nam], nhiều kẻ học trò ngoan cố tìm kiếm một vài loại trả thù cho sự phá hoại bị gây ra trong bài học thứ nhất.
       Nếu có một hiệp kế tiếp, đấu trường nhiều phần sẽ là Biển Nam Hải hơn là biên giới đất liền.  Các năng lực quân sự của Trung Quốc hiện tại không đủ cho một cuộc xâm lăng toàn diện vào một Việt Nam đã được tăng cường mạnh mẽ bởi các tiếp liệu mới của các vũ khí của Sô Viết, và một cuộc tấn công vào các lực lượng của Việt Nam tại Lào sẽ có rủi rỏ nhận được quá nhiều sự bất ưng thuận thế giới.  Tuy nhiên, các năng lực và quyết tâm của Trung Quốc thì đủ mạnh để nâng cao một sự phòng thủ mạnh mẽ và phản công chống lại bất kỳ sự thách đố nào của Việt Nam đối với vị thế của họ tại Quần Đảo Hoàng Sa hay các khu vực trên biển mà họ tuyên xác tại Vịnh Bắc Bộ, trừ khi cuộc tấn kích của Việt Nam được hậu thuẫn bởi hải lực hùng mạnh của Sô Viết.  Trong thực tế nhiều điều có thể tùy thuộc vào các thái độ và các chính sách của hai siêu cường, và tầm mức mà Moscow sẽ muốn yểm trợ một cách công khai và Hoa Thịnh Đốn sẽ lựa chọn việc tán thành một cách kín đáo một cuộc chiến tranh Trung – Việt khác, phần lớn cũng tùy thuộc vào phương cách Bắc Kinh lựa chọn để phản ứng trước bất kỳ các cuộc tấn công thêm nữa của Việt Nam tại Kampuchea./-       
___
CHÚ THÍCH
1. Các bộ đội Trung Quốc đã phóng ra “cuộc phản công” của họ đánh vào Việt Nam hôm 17 Tháng Hai và được tường thuật đã hoàn tất sự triệt thoái của họ về lãnh thổ Trung Quốc vào hôm 16 Tháng Ba.
2. Xem, thí dụ, Robert McFadden, New York Times, 18 Tháng Hai 1979, và Don Oberdorfer, Washington Post, 1 Tháng Tư 1979.
3. John Gittings, ‘Peking Exacts Price for Company Hanoi Keeps’, Manchester Guardian Weekly, 25 Tháng Hai 1979.  Cùng quan điểm được bày tỏ bởi Ross Terrill trên tờ Montreal Star, 26 Tháng Hai 1979.
4. New York Times, 19 Tháng Hai 1979.
5. Elizabeth Becker, Far Eastern Economic Review, CIII (2 Tháng Ba 1979).
6. Dennis Duncanson, ‘China’s Vietnam War: New and Old Strategic Imperatives’, World Today, xxv (Tháng Sáu 1979), 241-8.
7. Muốn có một tổng quan về các quan hệ kể từ 1950, xem Jay Taylor, China and Southeast Asia: Peking’s Relations with Revolutionary Movements (ấn bản lần thứ nhì; New York 1976), các chương 1, 3, 6. Cũng rất hữu dụng để xem: King C. Chen, Vietnam and China, 1938-1954 (Princeton 1969); Robert O’Neill, Peking-Hanoi Relations in 1970 (Canberra 1971); Donald Zagoria, Vietnam Triangle: Moscow, Peking, Hanoi (New York 1968).
8. Câu văn được mượn của James Kurth, “The Multinational Corporation, U. S. Foreign Policy, and the Less Developed Countries’, trong sách đồng biên tập bởi Abdul A. Said và Luis R. Simmons, The New Sovereigns: Multinational Corporations as World Powers (Englewood Cliffs, NJ, 1975), trang 139.
9. Từ ngữ của câu hỏi làm gợi nhớ một cách hiếu kỳ về loại đã được nêu lên trong các sự tra hỏi sớm nhất trên các nguyên do của cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962.  Sự tra hỏi “chính thống’ trong năm 1962 và 1963 là: tại sao Trung Quốc đã thực hiện cuộc xâm lược vào Ấn Độ? Phần lớn các cuộc nghiên cứu sau này về cuộc chiến tranh này đã khởi đi với một câu hỏi nhẹ nhõm hơn.
10. “Nó thì tốt hơn”, Hồ Chí Minh đã nói với Paul Mus trong năm kế đó, sau khi có sự quay trở lại của các nhà chức trách thực dân Pháp, “để ngửi phân của người Pháp trong một thời khoảng ngắn thay vì phải ăn cứt người Tàu suốt một đời”, Chen, Vietnam and China, trang 99.
11. Alexander Woodside, “Peking and Hanoi: Anatomy of a Revolutionary Partnership”, International Journal, XXIV (winter 1968-9), 66.
12. Mùa Phục Sinh năm 1916 và hậu quả của nó chắc chắn là các yếu tố mạnh mẽ hơn cả những hành vi của Cromwell trong việc giải thích các sự căng thẳng trong các quan hệ đương thời giữa Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan.
13. Trong Tháng Mười 1930, danh xưng đã được thay đổi thành đảng Cộng Sản Đông Dương, như một kết quả của áp lực từ khối Comintern.
14. Muốn có thêm chi tiết về thời kỳ này, xem Douglas Pike, History of Vietnamese Communism, 1925-1976 (Stanford1978).
15. Muốn có một sự phân tích nhiều hơn về các sự tương đồng này, xem Woodside, “Peking and Hanoi”, các trang 72-6.
16. Keesing’s Contemporary Archives, 23 Tháng Hai 1979, trang 29471.  Hàn Niệm Long, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, tuyên xác rằng tổng số viện trợ lên tới “các con số hàng tỷ yuan [đồng Nguyên]”, Beijing Review, xxii (4 Tháng Năm 1979), 10.
17. Allen Whiting, The Chinese Calculus of Deterrence (Ann Arbor 1975) các trang 186-95.
18. Peking Review, XVIII (2 Tháng Năm 1975).  Bức thông điệp được ký tên bởi Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, và Chu Đức và được kết hợp một số vào các khẩu hiệu và thành ngữ được ưa chuộng trong thời cực thịnh của liên minh, chẳng hạn như “Trung Quốc và Việt Nam là các láng giềng thân cận nhau như môi với răng”.  Điều được hứa hẹn rằng trong những ngày sắp đến, “nhân dân Trung Quốc sẽ tiếp tục trước sau như một đoàn kết và chiến đấu cùng với nhân dân Việt Nam”.
19. Nayan Chanda, “Secrets of Former Friends”, Far Eastern Economic Review, CIII  (15 Tháng Sáu 1979).
20. Linda Dillon, Bruce Burton, và Walter Soderlund, “Who was the Principal Enemy?: Shifts in Official Chinese Perceptions of the TwoSuperpowers, 1968-1969”, Asian Survey, XVII (Tháng Năm 1977), 456-73.
21. Gittings, “Peking Exacts Price”.
22. Các sự phân định và các mối quan hệ biên giới nổi tiếng là các vấn đề phức tạp để bấu víu.  Một cuộc khảo sát rất hữu dụng về bối cảnh lịch sử và địa dư của biên giới Trung – Việt có thể tìm thấy trong sách của J. R. V. Prescott, Map of Mainland Asia by Treaty (Carlton, Victoria, 1975), các trang 447-56.
23. Phía Việt Nam đưa ra các con số sau đây về các sự khiêu khích và xâm phạm của phía Trung Quốc: 1974 – 179; 1975 – 294; 1976 – 812; 1977 – 873; 1978 – 2175.  (Nguồn tin: Bộ Ngoại Giao, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, “Thông Tư về Các Sự Khiêu Khích và Xâm Phạm Lãnh Thổ của Trung Quốc”, VNA, Hà Nội, 16 Tháng Ba 1979.) Các con số của phía Trung Quốc về các vụ tấn công của Việt Nam tại biên giới Trung Quốc là: 1974 – 121; 1975 – 439; 1976 – 986; 1977 – 752; 1978 – 1108; 1979 (tính đến ngày 16 Tháng Hai) – 129.  (Nguồn tin: bình luận của Tân Hoa Xã,  trong bài viết “How Did the Sino-Vietnamese Border Dispute Come About?”, Beijing Review, XXII (25 Tháng Năm 1979).
24. Chúng được gọi là Xisha (Tây Sa) bởi Trung Quốc và là Hoàng Sa bởi phía Việt Nam.
25. Chúng được gọi là Nam Sa (Nansha) bởi phía Trung Quốc và là Trường Sa bởi phía Việt Nam.  Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Phi Luật Tân tiếp tục chiếm đóng một số đảo.  Muốn biết thêm chi tiết, xem Hungdah Chiu, “South China Sea Islands: Implications for Delimiting the Seabed and Future Shipping Routes”, China Quarterly, số 72 (Tháng Mười Hai 1977), 743-65.
26. Nó được gọi là Beibu Gulf bởi phía Trung Quốc và Vịnh Bắc Bộ bởi phía Việt Nam.
27. Phía Trung Quốc tuyên xác rằng đầu năm 1977, khi các biến cố dọc biên giới đã sẵn xảy ra trung bình hai hay ba vụ mỗi ngày, Hà Nội “đặt ra các biện pháp để thiết lập một Hành Lang An Toàn [Cordon Sanitaire, tiếng Pháp trong nguyên bản, chú của người dịch], xua đẩy vào lãnh thổ Trung Quốc số đông đảo các người dân gốc Trung Quốc và các công dân Việt Nam đã từng sinh sống tại các khu vực biên giới trong nhiều thế hệ”; Hàn Niệm Long, trưởng phái đoàn chính phủ Trung Quốc, trong một diễn văn tại phiên họp khoáng đại thứ nhì của các cuộc thương thuyết giữa Trung Quốc – Việt Nam ở Hà Nội, trong Tháng Tư 1979 (Beijing Review, XXII [4 Tháng Năm 1979], trang 11).
28. Keesing’s Contemporary Archives, 23 Tháng Hai 1979, trang 29469.
29. Michael Yahuda, “Vietnam and China – the Roots of Conflict”, China Now, số 82 (Tháng Một /Tháng  Hai 1979), trang 9.
30.  Keesing’s Contemporary Archives, 23 Tháng Hai 1979, trang 29471.
31. Gareth Porter, “The Sino-Vietnamese Conflict in Southeast Asia”, Current History, XLV (Tháng Mười Hai 1978), 193.
32. Muốn có các sự khảo sát hữu ích về các vấn đề này, xem “Vietnam – Kampuchea War”, Southeast Asia Chronicle, số 64 (Tháng Chín – Tháng Mười 1978); Karl Jackson, “Cambodia 1978: War, Pillage, and Purge in Democratic Kampuchea”, Asian Survey, XIX (Tháng Một 1979); Sheldon Simon, “New Conflict in Indochina”, Problems of Communism, XXVII (Tháng Chín – Tháng Mười 1978).
33. Stephen Heder, “Origins of the Conflict”, trong Southeast Asia Chronicle, số 64 (Tháng Chín – Tháng Mười 1978), 3.
34. Cả khái niệm và đảng đều chính thức bị khai tử trong thập niên 1950.
35. Trong năm 1971, Chu Ân Lai có nói với một vị đại sứ Âu Châu không được xác định rằng “chúng tôi không muốn nhìn thấy bất kỳ một nước nào của Đông Dương thống trị các nước khác”; Ross Terrill, 800,000,000: The Real China (London 1972), trang 221.
36. Simon, “New Conflict in Indochina”, trang 22.
37. Duncanson, “China’s Vietnam War”; Nayan Chanda, “L’affrontement de deux nationalisms”, Le monde diplomatique, XXVII (Tháng Chín 1978).
38. Beijing Review, XXII (19 Tháng Một 1979).
39. Nguồn: Current Digest of the Soviet Press, XXX, số 44, trang 10.  Muốn có bản văn của hiệp ước với Ấn Độ, xem Robert Jackson, South Asian Crisis (London 1975), các trang 188-91.
40. Michael Yahuda, “China’s New Outlook: The End of Isolationism”, World Today, XXXV (Tháng Năm 1979), 184.
41. New York Times, 28 Tháng Hai 1979.
42. Edward Friedman, “The Risk China Faces”, cùng nơi dẫn trên, 4 Tháng Hai 1979.
43. “China and South East Asia”, Broadsheet (London), Tháng Mười Một 1978.
44. Muốn có một cuộc thảo luận về các hậu quả sự sự từ chối của Hoa Thịnh Đốn không chịu đáp ứng trước các đề nghị của Việt Nam, xem Derek Davies, “Carter’s Neglect, Moscow’s Victory”, Far Eastern Economic Review, CIII (2 Tháng Hai 1979).
45. Hai thí dụ hay về điều có thể thu đạt được xuyên qua sự phân tích thấu đáo các dữ liệu hạn chế cung cấp là của Thomas Gottlieb, Chinese Foreign Policy Factionalism and the Origins of the Strategic Triangle (Santa Monica, Calif., Tháng Mười Mo9^t. 1977), và của Allen Whiting, Chinese Domestic Politics and Foreign Policy in the 1970s (Ann Arbor, Mich. 1979).
46. David Bonavia, Far Eastern Economic Review, CIII (2 Tháng Ba 1979).
47. Davies, “Carter’s Neglect, Moscow’s Victory”.
48. Terrill, 800,000,000, ttrang 223.
49. Jean Daubier, Les Nouveaux Maitres de la Chine (Paris 1979), được trích dẫn bởi Jean de la Guérivière trong Le Devoir, 23 Tháng Hai 1979, trang 24.
50.Liệu sẽ là quá tưởng tượng để nêu ý kiến rằng Cuộc Chiến Tranh Trung – Việt phát sinh, xin lỗi ông Zbigniev Brzezinski [cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Carter lúc bấy giờ, chú của người dịch] là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Sô Viết – Mỹ hay không?
51. Các tỷ lệ bách phân được tính toán trên căn bản các dữ liệu được trình bày trong một báo cáo bởi bộ trưởng tài chính Trung Quốc, ông Zhang Jingfu, Beijing Review, XXII (20 Tháng Bảy 1979).
52. Nayan Chanda, “A Massive Shock for Vietnam”, Far Eastern Economic Review, CIII (10 Tháng Tám 1979). 
_____
Nguồn: Bruce Burton, Contending explanations of the 1979 Sino – Vietnamese War, International Journal, Volume XXXIV, no. 4/Autumn 1979, các trang 699-722.

Ngô Bắc dịch và phụ chú
24.09.2012    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét