Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Vi mô và vĩ mô

Vi mô và vĩ mô


8-7-2012 (VF) – Nhiều nhà kinh tế chuyên nghiệp nghiên cứu một bộ môn nhất định của kinh tế học. Kinh tế học lao động xem xét tiền lương và việc làm. Kinh tế học đô thị xem xét việc sử dụng đất đai, vận tải, ùn tắc giao thông và nhà ở. Tuy nhiên, chúng ta không cần thiết phải phân chia rõ ràng các bộ môn của kinh tế học theo các chủ đề của kinh tế học. Chúng ta có thể phân loại bộ mô kinh tế học theo cách tiếp cận được  sử dụng. Việc phân chia theo cách thức tiếp cận thành kinh tế vi mô và vĩ mô đã xuyên suốt các chủ đề trên.
Ví dụ, chúng ta có thể nghiên cứu tại sao các cá nhân ưa thích ô tô hơn xe đạp và những nhà sản xuất quyết định việc sản xuất ô tô hay xe đạp như thế nào. Sau đó, chúng ta có thể tổng hợp hành vi của tất cả các hộ gia đình và tất cả các doanh nghiệp để xem xét tổng số lượng tiêu dùng và sản xuất ô tô. Chúng ta có thể xem xét thị trường ô tô . So sánh thị trường này với thị trường xe đạp, chúng ta có thể giải thích giá tương đối của ô tô, xe đạp và sản lượng tương đối của hai mặt hàng này. Một nhánh nghiên cứu phức tạp của kinh tế vi mô là lý thuyết cân bằng tổng thể mở rộng cách tiếp cận này để đưa ra kết luận  logic của mình. Nó nghiên  cứu đồng thời tất cả các thị trường đối với tất cả hàng hóa. Từ đó hy vọng có thể nắm bắt được toàn bộ xu hướng tiêu dùng, sản xuất và trao đổi của toàn bộ nền kinh tế tại một thời điểm.
Kinh tế học vi mô đưa ra phân tích chi tiết về các quyết định cá nhân đối với hàng hóa cụ thể.
Nhưng điều này là rất phức tạp. Nó dễ dẫn đến việc mất sự tập trung vào hiện tượng  mà chúng ta quan tâm. Một cách thức thú vị, là một phần của nghệ thuật trong khoa học kinh tế, là đặt ra những  đơn giản hóa khôn ngoan để duy trì phân tích có thể khống chế mà không làm sai lệch thực tế quá nhiều. Ở đây các nhà kinh tế học vi mô và các nhà kinh tế học vĩ mô sử dụng những cách thứ khác nhau.
Các nhà kinh tế vi mô có xu hướng đưa ra cách phân tích chi tiết về một khía cạnh của hành vi kinh tế nhưng bỏ qua sự tác động qua lại với phần còn lại của nền kinh tế để duy trì sự đơn giản của phân tích. Một nhà phân tích kinh tế vi mô về tiền lương của các cầu thủ bóng đá sẽ nhấn mạnh đến đặc điểm của các cầu thủ bóng đá và khả năng chi trả của câu lạc bộ. Nó bỏ qua những ảnh hưởng gián tiếp mà sự tăng lương của cầu thủ bong đá có thể ảnh hưởng đén ( ví dụ như giá nhà cao ấp tăng lên, làm tăng mạnh xây dựng bể bơi). Khi phân tích, kinh tế vi mô bỏ qua những ảnh hưởng xảy ta một cách gián tiếp nó là phân tích “bộ phận” chứ không phải phân tích “tổng thể”.
Trong một số trường hợp, ảnh hưởng gián tiếp có thể là không quan trọng và việc bỏ qua chúng để xem xét các ngành hay các hoạt động nhất định một cách chi tiết là có ý nghĩa. Khi các ảnh hưởng gián tiếp rất quan trọng,  thì cần phải có một sự đơn giản hóa khác.
Các nhà kinh tế vĩ mô không quan tâm đến phân chia hàng hóa tiêu dùng thành ô tô, xe đạp và video. Ngược lại, họ coi chúng là một giỏ hàng hóa chúng được gọi là “ hàng hóa tiêu dùng” bởi vì họ muốn nghiên cứu sự tác động qua lại giữa hoạt động mua sắm của hộ gia đình đối với hàng hóa tiêu dùng và quyết định mua sắm của các doanh nghiệp đối với máy móc thiết bị và nhà xưởng.
Bởi vì các khái niêm kinh tế vĩ mô liên quan đến toàn bộ nền knh tế, nên chúng phổ biến hơn so với các khái niệm kinh tế vi mô (chủ yếu là mối qua tâm của một nhóm người nhất định). Dưới đây là 3 khái niệm kinh tế vĩ mô mà bạn thường gặp.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị sản phẩm của 1 nền kinh tế trong vòng 1 năm.
Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 111/9 người ta lo sợ rằng kinh tế thê giới có thể rơi vào suy thoái. Trong thời kỳ suy thoái, GDP giảm xuống hoặc tăng lên nhưng rất chậm.
Mức giá chung
Mức giá chung đo lường giá cả trung bình của các hàng hóa, dịch vụ.
Giá cả của các hàng  hóa khác nhau biến động khác nhau. Mức giá chung cho chúng ta biết điều gì xảy ra đối với giá cả trung bình. Khi mức giá này tăng lên , chúng ta có lạm phát.
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm nhưng đang tìm kiếm công việc.
Lực lượng lao động là số người ở tuổi lao động có hoặc muốn có việc làm. Một người giàu có, người lười biếng và những người ốm yếu cũng ở độ tuổi lao động nhưng không tìm kiếm công việc. Họ không nằm trong lực lượng lao động và cũng không được tính là thất nghiệp.
Người ta không thích cả lạm phát lẫn thất nghiệp. Vào những năm 1970, giá dầu tăng mạnh và in tiền vượt mức dẫn đến lạm phát cao. Sau đó lạm phát giảm xuống nhưng thất nghiệp tăng lên. Năm 2000 cả lạm phát và thất nghiệp cùng giảm xuống mức thấp. năm 2011 một cuộc suy thoái toàn cầu mới xảy ra. Các nhà kinh tế vĩ mô muốn lý giả điều gì gây ra những dao động này.
TÓM TẮT
Kinh tế học phân tích việc xã hội sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Vấn đề kinh tế cơ bản là dung hòa mâu thuẫn giữa nhu cầu hầu  như vô hạn của con người và khả năng hạn chế của xã hội để sản xuất hàng hóa, dịch vụ nhằm đắp ứng những nhu cầu đó.
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) minh họa khối lượng tối đa một hàng hóa có thể sản xuất khi cho trước sản lượng của hàng hóa khác. Nó minh họa sự đánh đổi hay danh mục lựa chọn đối với xã hội trong việc quyết định sản xuất cái gì . Các nguồn lực là khan hiếm và các điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là không thể đạt được. Các điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất là những điểm không có hiệu quả.
Chi phí cơ hội của một hàng hóa là số  lượng các hàng hóa khác phải hi sinh để có thêm 1 đơn vị hàng hóa đó. Nó chính là độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF).
Các nước công nghiệp chủ yếu dựa vào thị trường để phân phối nguồn lực. Thị trường giải quyết các quyết định sản xuất và tiêu dùng thông qua điều chỉnh giá.
Trong một nền kinh tế mệnh lệnh, các quyết định sản xuất cái gì, như thế nào và sản xuất cho ai được đưa ra bởi cơ quan kế hoạch hóa tập trung. Không có nền kinh tế nào là hoàn toàn dựa vào cơ chế mệnh lệnh.
Một nền kinh tế thị trường tự do không có sự can thiệp của chính phủ. Các nguồn lực được phân bổ hoàn toàn thông qua thị trường trong đó các cá nhân mưu cầu lợi ích của bản thân. Adam Smith cho rằng một “bàn tay vô hình” có thể phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả.
Các nền kinh tế hiện đại là hỗn hơp, chủ yếu dựa vào thị trường nhưng có sự can thiệp rộng rãi của chính phủ. Mức can thiệp tối ưu của chính phủ là một chủ đề được tranh cãi sôi nổi.
Kinh tế học thực chứng nghiên cứu xem nền kinh tế trên thực tế hoạt động như thế nào. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra khuyến nghị nên làm cái gì. Hai bộ môn này tách biệt nhau. Với sự nghiên cứu thỏa đáng, các nhà kinh tế có thể thống nhất đối với những vấn đề trong kinh tế học thực chứng. Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến những nhận định mang tính chủ quan. Không có lý do để mọi người phải thống nhất về những nhận định chuẩn tắc.
Kinh tế học vi mô đưa ra một phân tích chi tiêt về hành vi nhất định trong nền kinh tế. Để đơn giản, nó có thể bỏ qua một số tác động qua lại với phần còn lại của nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô nhấn mạnh những tác động qua lại bằng việc bỏ qua những cấu phần riêng lẻ.

* David Begg & Staley Fischer & Rudiger Dornbusch (GV ĐHKTQD dịch), 2008, Kinh tế học, NXB Thống kê.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét