Một người bạn Pháp nói với tôi 1 câu tôi rất thích là: "Je mange moins mais bien" (Tôi ăn ít song đúng cách). Còn mẹ vợ tôi thì luôn mồm nhắc: "Mọi bệnh tật phát sinh qua đường miệng".
Từ đây tôi tổng kết: Ăn đúng cách và vệ sinh đường miệng ngay sau khi ăn là cách tốt nhất để giữ sức khỏe.
- Tay chân bị biến dạng kinh dị, toàn thân nổi u nhọt lở loét… Ít ai nghĩ một trong số nguyên nhân gây ra căn bệnh đáng sợ nói trên là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Cơ thể biến dạng kinh dị
Các bệnh nhân này được chẩn đoán bị bệnh gút nặng gây biến chứng. Nguyên nhân chính của căn bệnh này do bệnh nhân tiêu thụ một số lượng lớn thức ăn như thịt, cá, tôm, cua và lạm dụng rượu bia. Các thức ăn này được nạp vào cơ thể với lượng lớn làm tăng acid uric trong máu, gây ra cơn gút thứ phát.
|
Cơ thể bị biến dạng do bệnh gút biến chứng. Ảnh: Thanh Huyền. |
GS.TS.BS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu bệnh gút cho
biết: hơn 60% bệnh nhân khi đến các phòng khám của Viện Gút đã chuyển
sang giai đoạn gút mãn tính, có nhiều cục u tophi (hạt lồi thường xuất
hiện dưới da do lắng đọng tinh thể acid uric) kèm theo suy giảm chức
năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết
áp, bệnh mạch vành, tá tràng bởi dùng thuốc giảm đau kéo dài…, trong đó, 5% bị biến chứng nặng như phù nề, loãng xương, biến dạng khớp, u tophi vỡ gây nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao.
Một trong số những trường hợp bị biến chứng nặng do bệnh gút là ông Hà Văn Chớ, sinh năm 1944, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ông Chớ tới Viện Gút trong tình trạng u cục tophi nổi khắp người gây đau nhức triền miên.
Đặc biệt, khối u tophi ở khớp ngón chân của ông Nhớ bị vỡ ra, gây nhiễm trùng nặng, vết hoại tử lở loét có khả năng phải tháo khớp.
Nặng nhất là trường hợp của ông Lê Hồng Đản, sinh năm 1952, ngụ tại huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.
Ông Đản là bệnh nhân gút đặc biệt, bị biến chứng nặng tới mức suy gan, suy thận, phù nề, người mọc đầy u tophi.
Khi thăm khám cho ông Đản các bác sĩ giật mình bởi bàn tay, bàn chân của bệnh nhân biến dạng rất kì dị.
Theo bác sĩ, những bệnh nhân này được cắt lọc, xử lý phần vết thương bị hoại tử và điều trị bằng phương pháp đặc hiệu.
Cách đây không lâu, Bệnh viện Vũ Anh TP.HCM cũng tiếp nhận cấp cứu cho một người đàn ông quốc tịch Hà Lan bị hôn mê, sốc nặng do khối u lớn trên trán vỡ ra, lúc nhúc dòi. Các bác sĩ kết luận bệnh nhân trên đã bị biến chứng do rối loạn chuyển hóa đạm, tức là bệnh gút.
Mắc bệnh do thói quen từ…miệng
Theo bác sĩ Lập, tại Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào đủ lớn về điều trị bệnh gút.
“Có một thực trạng đáng lo ngại là hầu như rất ít bệnh nhân gút điều trị liên tục theo một bác sĩ. Từ đó bệnh tình của họ khó được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Do nôn nóng gặp ai mách thuốc gì hay, họ cũng mua uống, không biết rõ nguồn gốc thuốc gây ra hậu quả nghiêm trọng” - bác sĩ Lập nhận định.
Theo bác sĩ Lập, gút là một loại bệnh mà nhân loại biết sớm nhất nhưng lại được điều trị cẩu thả nhất.
Do chủ quan, nhiều bệnh nhân cẩu thả trong việc dùng thuốc, sinh hoạt ăn uống để bệnh tiến triển nặng. Nhiều trường hợp bị kháng trị với những loại thuốc chữa gút đang có.
Để phòng tránh bệnh gút, bác sĩ khuyên người dân nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Tại những nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh gút rất cao do nhịp sống căng thẳng, hay phải hội họp, ăn nhậu.
Chúng ta nên chọn ăn nhiều trứng, những loại thịt màu trắng như gà, cá. Không nên ăn quá 1,5 lạng thịt/ngày, tránh ăn những thứ giàu đạm, béo, nội tạng động vật và uống rượu bia.
Những người bị gút dù đã chữa khỏi nhưng không tuân theo chế độ sinh hoạt vừa phải sẽ bị tái phát bệnh trở lại.
· Thanh Huyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét