Việt Nam: Lạm phát xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009
Nếu tính theo mức độ hàng tháng, trong tháng Bảy này, chỉ số
giá tiêu dùng của Việt Nam đã giảm 0,29% so với tháng Sáu. Tuy nhiên,
điều đáng quan ngại là giá thực phẩm không giảm, thậm chí còn tăng 1,54%
so với tháng Bảy năm ngoái.
Đà sụt giảm của mức lạm phát tại Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới ghi nhận khi định chế tài chánh này điều chỉnh mức dự báo lạm phát tại Việt Nam cho toàn năm 2012 từ 10,5% xuống còn 9,5%.
Theo ghi nhận của AFP, cho đến tháng Tư vừa qua, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức hai số – tức là trên 10% - sau khi đạt đỉnh kỷ lục là 23% vào tháng Tám năm 2011. Tình hình đó đã buộc chính phủ Việt Nam phải liên tiếp tăng lãi suất chỉ đạo để giúp cho nền kinh tế hạ nhiệt.
Đối với các chuyên gia kinh tế, chính sách tiền tệ chặt chẽ, kèm theo với nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sút đã là nguyên nhân khiến cho giá tiêu dùng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trong lúc đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống mức 4,38% trong nửa đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị chậm hẳn lại, và áp lực giá cả nhẹ bớt, chính quyền Việt Nam đã phải thay đổi chính sách tiền tệ, và từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tiếp cắt giảm lãi suất.
Trong năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,9%. Năm nay, chỉ tiêu của chính phủ là làm sao đạt được từ 6% cho đến 6,5%.
Chính phủ Việt Nam cho biết tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua.
Bản tin của hãng thông tấn Pháp cho hay chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 5,35%, tính theo năm, trong tháng 7, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2009.
Trước đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã thường tăng ở mức hai chữ số cho tới tháng Tư năm nay.
Hồi tháng 8 năm 2011, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên tới 23%, buộc chính phủ phải liên tục tăng mức lãi suất chính thức nhằm ngăn chặn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế và việc giá cả giảm đã khiến chính phủ phải thay đổi chính sách với hàng loạt vụ cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương trong năm nay.
Các kinh tế gia nói rằng sự giảm mạnh của giá tiêu dùng là kết quả của chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn và sự sút giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Báo chí Việt Nam trích lời các phân tích của các chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng ở các thành phố lớn giảm trong tháng 7 là nhờ vào hai lần giảm giá xăng dầu liên tiếp vào ngày 21-6 và 2-7.
Cả hai đợt giảm giá xăng dầu này đều nằm trong khoảng thời gian tính CPI tháng 7. Nhờ đó, các doanh nghiệp vận tải bắt đầu giảm giá cước vận chuyển hàng hóa.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm nay chỉ ở mức 4,38%. Năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng 5,9%, và chính phủ nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2012 ở mức 6% đến 6,5%.
Nguồn: AFP, Vietnam Net
Đà sụt giảm của mức lạm phát tại Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới ghi nhận khi định chế tài chánh này điều chỉnh mức dự báo lạm phát tại Việt Nam cho toàn năm 2012 từ 10,5% xuống còn 9,5%.
Theo ghi nhận của AFP, cho đến tháng Tư vừa qua, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức hai số – tức là trên 10% - sau khi đạt đỉnh kỷ lục là 23% vào tháng Tám năm 2011. Tình hình đó đã buộc chính phủ Việt Nam phải liên tiếp tăng lãi suất chỉ đạo để giúp cho nền kinh tế hạ nhiệt.
Đối với các chuyên gia kinh tế, chính sách tiền tệ chặt chẽ, kèm theo với nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sút đã là nguyên nhân khiến cho giá tiêu dùng giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trong lúc đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống mức 4,38% trong nửa đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế bị chậm hẳn lại, và áp lực giá cả nhẹ bớt, chính quyền Việt Nam đã phải thay đổi chính sách tiền tệ, và từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã phải liên tiếp cắt giảm lãi suất.
Trong năm 2011, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,9%. Năm nay, chỉ tiêu của chính phủ là làm sao đạt được từ 6% cho đến 6,5%.
Chính phủ Việt Nam cho biết tỉ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua.
Bản tin của hãng thông tấn Pháp cho hay chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 5,35%, tính theo năm, trong tháng 7, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2009.
Trước đó, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã thường tăng ở mức hai chữ số cho tới tháng Tư năm nay.
Hồi tháng 8 năm 2011, tỷ lệ lạm phát đã tăng lên tới 23%, buộc chính phủ phải liên tục tăng mức lãi suất chính thức nhằm ngăn chặn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế và việc giá cả giảm đã khiến chính phủ phải thay đổi chính sách với hàng loạt vụ cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương trong năm nay.
Các kinh tế gia nói rằng sự giảm mạnh của giá tiêu dùng là kết quả của chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn và sự sút giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Báo chí Việt Nam trích lời các phân tích của các chuyên gia cho rằng một trong những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng ở các thành phố lớn giảm trong tháng 7 là nhờ vào hai lần giảm giá xăng dầu liên tiếp vào ngày 21-6 và 2-7.
Cả hai đợt giảm giá xăng dầu này đều nằm trong khoảng thời gian tính CPI tháng 7. Nhờ đó, các doanh nghiệp vận tải bắt đầu giảm giá cước vận chuyển hàng hóa.
Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm nay chỉ ở mức 4,38%. Năm ngoái, kinh tế Việt Nam tăng 5,9%, và chính phủ nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2012 ở mức 6% đến 6,5%.
Nguồn: AFP, Vietnam Net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét