17/07/2012. Đậu nành rang trộn với hàng loạt hóa
chất, hương liệu sẽ biến thành “cà phê” chính hiệu. Công thức chế biến
này đang được một cơ sở quy mô lớn tại Q.Tân Phú (TP.HCM) ngày đêm sản
xuất cung cấp cho thị trường…
Đậu nành + hóa chất
Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.
Một công nhân cho biết, 3 cái máy rang tại đây có công suất 250
kg/mẻ/cái. Đầu tiên, đậu nành hạt được cho vào lò rang cho cháy đen, rồi
đổ vào một thùng nhựa lớn. Sau đó, đổ vào thùng nhựa một hỗn hợp hóa
chất màu đen đã được pha sẵn (tùy theo yêu cầu của khách hàng mà chủ cơ
sở tẩm mùi vị đậm đặc hay nhẹ hơn).
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang… Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.
Lạnh người!
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ. (Còn tiếp)
Xem video clip |
Trưa ngày 6.7, men theo con kênh nước đen bốc mùi trên đường Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, chúng tôi tìm đến cơ sở rang xay cà phê Thông Phát (số 108 - lô 4 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú). Cơ sở như một nhà kho, được xây dựng bằng sắt thép mái tôn cũ kỹ, trên diện tích hơn 500 m2. Bên phía tay phải cơ sở, chiếm 2/3 diện tích là nơi chứa hàng trăm bao tải đậu nành; phần còn lại đủ để 3 máy rang đậu và 1 căn phòng nhỏ chứa các thùng hóa chất.
Đối với những cơ sở chế biến thực phẩm, vấn đề vệ sinh phải được đặt lên hàng đầu, nhưng chỗ này thì chẳng có chút vệ sinh nào cả. Ngoài trời nắng nóng oi bức, bên trong càng nóng bức hơn bởi 3 lò rang hừng hực lửa hoạt động hết công suất. Cái lạ ở đây là mặc dù trong cơ sở và xung quanh không có một hạt cà phê nào nhưng mùi cà phê thơm lựng lan tỏa khắp khu vực… “Cơ sở chế biến cà phê nhưng đố anh tìm được hạt cà phê nào” - một công nhân ở đây vừa cười vừa nói một cách tự nhiên không chút e dè. Chúng tôi cứ ngỡ câu nói đùa nhưng sau một hồi quan sát, mới biết anh công nhân nói thật. Vậy mà, hằng ngày, cơ sở này vẫn cho ra lò hàng tấn cà phê “đểu” cung cấp cho thị trường.
Quy trình sản xuất mất vệ sinh - Ảnh: Đàm Huy |
|
Toàn bộ đậu nành và hóa chất được cho tiếp vào lò quay đều để hóa chất thấm vào từng hạt đậu. Đậu nành trộn xong được đổ ào ra một cái khay lớn làm bằng tôn đặt dưới nền đất, một số công nhân xúm vào dùng xẻng đập, trộn liên hồi; rồi dùng quạt sấy khô không cho dính cục. Lúc này, hạt đậu nành biến thành màu đen giống hệt màu hạt cà phê, dù không phải cà phê nhưng thơm mùi cà phê đến sặc cả mũi…
Tại cơ sở Thông Phát, có thể nói hãi hùng nhất là công đoạn pha chế các loại hóa chất không rõ nguồn gốc với nhau để tẩm vào đậu nành sau khi rang. Chúng tôi thấy công nhân dùng ca nhựa múc thứ nước màu đen pha sẵn đổ vào đậu nành. Để có được hỗn hợp màu đen này, chúng tôi thấy công nhân pha trộn nhiều loại hóa chất khác nhau, có những hóa chất lấy từ can nhựa không có nhãn mác.
Chúng tôi đã kịp ghi hình lại nhiều công đoạn chế biến đậu nành thành “cà phê”. Công nhân tham gia chế biến ở đây có người mặc quần đùi, có người cởi trần; hoàn toàn không bao tay, khẩu trang… Kể cả các dụng cụ sử dụng pha chế ở đây đã quá cũ kỹ, đóng nhiều lớp đen xì, trông rất mất vệ sinh. Chứng kiến cảnh nước, hóa chất, đậu nành vung vãi khắp nơi trên sàn đất suốt trong quá trình chế biến, chúng tôi không khỏi rợn người khi tưởng tượng đang cầm ly cà phê uống.
|
Sau khi điều tra, ghi nhận về cung cách chế biến cà phê bột của cơ sở rang, xay cà phê, ngũ cốc Thông Phát, chúng tôi phối hợp với Thanh tra Sở Y tế TP.HCM để tiến hành kiểm tra cơ sở vào hôm qua 16.7. Tại thời điểm kiểm tra, có hàng trăm bao nguyên liệu là đậu nành, bắp để làm ra “cà phê” chất tại đây, nhiều nơi những nguyên liệu này đổ ngổn ngang ra sàn nhà đen kịt. Bên cạnh là các hóa chất, nguyên liệu để tẩm ướp đậu nành, bắp như: bột màu, đường hóa học, bơ, rượu… cũng để bừa bãi.
Nếu ai chứng kiến cảnh chế biến cà phê ở đây thì sẽ không bao giờ dám uống cà phê không rõ nguồn gốc nữa. Bởi, nhà vệ sinh thì đặt trong khu sản xuất; đậu nành, bắp sau khi tẩm ướp hóa chất, sấy... được cho ra những ô vuông dưới sàn nhà rất bẩn để các công nhân dùng bàn cào đảo qua lại. Đến nơi pha hỗn hợp hóa chất để tẩm đậu nành càng ớn lạnh hơn. Nhiều thành viên trong đoàn thanh tra khi chứng kiến phải thốt lên “từ nay hết dám uống cà phê bên ngoài; phải mua cà phê hạt về mà tự chế biến thôi!”.
Đại diện cơ sở, ông Lê Minh Thông không ngần ngại cho đoàn thanh tra biết: cơ sở rang, chế biến theo đơn đặt hàng của khách từ hai năm nay; khách đặt sao làm vậy. Phần lớn khách đưa nguyên liệu là đậu nành, tinh cà phê, và các hóa chất, hương, màu tẩm ướp. Nếu khách không đưa phụ gia thì cơ sở cho người ra chợ Kim Biên mua. Mỗi ngày cơ sở rang, chế biến khoảng 1,5 tấn “cà phê”. Đoàn thanh tra yêu cầu cung cấp hóa đơn, giấy tờ liên quan đến những khách đặt chế biến “cà phê”, thì ông Thông chỉ cung cấp được mỗi khách hàng là Công ty Nguyễn Thuấn (TP.HCM) và cho biết thêm còn gia công cho khách hàng lấy tên cà phê thành phẩm là An Phúc (ở miền Trung) và Cường Phát (ở TP.HCM). Đoàn yêu cầu cung cấp sổ sách ghi số lượng rang, xay chế biến “cà phê” cho các khách hàng, ông Thông cũng không đáp ứng được. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; nhân viên thì không kiểm tra sức khỏe…
Đoàn thanh tra lập biên bản, buộc cơ sở Thông Phát ngưng hoạt động; niêm phong, thu giữ một số hóa chất, phẩm màu, “cà phê” thành phẩm… để kiểm nghiệm làm rõ. (Còn tiếp)
Lấy dung dịch màu đen “lạ” tẩm vào đậu nành rang Đậu nành sau khi trộn các loại hóa chất, hương liệu và rang xong Nơi pha trộn các hóa chất, phẩm màu để tẩm vào đậu nành chế biến thành “cà phê” Nguyên liệu đậu nành, bắp, các hóa chất để ngổn ngang - Ảnh: T.Tùng - Đàm Huy |
Đàm Huy - Thanh Tùng
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - COMMENT (58)
Hoàng Quỳnh, 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Q1
Tôi đồng ý với bạn Vinh Hưng.
Cả Sài Gòn này đều làm theo công thức pha chế như trên thôi (hãng nào
cũng làm vậy, không ngoại trừ các thương hiệu cafe đã có tên tuổi). Nhìn
lúc pha chế dơ là bình thường, nếu hạt không cho nó nóng đen lên thì
làm sao nó ngấm gia vị được. Muốn nó ngon thì dùng cà phê Zin đi (không
pha bột bắp). Nhưng lúc đó giá cafe không phải 10-15k nữa đâu nhé, 50k
cũng không chừng, bố ai mà uống được với giá đó. Tiền nào của đó thôi.
Viết bài cũng nên khách quan tí, đừng viết xoáy quá giết chết người kinh
doanh cafe như tôi đây!
votinhhacker
cafe
pha chế kiểu này thì bò uống cũng chết nói gì con người. Vậy mà kiểm
tra các thông số an toàn vệ sinh thực phẩm đều tốt hết. Mấy đoàn kiểm
tra này chắc là đến chỗ lấy phong bì, ăn nhậu xong rồi về cơ quan hợp
thức hóa giấy tờ kiểm tra thôi chứ có kiểm tra mẹ gì đâu. Mấy thằng này
đuổi việc hết cho rồi. Tốn tiền nhà nước toàn 1 lũ ăn hại.........
Tân
Lúc
trước ngày nào cũng đi ngang con đường này, mùi cafe rang thơm lừng.
Nay đọc mới biết là "cà phê" dởm. Chắc mình cũng bỏ uống cà phê luôn.
Đối với những cơ sở làm cà phê dởm, phải phạt nặng thật là nặng mới
được. Có như vậy, người ta mới không dám làm nữa.
Vinh Hưng
Hèn
chi ở các vùng quê đồng bằng sông CL, ly cà phê ở quán cóc có 3-4-5-6
ngàn!!! mà vẫn đậm đen, mùi hắc ...Nhà tôi cũng có bán quán, giá giao đủ
loại ...Thử xét luôn mấy tay chạy 2 bánh giao khắp thôn cùng ngõ hẻm
luôn coi?! Toàn là loại bột....Báo đăng cho có phóng sự, đợi xét nghiệm,
xử lý đuợc hết ...thì sẽ hoan nghinh vào năm...2212!
Hà
Là
tín đồ của cafe giáo, từ vụ này, đề nghị các cơ quan chức
năng trên cả nước phải tiến hành kiểm tra ngay các cơ ở chế
biến cà phê trên địa bàn nhằm không để thứ cà phê độc hại này
trải đều trên các tiệm cà phê.
tăng thanh thảo
Mang tụi này nhốt hết trong cũi sắt. Sao mà ác thế.
Nguyễn Thị Hoàn
Kinh
hãi.Đến cà phê mà người tiêu dùng cũng bị đầu độc bởi hóa chất độc hại
nữa thì không biết phải nói gì nữa đây hỡi ngành chức năng? Tại sao một
xưởng cà phê lớn như thế, hoạt động rầm rộ như thế mà cơ quan chức năng
lẫn chính quyền địa phương không phát hiện ra? Hay họ biết nhưng cố tình
làm ngơ để đến khi báo chí phanh phui ra thì mới đến kiểm tra, xử lý
cho có lệ?
Yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm những cơ sở bất lương, lừa đảo
này để làm gương cho những kẻ khác. Rất mong báo Thanh Niên tiếp tục
khui ra những kẻ làm ăn gian dối, lừa đảo như thế này để người tiêu dùng
chúng tôi không bị chết oan bởi sự tàn ác của những kẻ vì đồng tiền mà
bất chấp cả đạo đức kinh doanh.
tom celica
bắt cho đi cải tạo hết !!!!
Lê Bá Thạnh
Sản xuất cafe giả đánh lừa người tiêu dùng,ảnh hưởng đến sức khỏe là một hành vi đáng lên án,cần phải truy tố trước pháp luật.
VuManh
Hệ
thống quản lý của chúng ta có rất nhiều cấp , nếu mà ai cũng làm đúng
trách nhiệm của mình thì ko có gì là khó chứ nói gì ko thể. Quản lý yếu
kém ,người dân hoang mang, khi sự việc xảy ra chỉ biết đi giải quyết hậu
quả, ko biết phòng ngừa.
Phong
Không
chỉ các chủ cơ sở cafe đểu này phải chịu trách nhiệm, phải bị phạt
nặng, mà cả công nhân ở đây cũng phải chịu trách nhiệm. Công nhân ở đây
là những người trực tiếp làm hàng giả, sản xuất thực phẩm độc hại, và họ
biết rất rõ điều đó nên họ phải chịu trách nhiệm (và ngay cả khi công
nhân không biết những sản phẩm đó là có hại thì theo luật, họ cũng phải
chịu trách nhiệm). Phải trừng trị tất cả những người này: chủ cơ sở sản
xuất cafe rởm, người đặt hàng, công nhân chế biến cafe rởm, nhân viên
phục vụ trong các quán bán cafe rởm thì mới mong tệ nạn này giảm đi
được.
nhi
Những
doanh nghiệp làm ăn chân chính chỉ có ....đường sạt nghiệp ! Báo phản
ánh quá rõ ràng , không biết bình luận thế nào khi các ( doanh nghiệp )
cà phê này tồn tại ở địa phương ? bắt đầu từ nay trở đi cả gia đình phải
bỏ uống cà phê không có thương hiệu và xuất xứ . Vì lợi nhuận mà hại
sức khỏe mọi người , quá nhẫn tâm . Đề nghị cơ quan pháp luật khởi tố vụ
án .
long tran van
Những
việc thuộc về "chức năng" của Cơ quan chuyên ngành làm việc do dân đóng
thuế trả lương nhưng hầu hết là chỉ "thanh tra" sau khi có phản ánh của
Báo, đài, nhân dân. Nếu phải qui trách nhiệm thì trong vụ này ai sẽ
phải "chịu", vì cứ hỏi đến là "3 không" hoài, nhưng Cán bộ liên quan thì
ngày càng "giàu" dễ sợ ?
Nguyen van thu, P,Binh Trung Dong, q2
Rõ
ràng Cafe là chuyện cũ rồi, tại sao cơ quan chức năng bây giờ mới kiểm
tra. Một người ít học cũng có thể hiểu giá Cafe mà các cơ sở bán ra hiện
nay là 50 nghìn 60 nghìn thì không thể có Cafe thật được. Vậy tại sao
cơ Quan chức năng không vào cuộc để tuyên chuyền và ngăn chặn chuyện này
để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, như vậy thì mới đáng bàn nếu không sẽ
lại chìm xuồng mất thời gian vô ích.
Pham Nho, Tp Biên Hòa
Vậy
sao các cơ quan chức năng không đến để dẹp đi? Chứ để như thế thì có
đúng với câu "an tòan thực phẩm" cho người tiêu dùng không? mà đã có
Luật rồi.
minhdung - TPHCM
Nếu
không kiểm soát được các kiểu sản xuất, chế biến , pha chế vô tội vạ
này , mặc kệ nó tất cả chỉ vì tiền thì nguy cơ ung thư lan tràn là hiển
nhiên.
Nghệ An
Thật
đau buồn cho Thượng Đế. Chúng ta trả lương cho lực lượng quản
lý thị trường, ban vệ sinh an toàn thực phẩm....để làm độc tố
???? Không có gì là không thể...
Hoàng, Đồng Nai
Rất
cám ơn Báo Thanh Niên đã đăng bài này. Nếu không tôi còn phải uống bao
nhiêu ly cà phê "đểu" này. Việt Nam chúng ta là cường quốc cà phê chứ
không thiếu mà để những kẻ kinh doanh bất lương này "phá bỉnh" gây tổn
hại uy tín thương hiệu cà phê uy tín của Việt Nam.
tr123
Tôi
đã từng thấy 1 điểm pha chế cafê như báo đã đưa tin, tại xã Thới Tam
Thôn, huyện Hóc môn, cặp với con kênh Trần Văn Cơ do 1 người Nghệ An làm
chủ từ đường Nguyễn Ảnh Thủ đi vào khoảng 200m... rất mong cơ quan chức
năng làm rõ.
nguyễn hào quang, buôn ma thuột, đăk lak
Cách
phân biệt cũng không khó. Thực tế trong cà phê luôn có tỉ lệ nhất định
tinh bột được lấy từ bắp hoặc bơ hoặc đậu nành. Việc làm cà phê giả thì
có từ lâu, chỉ cần bột đậu nành và phẩm màu và hương nhân tạo thì có thể
tạo ra cà phê. Việc phân biệt bằng mắt thường không dễ. Nhưng khi pha
cà phê, nếu là cà phê giả hoặc tỉ lệ tinh bột (từ bắp, đậu .....) cao
thì cà phê sẽ không thể nào chảy được hoặc chảy rất lâu, có khi 30' cũng
chưa xong (vì tinh bột sẽ nở khi gặp nước nóng nên bịt các lỗ của
phin). Mặt khác trên phin cà phê sẽ sánh màu tinh bột và có nhiều hạt li
ti đọng lại. màu cà phê không đen tuyền mà đục. Khi để khô, trên phin
cà phê chúng ta sẽ thấy rất rõ bằng mắt thường. Một vài kinh nghiệm chia
sẻ.
Nguyễn Bức Xúc, An Giang
Nam mô A Di Đà Phật Cho tôi niệm Phật trước mới nói.
Làm ăn như vậy là quá rõ ràng, không biết các ngành chức năng nghĩ sao đây. Nói thật bây giờ mà muốn kiếm 1 ly cà phê nguyên chất uống thì đợi kiếp sau. Rủ nhau uống cà phê, có người còn ghiền chịu không nổi hóa ra toàn ghiền mấy cái thứ không phải cà phê.
Mong Thanh Niên làm cho tận gốc dẹp cho sạch, lấy nước lau sàn lau cho bóng luôn Thanh Niên. Tôi bức xúc nên viết cho mấy anh đọc chứ bài này không bao giờ được đăng.
Làm ăn như vậy là quá rõ ràng, không biết các ngành chức năng nghĩ sao đây. Nói thật bây giờ mà muốn kiếm 1 ly cà phê nguyên chất uống thì đợi kiếp sau. Rủ nhau uống cà phê, có người còn ghiền chịu không nổi hóa ra toàn ghiền mấy cái thứ không phải cà phê.
Mong Thanh Niên làm cho tận gốc dẹp cho sạch, lấy nước lau sàn lau cho bóng luôn Thanh Niên. Tôi bức xúc nên viết cho mấy anh đọc chứ bài này không bao giờ được đăng.
Phan Đông Thái, Đồng Nai
Vì
đang còn tiếp nên các thông tin mới chỉ là đoạn đầu. Tuy thế quả là quá
hãi hùng. Tôi rất cảm ơn Thanh Niên và lấy làm cảm phục các PV Đàm Huy -
Thanh Tùng , mong các anh phanh phui cho đến tận cùng sự thật ghê tởm
này. Sự thật này không phải giờ mới diễn ra, cũng xưa lắm rồi nhưng các
nhà quản lý, chính quyền đã làm ngơ . Thật lạ và tai hại ! Có lẽ cũng
nhiều lắm người đã dùng nó vì mỗi ngày có đến hàng tấn xuất xưởng chỉ
mới ở 1 cơ sở, còn bao nhiêu cơ sở làm ăn kiểu này ! Chỉ có trời mới
biết ! Hãy để cho "cà phê một mình", " ly cà phê Ban mê"... đừng quá
đắng mà không khéo đã nát lòng biết bao người !
Bình - TPHCM
Thật
ra đây không phải là vấn đề gì mới mẻ, hầu như tấc cả các thương hiệu
cafe nhỏ lẻ đều dùng cách này, họ không chỉ là dùng đậu nành mà còn trộn
nhiều phụ gia khác, như là vỏ cau, bắp, vỏ cà phê ... Nếu bạn một lần
thấy cách người ta chế biến cafe thì bạn sẽ biết rằng cái mà bạn đang
uống hằng ngày là " rác ", chứ không phải là cà phê nguyên chất. Tôi rất
hoan nghênh bài báo này, hãy làm cho xã hội chúng ta trong sạch và vững
mạnh hơn. Thanks
hung (BRVT)
king..kinh khung
hanh
phải phạt thật nặng vào mới đủ súc răng đe, nếu chúng ta cứ phạt hành chính thì đâu lại vào đấy thôi.
ngô minh dung - Hà Nội
bộ
máy cán bộ xã phường ta đông (254 đến 500 cán bộ 1 xã- như ở Thanh Hóa
vừa rồi) mà vẫn để cho các cơ sở tư nhân làm liều qua mặt bao năm và sản
xuất cà phê đểu thì thạt hết biết..trách nhiệm của các cán bộ
này...thật đáng khen cho những phóng viên đã điều tra ra cách chế biến
ca phê độc hại này để cảnh báo công luận và cơ quan chức năng.
Hoàng, Đồng Nai
Phải thanh tra xử lý triệt để những cơ sở kinh doanh bất chính này gây mất uy tín thương hiệu cà phê của Việt Nam chúng ta.
Lê Dân
Qui mô sản xuất cở này chính quyền địa phương biết, cơ quan chức năng biết nhưng vẫn tồn tại. Hay thật
Dậu
Ngay
cả những hãng lớn cũng ấp a ấp úng về công thức và thành phần nguyên
liệu, tinh dầu trên bao bì sản phẩm, thì làm sao mà kỳ vọng các cơ sở
nhỏ nầy không ăn theo? Cà phê "đểu" đã trở thành văn hóa, thành "gu" của
người Việt hàng chục năm nay. Đánh các cơ sở nhỏ nầy chỉ là mới nhổ sợi
lông chứ không phải là giải pháp căn cơ.
Hồ Lê Song Thư, Cần Thơ
Cảm
ơn Báo Thanh Niên đã điều tra vụ việc này. Có lẽ đây là 1 cơ sở nhỏ
trong rất nhiều những cơ sở sở khác, mong quý báo tìm hiểu thêm. Có
nhiều vấn đề được đã được đề cập rồi như nước uống đóng chai, trà sữa,
nước đã tinh khiết,.... nhưng vẫn chưa có động tĩnh gì. Các anh chị
phóng viên cũng đã và đang nỗ lực đây...
HueNguyen.HCM
Phải công nhận các anh chị phóng viên Báo Thanh Niên thật dũng cảm, tuyệt vời. Độc giả chúng tôi ngưỡng mộ lắm.
Quốc Hoàng - Đồng Nai
Cần
xử lý thật nặng và chế tài những cơ sơ sản xuất "cà phê đểu" này để bảo
vệ những người trồng cà phê và sản xuất cà phê chân chính đã đưa thương
hiệu cà phê Việt Nam nổi tiếng thế giới.
Hai
Nên
tử hình bọn đầu độc và giết người này đi. Uống cà phê kiểu này thì bị
ung thư rồi chết sớm là cái chắc. Bắt nhốt bọn nó không sợ đâu.
ngo thuong thuong - Q.10
Bạn
ơi, Có nơi người ta còn dùng thuốc Quinine tạo vị đắng cafe, mua hương
liệu ở chợ Kim Biên để tạo mùi cafe....hầu đạt nhiều lợi nhuận
Nguyễn Chính Hùng - Bình Dương
Người Việt tự giết người Việt như vậy thì quốc gia rất khó bảo toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét