Trong những năm qua, trong
khi các quốc gia phát triển như Mỹ, các nước châu Âu đang cố thoát khỏi
vòng xoáy khủng hoảng thì Trung Quốc đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ,
vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Điều đáng nói là cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế vượt bậc của Trung Quốc, sự bất bình đẳng cũng ngày càng
gia tăng và bất ổn xã hội cũng diễn ra thường xuyên hơn. Ước tính sơ bộ
có tới khoảng 500 cuộc biểu tình, phản đối diễn ra mỗi ngày trên khắp
đất nước này, cho thấy người dân ngày càng không hạnh phúc với cuộc sống
của họ.
Tại Trung Quốc, tiền bạc không đi liền với hạnh phúc
Một cuộc nghiên cứu mớiđây do Richard Easterlin của Đại học Nam California (Mỹ), một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu về hạnh phúc chủ trì, đã theo dõi mức độ hài lòng của một bộ phận người dân sống ở thành thị Trung Quốc trong giai đoạn 1990-2010, thời kỳ mà sản lượng và mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng ít nhất gấp 4 lần. Báo cáo đã không tìm thấy một sự tăng lên đáng chú ý nào trong mức độ hài lòng về cuộc sống trong suốt giai đoạn tăng trưởng kinh tế nói trên.
Số tiền bảo hiểm chi sẽ không đủ nếu bị bệnh nặng hoặc bị thương
Một nghiên cứu khác do Giáo sư Xã hội học Martin Whyte của Đại học
Harvard thực hiện, đã chỉ ra những nguyên nhân khiến cho nhiều người dân
Trung Quốc không hạnh phúc. Đó là khoảng cách giàu nghèo và bất công,
thủ tục rườm rà, lạm dụng quyền hành và thiếu nguồn lực. Hầu hết các lao
động nhập cư là minh chứng cho điều ông Whyte nói. Năm ngoái, Lei
Pengcai, 61 tuổi, đã rời bỏ thị trấn nhỏ ở tỉnh Hồ Nam lên Bắc Kinh kiếm
sống. Ông xin rửa chén trong một nhà hàng với mức lương hàng tháng là
1.400 nhân dân tệ (khoảng 220 USD), phần lớn số tiền kiếm được ông gửi
về nhà để nuôi vợ con. Ông Lee thừa nhận, chênh lệch quá xa về thu nhập
là một thực tế tại đây và đó là một trong những điều khiến ông không
vui.
Martin White cho rằng khoảng cách giàu nghèo và bất công là nguyên nhân khiến nhiều người dân Trung Quốc không hạnh phúc
Khi được hỏi về những điều khiến ông
hài lòng hoặc không hài lòng về cuộc sống ở đây, ông Lee cho biết ông
hài lòng về việc giảm thuế nông nghiệp trong 10 năm qua và không quan
tâm mấy đến việc giá cả hàng hóa tăng lên. Nhưng điều khiến ông lo lắng
là dù chế độ chăm sóc y tế về cơ bản là khá đầy đủ, nhưng số tiền bảo
hiểm chi sẽ không đủ nếu bị bệnh nặng hoặc bị thương. Ông Lee không quên
nhấn mạnh, điều khiến ông rất không hài lòng là nạn tham nhũng.
Rõ ràng, việc cho rằng chỉ cần mang lại
sự giàu có là có thể khiến người ta hạnh phúc là lối suy nghĩ sai lầm.
Cái họ cần còn là sự đối xử công bằng, được trao nguồn lực và cơ hội
ngang nhau.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Việt Nam trở thành “quốc gia hạnh phúc” như thế nào?
Theo báo cáo của tổ chức New
Economics Foundation (NEF), Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chỉ
số hành tinh hạnh phúc (HPI) cao thứ 2. Vậy chỉ số này có ý nghĩa như
thế nào?
Công thức tính mà NEF đưa ra như sau: HPI = (chỉ số hài lòng cuộc sống x tuổi thọ trung bình)/ chỉ số dấu ấn sinh thái (EF).
Để đo lường độ hài lòng cuộc sống, NEF sử dụng các câu hỏi khảo sát của tổ chức thăm dò uy tín Gallup, người tham gia sẽ đưa ra câu trả lời định lượng trong thang điểm 0 (tệ nhất) đến 10 (tốt nhất). Chỉ số này của Việt Nam là 5,8/10. Với hai chỉ số còn lại, NEF sử dụng số liệu từ Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2011 (tuổi thọ trung bình) và của tổ chức Global Footprint Network năm 2012 (chỉ số EF).
Để đo lường độ hài lòng cuộc sống, NEF sử dụng các câu hỏi khảo sát của tổ chức thăm dò uy tín Gallup, người tham gia sẽ đưa ra câu trả lời định lượng trong thang điểm 0 (tệ nhất) đến 10 (tốt nhất). Chỉ số này của Việt Nam là 5,8/10. Với hai chỉ số còn lại, NEF sử dụng số liệu từ Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2011 (tuổi thọ trung bình) và của tổ chức Global Footprint Network năm 2012 (chỉ số EF).
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc cao thứ 2 - Ảnh minh họa
Đặt trong bối cảnh Việt Nam (EF 1,4) là nước đang phát triển, sự khai thác môi trường chưa thực sự đậm đặc như các nước công nghiệp, đồng thời sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, chất lượng sống và sức khoẻ người dân được cải thiện nên có thứ hạng cao. Trong hai bảng xếp hạng năm 2006 và 2009, chỉ số HPI của Việt Nam lần lượt đứng thứ 12 và 5.
Điều đáng nói là hai chỉ số tuổi thọ và độ hài lòng bị chi phối bởi bất bình đẳng trong xã hội. Về lý thuyết, vẫn có khả năng hai quốc gia có cùng định lượng về tuổi thọ và mức hài lòng. Hơn nữa, yếu tố thoả mãn cuộc sống và tuổi thọ của một nước chắc chắn bị ảnh hưởng bởi phân phối thu nhập. Một phần thưởng 5.000 USD sẽ khiến những người chỉ thu nhập 10.000 USD/năm có sự phấn chấn và tuổi thọ khác những người kiếm được 100.000 USD/năm. Cho nên ai cũng sẽ nghĩ là thu nhập càng nhiều thì kết quả hài lòng cuộc sống và tuổi thọ sẽ cao hơn.
Trong bảng xếp hạng HPI 2012, NEF thực hiện bảng xếp hạng riêng để nghiên cứu cả sự bất bình đẳng từ hai yếu tố thoả mãn cuộc sống và tuổi thọ, chứ không phải là thu nhập.
Qua đó, có thể thấy khái niệm “hạnh phúc” của chỉ số HPI hướng đến một cuộc sống hài hoà với môi trường tự nhiên, đo lường những yếu tố quan trọng để theo dõi các quốc gia đang thực hiện tốt tới đâu trong việc xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho người dân của mình mà vẫn bảo đảm điều này tiếp diễn trong tương lai.
Trong một chừng mực nào đó, chỉ số HPI có ý nghĩa cảnh báo các quốc gia về yếu tố quan trọng của môi trường. Xem xét tổng quan bảng xếp hạng sẽ thấy cho dù là nước có thu nhập cao hay thu nhập thấp đều đang đối mặt với thách thức chung về môi trường. Nếu chỉ chăm chăm phát triển công nghiệp mà đánh đổi bằng hệ sinh thái suy yếu dần, tài nguyên cạn kiệt thì cuộc sống hạnh phúc đó không thể bền vững.
Theo SGTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét